Người chọn nghề hay nghề chọn người? (nguồn: VietinBank)
Nhiều bạn chia sẻ rằng trong quá trình tìm hiểu về ngành nghề cho mình, họ được khá nhiều lời khuyên từ các anh chị đi trước: “Nghề chọn người chứ người không chọn nghề”. Lời khuyên này đã làm không ít bạn nản lòng, buồn và lo lắng.
Vậy quan điểm này có đúng không? Chẳng lẽ cứ chọn đại rồi sau này đến đâu hay đến đó? Điều này là một sự phí phạm: tiền đầu tư vào ngành học, thời gian học và công sức bỏ ra mà không lấy lại được.
Trên thực tế, nhiều người chỉ tìm được công việc phù hợp với mình sau nhiều trải nghiệm, học hỏi, vấp ngã, va chạm.
Những công việc trước là tiền đề để hình thành kỹ năng, tính cách, phong thái phù hợp cho những công việc sau. Hiện nay, tình trạng làm trái ngành không hề xa lạ. Nhiều người thành công ở những lĩnh vực không phải chuyên ngành học.
Nghề nghiệp (nguồn: giúp việc nhà Tâm Đức)
Ở nước ta, một người thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, mong đợi của cha mẹ, phong trào của xã hội, nền kinh tế, vv... khi họ chọn nghề. Do đó, những người này không thể chọn nghề nghiệp phù hợp.
Tuy nhiên, công việc đầu tiên không phải là công việc cuối cùng của bạn. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng khi không làm được đúng ngành học.
Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, công việc mới được tạo ra mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên chú tâm đến những kĩ năng mà công việc đòi hỏi, rồi nối chúng với những kĩ năng bạn có sẵn hơn là tập trung vào “tên nghề”.
Nghề nghiệp (nguồn: FreelancerViet)
Đừng để chỉ nhà tuyển dụng là người có quyền lựa chọn, bạn cũng có thể chọn lựa nhà tuyển dụng. Bằng cách hiểu rõ thế mạnh của mình, xác định bản thân mong muốn làm việc môi trường nào, bạn sẽ lọc được danh sách công việc mà bạn có cơ hội trúng tuyển.
Nhà tuyển dụng sẽ chỉ tuyển người phù hợp nhất, có những kỹ năng mà họ cần nhất. Nếu bạn chỉ nằm trong mức khá của kỹ năng họ cần, làm sao bạn có thể vượt qua hàng trăm ứng viên giỏi khác?
Nghề nghiêp (nguồn: Mạng Việc Làm)
Thay vì nộp hàng trăm hồ sơ xin việc, bạn hãy chọn những nhà tuyển dụng mà có yêu cầu công việc phù hợp với khả năng của bạn khoảng 70% trở lên và chuẩn bị thật kỹ để đi phỏng vấn. Có như vậy thì dù chỉ nộp 2-3 chỗ, khả năng trúng tuyển của bạn vẫn cao hơn.
Hãy bắt đầu chăm chút hồ sơ của mình bằng các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện, hay giúp đỡ kinh tế gia đình. Đây là cơ hội để bạn hiểu rõ về mình hơn và xây dựng một mạng lưới xã hội tốt chuẩn bị cho công việc sau này.
Hi vọng bài viết của Edu2Review có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi: “ Nghề chọn người hay người chọn nghề?”
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Quỳnh My tổng hợp
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam