Những rủi ro từ việc làm thêm sinh viên | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những rủi ro từ việc làm thêm sinh viên

      Những rủi ro từ việc làm thêm sinh viên

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Sinh viên mới bước vào đời dễ gặp phải những rủi ro khó lường trên con đường tìm kiếm việc làm. Dưới đây là những cạm bẫy sinh viên thường mắc phải mà Edu2Review tổng hợp được.

      Làm thêm kiếm tiền đang là một xu hướng của sinh viên hiện nay (Nguồn: kenh14)

      Việc sinh viên tìm cho mình những công việc part-time hoặc freelance hiện nay đang trở thành một xu hướng chung, một phần để giúp đỡ cha mẹ chi trả cho những sinh hoạt phí của bản thân, phần vì muốn tìm thêm cho mình một số kinh nghiệm, sự cọ xát, va chạm với cuộc sống.

      Tuy nhiên, chẳng có con đường nào rải toàn hoa thơm, cỏ lạ. Xung quanh mong muốn xuất phát từ ý nghĩ tích cực của các bạn sinh viên, luôn có những cạm bẫy chết người chờ các bạn.

      Sinh viên - lao động rẻ, dễ bóc lột?

      Một trong những vấn đề mà các bạn sinh viên rất có thể sẽ gặp phải đó chính là sự ngược đãi từ chủ. Các bạn sinh viên, đặc biệt là ở những nơi khác đến học, thân cô thế cô rất dễ bị ngược đãi từ người chủ của mình mà không có sự phản kháng hoặc phản kháng yếu ớt.

      Chuyện sinh viên bị bùng tiền lương, ăn chặn tiền lương bằng nhiều cách như bị trì hoãn việc trả lương, bị khấu trừ lương vào những khoản vô lý không đáng có không phải là chuyện hiếm thấy. Thậm chí gần đây trên các trang mạng xã hội, hình ảnh, thông tin về sinh viên làm thêm quần quật cả tháng nhưng tới cuối tháng chỉ nhận được một khoản lương là một, hai trăm vì bị trừ những khoản như: làm rơi đồ, bảo quản đồ không cẩn thận, đi làm trễ,… đã gây bức xúc cho cư dân mạng.

      Tìm kiếm đánh giá công việc từ người khác cũng là một cách tốt để tìm những công việc uy tín
      Tìm kiếm đánh giá công việc từ người khác cũng là một cách tốt để tìm những công việc uy tín (Nguồn: youtube)

      Bên cạnh đó, sinh viên đi làm thêm còn dễ gặp phải tình trạng bị các ông chủ bóc lột sức lao động bằng cách sai vặt nhiều công việc khác mà không hề có trong mô tả công việc khi đến xin việc, và tất nhiên, không hề được nhận thêm bất kỳ một khoản tiền lương nào. Đơn cử như có nhiều nhân viên bồi bàn phải kiêm luôn việc rửa chén, bát, pha chế đồ uống chỉ vì ông chủ muốn tiết kiệm tiền thuê nhân công!

      Công ty ma - những cái bẫy được ngụy trang hoàn hảo

      Bẫy lừa đảo từ các công ty ma là một vấn đề hết sức nhức nhối trong suốt khoảng thời gian vừa qua.

      Các trang, nhóm tìm kiếm việc làm thêm, xin việc có không ít những thông tin tuyển dụng không rõ nội dung công việc, thời gian, địa điểm. Thay vào đó chỉ là những con số về mức lương khá cao kèm theo một dòng cam kết “công việc nhàn hạ, không cần làm gì nhiều” đã dễ dàng đưa nhiều sinh viên trẻ người non dạ, thiếu tư duy phản biện, thiếu kinh nghiệm sống vào tròng và làm các sinh viên phải lao đao, khốn khổ.

      Sinh viên cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ về công ty trước khi nộp đơn
      Sinh viên cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ về công ty trước khi nộp đơn làm việc (Nguồn: ballymunjobcenter)

      Các công việc như thế này thường sẽ có địa chỉ phỏng vấn không rõ ràng, tìm kiếm thông tin trên mạng không có hoặc rất ít, khi đến sẽ bị yêu cầu đóng một khoản tiền thế chân cho đủ loại chi phí trên đời như phí đồng phục, phí bảo hiểm, phí thế chân,… Nếu bạn lỡ dại nhắm mắt trao tiền thì xin chúc mừng, bạn đã là nạn nhân tiếp theo của nhãn hàng lừa đảo nọ.

      Bạn Y.N, nạn nhân của một công ty ma kể lại: “Em đăng ký vào làm công việc bán sữa bắp thời vụ. Họ hẹn em 2h chiều đến phỏng vấn, nhưng chỉ 8h sáng là đã gọi hối thúc tới. Em được đưa cho nói chuyện tới 4, 5 người. Khi tới nơi, hóa ra đó chỉ là địa chỉ “gặp mặt”, sau đó có một người ra đón em đi vào công ty tận trong hẻm sâu. Khi tới nơi, em thấy rất là nhiều người ăn mặc lịch sự, đứng xếp hàng dài. Lúc vào bàn phỏng vấn với một chị, chị ta lại mô tả công việc là bán thảo dược, mỹ phẩm và bắt em đóng trước 160.000đ tiền đồng phục.

      Đa cấp - lừa đảo có quy mô

      Mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng ở Việt Nam đang ngày càng lộng hành và làm không ít sinh viên phải khốn đốn. Các bạn sinh viên được mời mọc, giới thiệu để tham dự vào các hội thảo. Các hội thảo này thường được giới thiệu bằng những cái tên hết sức mỹ miều về cách để trở nên giàu có, thành công mà không mất nhiều sức lực.


      Mô hình kinh doanh đa cấp đang dần hủy hoại các bạn sinh viên mắc bẫy (Nguồn: medium)

      Đến với các hội thảo, các bạn sinh viên được giới thiệu những cơ hội đầu tư 1 lời 100, 1000,… trong một khoảng thời gian ngắn mà không phải làm gì. Thích thú và mờ mắt trước cơ hội đầu tư hiếm có, các bạn sinh viên đóng một khoản tiền không nhỏ vào để chờ nó tự tăng lên rồi trở nên giàu có, hoặc được nhận lại một sản phẩm không tương xứng với số tiền mình đã bỏ ra và phải đem đi bán để lấy lại vốn.

      Nếu bạn không mang theo tiền bên mình? Không sao, các đa cấp viên giỏi thuyết phục này sẽ giúp bạn cầm cố chứng minh nhân dân, bằng lái xe, cà vẹt xe hoặc thậm chí chở bạn ra tiệm cầm đồ gần đó để “giúp” bạn có tiền đóng ngay tức khắc.

      Giải pháp nào cho sinh viên

      Các bạn sinh viên với những mong muốn trải nghiệm, kiếm tiền cháy bỏng là không sai, nhưng cần phải có một cái đầu lạnh, khôn ngoan để xử lý thông tin trong mọi tình huống.


      Sinh viên cần khôn ngoan trong việc tìm kiếm công việc (Nguồn: Edu2Review)

      Một công việc tốt là một công việc có đầy đủ thông tin mô tả, thời gian, địa điểm, yêu cầu, quyền lợi. Trước khi đến phỏng vấn, sinh viên nên tìm kiếm thử địa chỉ của công ty đó trên mạng để xem độ xác thực của địa chỉ và công việc.

      Ngoài ra, điều tối quan trọng, không được đóng trước một khoản phí nào vì bất cứ lý do gì nếu chưa làm việc. Ở các công ty đáng tin cậy, nếu phải đóng một khoản phí bắt buộc gì, họ thường sẽ ghim một phần và trừ vào các tháng lương của nhân viên, chứ không thu trước như vậy.

      Điều cuối cùng, các bạn sinh viên phải tự trang bị lấy cho mình kiến thức, bản lĩnh nhất định để đối phó với mọi tình huống xảy ra. Chúc các bạn thành công!

      Trên đây là những rủi ro từ những việc làm thêm của sinh viên. Bạn đã từng gặp những trường hợp nào tương tự như vậy chưa? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

      Văn Nam

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Mẹo tìm kiếm việc làm

      06/02/2020

      Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng không biết tìm ở đâu? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu ...

      Kiến Thức

      Mẹo giúp bạn trẻ cân bằng giữa việc học và việc làm thêm

      06/02/2020

      Đại học là quãng thời gian sinh viên bận rộn với nhiều hoạt động từ việc học đến việc làm thêm. ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...