Những việc cần làm trong khi chờ kết quả phỏng vấn | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Những việc cần làm trong khi chờ kết quả phỏng vấn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Sau khi phỏng vấn thì việc chờ đợi kết quả sẽ dễ khiến bạn trở nên căng thẳng và hồi hợp. Đừng lo lắng, 8 việc sau đây sẽ khiến thời gian chờ đợi kết quả của bạn không bị lãng phí.

      1. Đánh giá lại buổi phỏng vấn

      Bạn nên thử xem xét lại mình đã thể hiện được những gì trong cuộc phỏng vấn đó. Xác định những kinh nghiệm rút ra cho bản thân. Có thể bây giờ bạn có thời gian nghĩ lại về những câu trả lời cũng đừng tự trách vì sao lúc ấy mình lại trả lời như thế mà hãy nhớ rằng dẫu không đạt kết quả như mong muốn thì mình cũng có được thêm kinh nghiệm, người ta vẫn thường nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà.


      2. Viết thư cảm ơn

      Cách để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là gửi thư cảm ơn họ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Trong thư, bạn nên cảm ơn vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho bạn, đồng thời thể hiện mong muốn có cơ hội làm việc với công ty. Bạn cũng có thể đề cập những yếu tồ quan trọng mà bạn chưa thể hiện ở buổi phỏng vấn trong thư này. Lời cảm ơn nên gửi đến nhà tuyển dụng trong vòng 24h sau buổi phỏng vấn.

      thư cám ơn

      Thư cám ơn cũng là một điều hay ghi dấu ấn cho nhà tuyển dụng

      3. Hãy đúng hẹn

      Trong buổi phỏng vấn, nếu có hứa hẹn với nhà tuyển dụng về việc gửi tài liệu, ý tưởng hay danh sách công việc đã từng làm vào ngày hôm sau, nhất định bạn phải giữ lời và đúng hẹn. Đó cũng là cách thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp và điều quan trọng mà bất cứ bài học về kỹ năng phỏng vấn xin việc nào cũng đề cập đến.


      4. Biết khi nào cần chờ đợi

      Nếu họ yêu cầu bạn chờ điện thoại trong một tuần thì trong thời gian ấy bạn cần kiên nhẫn chờ đợi đừng sốt ruột mà gọi điện giục giã.

      5. Tiếp tục tìm hiểu về công ty

      Bạn cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo bằng cách nghiên cứu sâu thêm về công ty, từ cơ cấu tổ chức đến hoạt động cụ thể, nguồn thu chính... để chắc chắn có những thông tin mới hơn nếu tiếp tục được gọi. Bạn cũng cần suy nghĩ câu hỏi bổ sung nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi thêm trong buổi gặp tiếp theo. Những hành động này cho thấy bạn không ngừng quan tâm đến công ty kể cả khi cuộc phỏng vấn đã kết thúc mà chưa có kết quả cụ thể.

      tìm kiếm thông tin

      Tìm hiều kỹ về công ty là điều cần thiết cho bất cứ cuộc phỏng vấn nào

      6. Tìm động lực bên ngoài

      Các mối quan hệ đóng vai trò đáng kể trong quá trình tìm việc. Vì vậy, khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu bạn có người quen có thể tác động tới người phỏng vấn thì hãy gọi ngay cho họ, nhờ người ta nói thêm vài lời tốt đẹp về bạn.


      7. Lịch sự dù không trúng tuyển

      Nếu chẳng may bạn bị từ chối hãy vui vẻ chấp nhận và gửi một thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt với các ứng cử viên bị từ chối khác và biết đâu lần sau họ lại nhớ đến bạn khi có một cái ghế trống nào đó phù hợp với năng lực của bạn.

      Bạn nên nhớ rằng quá trình phỏng vấn là quá trình đối đầu với rất nhiều đối thủ nên thành công hay thất bại vẫn là chuyện thường tình. Nhà tuyển dụng có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn ứng viên, vì vậy không phỏng vấn xin việc thành không có nghĩa là bạn không có năng lực. Mà phải chuẩn bị cho mình tâm lí thất bại, rút ra kinh nghiệm có lợi cho những cuộc phỏng vấn lần sau.


      8. Triển khai kế hoạch B

      plan B

      Thua keo này ta bày keo khác

      Cho dù là bạn có tự tin thế nào, chán nản ra sao, hoặc bất cứ phương pháp nào bạn dùng, thì việc lên kế hoạch B là điều tiên quyết cần làm sau phỏng vấn. Kế hoạch B ở đây là chính là không chông chờ duy nhất vào chỗ bạn đã gửi mà nên rải hồ sơ ứng tuyển ở những nhiều công ty khác. Rõ ràng đây là cách để tăng cơ hội trúng tuyển của bạn tốt nhất.

      Tuy nhiên không ít các bạn học sinh mới ra trường sau một thời gian viết CV và chuẩn bị phỏng vấn đã cảm thấy quá chán nản với việc rải hồ sơ và thế là những bạn ấy chỉ chờ đợi vào CV đã gửi cho đến khi nhận được kết quá báo trượt, các bạn đó mới lại hối hả đi làm hồ sơ xin việc. Điều này là rất lãng phí thời gian, và nó sẽ khiến bạn có nguy cơ cao phải chịu tình cảnh thất nghiệp dài hạn.

      * Mỗi một lựa chọn ​sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Phan Trân sưu tầm

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...