Học viện Nông Nghiệp Việt Nam ( Nguồn: vnua.edu.vn)
Những sinh viên Trâu Quỳ xưa kia của trường Nông nghiệp "không ai biết đến" vượt lên đứng hàng thứ 3 trong bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam. Với những công trình nghiên cứu về cây trồng, lúa gạo và nói chung về nông nghiệp của Học viện đã được cả thế giới biết đến và công nhận, tạo nên một “thương hiệu” của Việt Nam.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ,Nhận ngay Voucher
Edu2Review 1. Bề dày lịch sử
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam là một trường đại học chuyên về nông nghiệp, đóng tại Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 12km.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ Nông Lâm, là 1 trong 3 trường đại học đầu tiên của nước “Việt Nam Dân chủ Công hoà” được thành lập sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, gồm 03 khoa: Nông học, Chăn nuôi -Thú y, Lâm học; có 5 ngành học, gồm: trồng trọt, cơ khí nông nghiệp, chăn nuôi, thú y và lâm nghiệp.
Lịch sử hình thành Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
( Nguồn: vnua.edu.vn)
Hiện nay, trường có 13 Khoa, 9 Phòng ban, 13 Viện và Trung tâm, có 29 chương trình đào tạo đại học, 24 chương trình đào tạo sau đại học. Trường đã được Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2005.
Thành lập Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
( Nguồn: Đài Tiếng nói Việt Nam VOV)
Edu2Review 2. Tầm nhìn học viện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành với chất lượng hàng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực về nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.
Edu2Review 3. Sứ mạng
Là trường trọng điểm quốc gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ngừng phấn đấu đạt chất lượng cao trong đào tạo, khoa học-công nghệ và phục vụ xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam văn minh, giàu, đẹp.
Edu2Review 4. Cựu giảng viên và những cựu sinh viên nổi tiếng thành công vang dội
- Nhà nông học Lương Định Của (1920-1975).
- Nguyễn Công Tạn (1935-2014) - Nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Giảng viên Bộ môn Canh tác;
- Vũ Văn Hiền - Tổng GĐ Đài Tiếng nói Việt Nam, Cựu Sinh viên Lớp Chăn nuôi Khóa 14;[cần dẫn nguồn]
- Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng (1939-2008) - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam;
- Nguyễn Bá Thanh (1953 - 2015) - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Nguyên Trưởng ban nội chính Trung ương.
- Bùi Quang Vinh (sinh năm 1953) - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư[3].
- Phạm Gia Ninh trưởng khoa Thú Y nhiều năm, nổi tiếng trong giới thú y chuyên nghiệp thế giới.[cần dẫn nguồn]
- Vũ Quang Hội, ông cũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh Bitexco, chủ các toà nhà The Manor, The Garden, Tòa nhà Financial Tower...
Cho đến hiện nay, tổng số giảng viên và nhân viên của trường là 1392 người với bề dày kinh nghiệm. Trong đó 738 giảng viên, 01 nhà giáo nhân dân, 27 nhà giáo ưu tú, 8 giáo sư và 85 phó giáo sư, 278 tiến sĩ, 510 thạc sĩ. Cán bộ Ql và nhân viên 658 người.
Edu2Review 5. Thay đổi “ngoạn mục” qua sự đánh giá nhìn nhận của xã hội
Những năm đầu thế kỷ 21, những người kém cạnh gì đó thường hay bị cử vào đại học Nông nghiệp "khỉ ho cò gáy" gần trại tâm thần Trâu Quỳ. Sinh viên sang đó học gọi là dân Trâu Quỳ với vẻ coi thường, không thể sánh với dân Bách Khoa có cổng parabol, Ngoại thương, Ngoại giao toàn con nhà nòi tiếng Anh như gió, hay đại học Tổng hợp (ĐH Quốc gia bây giờ) cổ kính.
Tin đồn nửa thế kỷ vì chả ai biết đại học A giỏi thế nào, đại học B dốt ra sao, cứ "nghe người ta nói" mà hướng cho con vào các nơi nổi tiếng.
Lần đầu tiên ở Việt Nam có vụ xếp hạng các trường đại học vừa công bố hồi đầu tháng 9/2017. Kết quả thật bất ngờ và thú vị. Trong top 10 lại có trường Nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp xứ Trâu Quỳ đứng thứ 3 chỉ sau Đại học Quốc gia Hà Nội (số 1) và "chàng mới nổi" Đại học Tôn Đức Thắng.
Danh sách xếp hạng 49 trường đại học ở Việt Nam
( Nguồn: Vietnamnet.vn)
Có 49 cơ sở giáo dục đại học có đầy đủ số liệu nhất theo bộ chí như: (1) Thước đo về nghiên cứu khoa học dựa trên số liệu là các công trình khoa học xuất bản trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI; (2) Thước đo về giáo dục và đào tạo tập trung đánh giá quy mô, chất lượng sinh viên và đội ngũ giảng dạy; và (3) Thước đo về cơ sở vật chất và quản trị.
Chi tiết các tiêu chí và trọng số tiêu chí được sử dụng để xếp hạng các trường ĐH
( Nguồn: Vietnamnet.vn)
Trong lần xếp hạng này, bộ tiêu chí đi cao hơn một bước là chỉ tính các bài báo khoa học được xuất bản nằm trong danh mục ISI. Thông tin về số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có chất lượng làm thước đo đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của trường và quan trọng là bài báo được bao nhiêu tham khảo bởi các tác giả và tạp chí nổi tiếng khác.
Liên quan đến giống lúa, xem trên website của trường, có tới 10 sáng tạo được công nhận ở tầm quốc gia trong thời gian 2006-2010 mà công lao lớn thuộc về PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm. Một trường có tới 3 người được giải thưởng Kovalevskaia do những sáng tạo về nông nghiệp.
Dạy giỏi và cho ra lò những học sinh giỏi chưa đủ mà các thầy cô phải là những người nghiên cứu và có công trình khoa học cụ thể được thế giới công nhận.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Linh Chi tổng hợp