Tính đến cuối năm 2016, cả nước ta đã có khoảng 300.000 cử nhân thất nghiệp. Về mặt khách quan, đây chính là hệ quả của việc mở trường đại học ồ ạt, sự thay đổi nhanh chóng của thị trường việc làm khiến các trường đại học chưa kịp thích ứng,... Về mặt chủ quan, sinh viên hiện nay phần lớn thiếu kĩ năng mềm, và vì vậy, đã lỡ mất cơ hội nghề nghiệp của mình. Một trong những kĩ năng mềm rất quan trọng thường được nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên là kĩ năng tư duy phản biện. Sau đây, hãy cùng Edu2Review tìm hiểu những cách để mài giũa kĩ năng này nhé.
Kĩ năng tư duy phản biện là gì?
Kĩ năng tư duy phản biện bao gồm việc sử dụng những luận cứ và dẫn chứng phù hợp để bảo vệ quan điểm của mình; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa những luận cứ, kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích, so sánh một cách khách quan, mạch lạc, phù hợp, toàn diện, chặt chẽ, có chiều sâu.
Tại sao cần kĩ năng tư duy phản biện?
Đối với những bạn sinh viên muốn đặt chân tới những trình độ học vấn cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, … thì đây là 1 trong những “tấm vé” hàng đầu giúp bạn thực hiện được ước mơ của mình. Biết tư duy phản biện sẽ giúp bạn tận dụng được những kiến thức “cao siêu” và sử dụng nó cho chính mình.
Không những thế, việc đưa ra quyết định phù hợp trong những tình huống khó khăn sẽ không còn là một trở ngại lớn đối với bạn nữa. Tư duy phản biện cho phép bạn cân nhắc những giải pháp một cách toàn diện thông qua việc so sánh những lợi ích và bất lợi của từng lựa chọn đó để quyết định 1 cách hợp lý nhất.

Một người với óc tư duy phản biện sẽ không dễ bị lừa gạt. Bởi lẽ, khi bạn đã quá quen với việc đào sâu suy nghĩ, đặt nghi vấn và tìm tòi giải pháp thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là thật, và đâu là giả, trong cuộc sống xung quanh mình.
Và một điều quan trọng không kém, đó chính là kĩ năng này giúp bạn tăng giá trị của mình, và dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Một người không chỉ biết cách giải quyết vấn đề, mà còn biết đưa ra giải pháp cho những vấn đề mà chưa ai từng nghĩ tới sẽ luôn là “báu vật” được săn đón bởi nhà tuyển dụng.
Vậy làm sao để mài giũa kĩ năng này?
Có rất nhiều cách để nâng cao óc phản biện của mỗi người, bao gồm:
Sử dụng những câu hỏi cơ bản để giải quyết 1 vấn đề. Ví dụ: Bạn đã biết những gì về vấn đề này? Làm sao bạn biết điều đó? Bạn đang cố chứng minh / phản bác điều gì? Mục đích của việc này là giúp bạn bám sát vào bản chất vấn đề của mình, tránh sa đà vào lối suy nghĩ phức tạp, khiến bạn bị lạc đề.
Hãy thử đặt nghi vấn đối với những giả thuyết được nhiều người công nhận. Phần lớn những bước tiến vĩ đại của nhân loại đến từ những bộ óc đã từng 1 thời đặt câu hỏi trên những gì được cho là đúng thời bấy giờ. Einstein đã từng phản bác giả thuyết của Newton về trọng lực bằng việc cho ra đời thuyết tương đối – 1 giả thuyết được công nhận rộng rãi đến bây giờ.

Trong quá trình sinh sống và phát triển, mỗi người đều tự xây dựng những lối suy nghĩ và định kiến, cảm xúc riêng. Thế nhưng đó lại chính là thứ cản trở việc phát triển của óc tư duy phản biện, làm mất đi tính khách quan trong những quyết định của mình. Do vậy, cần giảm thiểu tối đa những yếu tố nêu trên.Rèn luyện khả năng lật ngược vấn đề. Đây là một cách để bạn đặt nghi vấn cho những giả thuyết của mình.
Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm những tình huống tương tự để tham khảo cách giải quyết của những người khác. Tuy nhiên, cần kiểm tra lại độ xác thực của những thông tin đó (bằng cách tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân tại sao nó tồn tại, ai đã tạo ra thông tin đó), vì nếu không, chúng ta có thể dễ dàng đi đến những quyết định sai lầm đấy nhé.

Không dừng lại ở đó, dù cho bạn có phải đi ngược lại với đám đông, hãy kiên định với ý kiến của mình. Đây là cách giúp bạn trả lời những câu hỏi hóc búa từ những người xung quanh. Nếu Einstein không kiên định, có thể ông đã không đi đến cùng với “thuyết tương đối” – 1 trong những học thuyết vĩ đại nhất của thế kỉ 20.
Đọc thật nhiều sách, tài liệu cùng lĩnh vực của nhiều tác giả khác nhau để có cái nhìn đa chiều, toàn diện, và so sánh quan điểm của họ để tự đưa ra kết luận của riêng mình. Bên cạnh đó, thảo luận vấn đề này với đồng nghiệp hoặc bạn bè, hay những người quan tâm đến vấn đề, sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức, am hiểu về lĩnh vực đó hơn
Kết luận
Tư duy phản biện là một trong những kĩ năng “vàng” cần có để “sống sót” ở môi trường đại học, và là “tấm vé đa năng” giúp bạn đạt được mục tiêu, hay lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng dễ dàng hơn. Và còn rất nhiều những thông tin tuyển dụng hấp dẫn cũng như những “tips” rèn luyện kĩ năng mềm tại Edu2Review, hãy cập nhật thường xuyên để có những thông tin nóng hổi nhất nhé!
Hãy áp dụng Tư duy phản biện cho đợt thực tập này, hãy đến ngay với đại gia đình EBIV!
** CƠ HỘI THỰC TẬP HẤP DẪN**
Bạn đang muốn tìm nơi thực tập tốt nhất?
Bạn đang khát khao trải nghiệm môi trường công sở thực tế?
Bạn quyết tâm có được công việc tốt ngay khi ra trường?
Chương trình QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ CHUYÊN NGHIỆP chính là cơ hội duy nhất của bạn!
>> Chi tiết về Quản Trị Viên Tập Sự
Gởi CV tới: [email protected]
*****
* Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Ngọc Dung (sưu tầm và tổng hợp)
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam