Vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng với 7 câu hỏi kinh điển | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng với 7 câu hỏi kinh điển

      Vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng với 7 câu hỏi kinh điển

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Edu2Review sẽ gợi ý cho bạn 7 câu hỏi kinh điển mà đa phần cuộc phỏng vấn tuyển dụng nào cũng sẽ áp dụng để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất. Cùng kiểm tra xem nhé!

      (Nguồn: Đời sống pháp luật)

      1. Hãy giới thiệu về bản thân

      Một câu hỏi phỏng vấn “mào đầu” cho tất cả mọi buổi tuyển dụng. Đây không chỉ đơn giản họ muốn biết về thông tin cơ bản của bạn, họ có thể đọc điều đó qua sơ yếu lý lịch. Điều chính yếu họ muốn biết là những trải nghiệm về nơi bạn đã từng làm và cả những kỹ năng bạn rút ra được trong quá trình làm việc.

      gioi thieu ban than

      Hãy chọn cho mình cách giới thiệu bản thân thật ấn tượng nhé! (Nguồn: How to make a professional resume and cover letter)

      2. Điểm mạnh/ Điểm yếu của bạn là gì?

      Ở phần này, bạn cần chi tiết về những gì bản thân mình cảm thấy và người khác đánh giá về mình. Đây sẽ là phần bạn ghi điểm mạnh với nhà tuyển dụng vì nó chứng tỏ rằng bạn biết mình là ai, nhận thức được những hạn chế bản thân để có thể khắc phục một cách tốt nhất, từ đó sẽ cho thấy bạn là người có tầm quan sát đối với công việc.

      diem manh va diem yeu

      Tránh nói những điểm yếu có thể gây hại cho công việc mà bạn định ứng tuyển. (Nguồn: Slideshare)

      3. Tại sao bạn muốn làm công việc này?

      Câu hỏi này nhằm mục đích điều tra liệu bạn đã có nghiên cứu kĩ càng về công ty nơi bạn sẽ làm việc của nhà tuyển dụng đối với bạn. Đương nhiên là bạn nên nói tốt về công ty, nhưng đừng quá nịnh hót bằng những câu sáo rỗng mà còn cần thêm bằng chứng, số liệu thực tế mà công ty đã đưa ra trên trang của họ.

      4. Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?

      Câu hỏi “nhạy cảm” này có thể sẽ khiến phần đông người khá bối rối khi gặp phải. “Mình không thích nữa thì mình nghỉ thôi” hay “Chỗ đó làm ăn chả ra sao, tội tình gì phải làm thêm” sẽ bật ra ngay trong đầu bạn nhưng bạn cần tránh những ý nghĩ tiêu cực này vì nó có thể sẽ ảnh hướng khá lớn đến hình tượng của bạn.

      Dù là vấn đề này do phía công ty cũ hay là bạn, khi bạn trả lời ngay bằng những câu này thì ấn tượng về bạn cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng vì trông bạn chả khác gì đang nói xấu công ty cũ, nhà tuyển dụng có thể dè chừng về việc đó.

      Một câu trả lời an toàn cho bạn chính là “vì muốn thử sức công việc mới, môi trường mới”, nhưng bạn vẫn có quyền nêu lên những tiêu cực của môi trường cũ, chỉ khi bạn có thể chỉ ra được đâu là điểm yếu kém trong công việc cũ đó, nếu không thì đúng là bạn chả khác gì một người không biết lượng sức!

      5. Lý do gì để chúng tôi tuyển bạn?

      Một cơ hội tuyệt vời để có thể quảng bá cho bản thân của mình. Bạn nên chọn lọc cho bản thân 3 điểm mạnh khái quát toàn bộ giá trị của bạn, nhưng đồng thời cũng phải làm nổi bật những kinh nghiệm bạn đã có được với công việc bạn đang ứng tuyển đó.

      ly do chung toi tuyen ban

      PR bản thân thật hiệu quả thôi nào! (Nguồn: Nairaland Forum)

      6. Bạn thấy mình như thế nào trong 5 năm tới?

      5 năm tới quả là một tương lai đầy mờ mịt, nhưng nếu bạn đã có định hướng rõ ràng thì việc đó sẽ trở nên dễ dàng để ghi thêm điểm cộng với nhà tuyển dụng, chứng minh bạn là người biết tổ chức, kế hoạch rõ ràng. Nhưng nhớ rằng, việc đó phải đi kèm theo những chiến lược thích hợp, những bằng chứng chứng tỏ bạn đã và đang cố gắng với nó, nếu không thì đó chỉ là mộng tưởng.

      7. Bạn muốn mức lương mình như thế nào?

      Đã đến lúc khẳng định giá trị bản thân mình như thế nào. Đây có vẻ sẽ là một câu hỏi khó cho những người ít kinh nghiệm nên khuyến khích các bạn nên tìm hiểu giá thị trường trước khi quyết định “ra giá” cho bản thân của mình, cũng nên kết hợp với mức lương gần đây đã nhận được để đưa ra một con số thích hợp, và bạn có thể đặt một mức giá “trong khoảng hơn” để có thể hạ đúng mức bản thân mong muốn.

      Trả lời phỏng vấn là một nghệ thuật vì nó thể hiện sự ứng xử khéo léo của bạn trước những tình huống khó đỡ, nhưng đồng thời cũng là khoa học khi bạn phải nghiên cứu dữ liệu trước khi trả lời. Nên đừng bao giờ học thuộc những gợi ý trên như một bài luận văn bởi lẽ nghệ thuật thì luôn cần những sáng tạo để có thể phát huy và áp dụng vào bản thân một cách triệt để nhất.

      luong cong nhan

      Hãy "định giá đúng" cho bản thân, đừng đòi hỏi một mức lương quá "trên trời" nhé! (Nguồn: Faro Recruitment Vietnam)

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.



      Hồng Phúc tổng hợp

      Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu tại Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Nhà tuyển dụng muốn biết gì khi hỏi 15 câu hỏi phỏng vấn thông dụng này

      06/02/2020

      Phỏng vấn xin việc có thể rất đáng sợ, có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu hỏi tiềm năng mà nhà ...

      Kiến Thức

      23 Câu Hỏi Phỏng Vấn “Khó Đỡ” Của Apple

      06/02/2020

      Bài viết này tổng hợp 23 câu hỏi phỏng vấn sẽ khiến bạn toát mồ hôi từ công ty hàng đầu thế giới ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...