Xây dựng thương hiệu cá nhân bằng facebook | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Xây dựng thương hiệu cá nhân bằng facebook

      Xây dựng thương hiệu cá nhân bằng facebook

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Thương hiệu cá nhân: Là hình ảnh, giá trị bản thân của một cá nhân giúp người khác phân biệt được cá nhân đó với mọi người xung quanh. Vậy nhưng những yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu cá nhân đó là những gì?
      1. Thương hiệu cá nhân là gì? Thương hiệu cá nhân: Là hình ảnh, giá trị bản thân của một cá nhân giúp người khác phân biệt được cá nhân đó với mọi người xung quanh. Vậy nhưng những yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu cá nhân đó là những gì?
      • Thương hiệu Cá nhân phản ánh tính cách, năng lực của người đó về học vấn, các thành tích về kinh tế, xã hội… xây dựng lên. Những giá trị mà người đó mang đến cho xã hội. Nó có sự ảnh hưởng rất lớn tới những người có thể giúp chúng ta thành công. Thương hiệu Cá nhân không đơn thuần là những ảnh hưởng ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc… cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó.
      • Tạo dựng được thương hiệu cá nhân là một việc quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Cho dù với mục tiêu khác nhau như giúp bạn tìm kiếm một công việc tốt hơn hay có thêm những khách hàng mới, thương hiệu sẽ là một Nhân tố quan trọng trong sự thành công của bạn. Thương hiệu cá nhân chính là hình ảnh của một con người trước công chúng, cộng đồng, có thể đo lường được thông qua các tiêu chí được xếp theo thứ tự
      • Mức độ được biết đến.
      • Những giá trị, thành tích hay phẩm chất.
      • Mức độ ảnh hưởng với công chúng.
      • Những giá trị mà người đó đóng góp cho cộng đồng.
      1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân? -Một doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu mạnh sẽ có doanh thu, giá bán, các giá trị thương mại, hình ảnh cao hơn các doanh nghiệp không có thương hiệu.
      • Với cá nhân hoàn toàn tương tự, hai con người có học thức, có nhận thức tương đương nhau, nhưng một người có điểm khác biệt sẽ có giá trị hơn người còn lại.
      • Trong thực tế những nhóm người sau sẽ có xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân cao hơn các nhóm khác:
      • Những người làm kinh doanh
      • Những người hoạt động chính trị, nghệ thuật, thể thao
      • Những nhà nghiên cứu
      • Cả ba nhóm người trên đều có mục tiêu, chiến lược xây dựng cho mình một thương hiệu, họ đều cố gắng làm việc, phấn đấu để có một thương hiệu với khách hàng, với cộng đồng trong các lĩnh vực họ đang hoạt động. Họ đã đầu tư chất xám, tiền bạc, các hoạt động thật sự để xây dựng hình ảnh, việc đầu tư này sẽ tương đối tốn kém, nhưng khi thương hiệu đã được khẳng định họ dễ dàng thành công với các mục tiêu đã đặt ra.
      1. Xây dựng thương hiệu cá nhân” trên facebook? – Chúng ta đặt một câu hỏi khác đó là: “Tại sao mọi người yêu mến và thích bạn trên facebook ?” Để xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội, bạn cần trả lời cho được những câu hỏi sau:
      • Bạn đại diện cho điều gì? Hay nói cách khác nhắc tới bạn là mọi người nhắc tới điều gì?
      • Tính cách của bạn là gì?
      • Bạn chia sẻ và đóng góp điều gì với cộng đồng? và ngược lại cộng đồng học hỏi được gì ở chính bạn?
      • Bạn là ai trên facebook ? Những người tham gia thụ động: Là những người chỉ đơn thuần xem các nội dung được chia sẻ trên facebook, ít khi comment, like, share hoặc thi thoảng thì post một vài status ở wall của mình. Những người này khá thụ động trên facebook.
      • Những người tham gia chủ động: Là những người khá hiếu động, thích tám chuyện và thường xuyên lân la qua các khu vực để comment, like hoặc share nội dung. Đối với họ được tám là một niềm vui, và like là một phản xạ…vô điều kiện. Những người tự kiến tạo nội dung: Đây là lực lượng cung cấp nội dung cho facebook bằng cách thường xuyên share link, post status và up ảnh, video. Đối với họ chia sẻ là một niềm vui. Và ngược lại họ cũng mong đợi được nhiều người like và tương tác với nội dung của mình
      • Tính giải trí: Bạn có thể xào nấu nội dung của mình nhằm mục đích gì đi chăng nữa nhưng trên hết bạn cần đặt vào đó một yếu tố không thể thiếu đó là “tính giải trí”. Bởi lẽ xét cho cùng, người dùng lên facebook với bất kì mục đích gì thì chắc chắn họ cũng muốn…giải trí. Vì vậy đừng quá cứng nhắc và khô khan.
      • Tạo sự khác biệt: Bạn có thể post nội dung ở nhiều lĩnh vực, nhưng nếu bạn không có một chủ đề nội dung chủ đạo thì bạn sẽ dễ dàng lẫn vào những chủ thể khác trên facebook mà không thể tạo sự khác biệt cho chính mình. Các chuyên gia thường gọi đây là giai đoạn tìm ra thị trường ngách (niche) cho chính mình.
      1. Qui luật của chi tiết hóa (Specialization) Một thương hiệu lớn phải tập trung thật chính xác và chi tiết vào chỉ một hoặc điểm mạnh chính, hoặc tài năng nổi bật nhất, hoặc thành tựu quan trọng nhất. Bạn có thể chi tiết hóa theo một trong những cách sau: năng lực, hành vi, phong cách sống, tầm nhìn…
      1. Qui luật của lãnh đạo (Leadership) Với một thương hiệu cá nhân, bạn phải có được quyền lực và sự tín nhiệm của nhóm công chúng của riêng mình, có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm người ấy. Khả năng lãnh đạo xuất phát từ những tài năng tuyệt vời của bạn, vị trí hiện tại của bạn và sự công nhận của nhóm công chúng đồi với bạn.
      1. Qui luật của cá tính riêng (Personality) Một thương hiệu lớn phải được xây dựng trên nền tảng những cá tính và những thói xấu của cá nhân, nó phải bao gồm cả 2 thứ nêu trên. Nó là cách để tháo bỏ những áp lực mà Qui luật của lãnh đạo đã nêu: bạn thì luôn luôn tốt, nhưng bạn không phải là người hoàn hảo.
      1. Qui luật của sự khác biệt hóa (Distinctiveness) Một thương hiệu cá nhân hiệu quả luôn cần phải được khẳng định là khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh của mình. Nhiều nhà tiếp thị đã xây dựng những thương hiệu ở khoảng giữa (middle-of-the- road) vì không muốn làm mất lòng ai, cũng như muốn thu hút được đông đảo công chúng yêu thích. Thế nhưng cách làm đó làm cho thương hiệu thất bại bởi trong một thị trường với nhiều thương hiệu, thì thương hiệu như vậy sẽ không được nhận ra.
      1. Qui luật của sự dễ nhận dạng (Visibility) – Để thành công, một thương hiệu cá nhân phải được gợi nhắc lặp đi lặp lại liên tục, cho đến khi nó tự động ghi dấu một cách có ý thức vào trong đầu của nhóm công chúng mục tiêu (Target Audience). Sự dễ nhận dạng tạo ra khả năng thừa nhận về chất lượng. Người ta cho rằng bởi vì họ phải liên tục thấy một người, và hiển nhiên người ấy sẽ trở nên nổi bật hơn và đáng tin tưởng hơn so với những người khác.
      1. Qui luật của sự thống nhất (Unity) – Một cá nhân ẩn sau một thương hiệu phải thống nhất và thực hiện theo đạo đức (Moral) và hành vi (Behavior) đã được xây dựng từ trước cho thương hiệu cá nhân đó. Lúc đó, tính cách cá nhân phải phản ánh được bản chất thương hiệu trong công chúng.
      2. Qui luật của sự bền bỉ (Persistence) – Bất cứ một thương hiệu cá nhân nào cũng cần thời gian để phát triển. Hãy kiên nhẫn chăm sóc cho thương hiệu cá nhân của bạn.
      1. Qui luật của thiện chí (Goodwill) – Một thương hiệu cá nhân sẽ được kéo dài hơn nếu cá nhân ẩn đằng sau thương hiệu ấy biết cách củng cố, duy trì tốt thương hiệu. Cá nhân phải biết tạo ra một ý tưởng đầy thiện chí đối với công chúng mục tiêu của mình, để từ đó có được sự ủng hộ tích cực hơn từ họ.
      • Bước 1: Định vị bản thân: Bạn là ai?
      • Kỹ năng của bạn: Năng lực, học vấn, kinh nghiệm chuyên môn
      • Sự đam mê: Đam mê, nhiệt huyết, cá tính là mấu chốt tạo nên thương hiệu mạnh
      • Thế mạnh bản thân: Xác định thế mạnh, điểm riêng khác biệt dể tạo sự thành công
      • Bước 2: Trong mắt mọi người bạn được đánh giá như thế nào?
      • Mối quan hệ cá nhân: Bạn bè nói gì về bạn.
      • Mối quan hệ công việc: Đồng nghiệp khách hàng nói gì về bạn.
      • Sự nổi tiếng online: Bạn có được tìm kiếm nhiều Online. “Thương hiệu số là những gì được tìm thấy trên google”
      • Bước 3: Mục tiêu
      • tầm nhìn bạn muốn đạt được là gì?
      • Lĩnh vực kinh doanh: Tạo được sản phẩm, dịch vụ của riêng bạn.
      • Thị trường của bạn: Chọn chính xác thị trường mục tiêu của bạn
      • Phong cách của bạn: Hoạch định truyền thông một cách rõ ràng và nhanh chóng.
      • Bước 4: Kiến tạo thương hiệu
      • Đặt tên và sáng tạo Slogan thể hiện chính xác về bạn đảm bảo yếu tố đơn giản dễ nhớ.
      • Chọn màu sắc, thiết kế logo, thiết kế nhận diện thương hiệu thể hiện chính xác con người bạn. (đối với cá nhân trên facebook, bạn không nhất thiết phải tạo logo. Bạn nên để avatar hình mặt của bạn nên rõ một chút. Tốt nhất, bên cạnh hình ảnh có chứa logo của công ty bạn)
      • Tạo ra câu chuyện thương hiệu chính bạn.
      • Bước 5: Tạo dựng “hệ sinh thái” của bạn “Căn nhà” của bạn:
      • Tạo Blog riêng là nơi trung tâm để bạn có thể kết nối truyền thông với mọi người.
      • “Công viên” của bạn: Sử dụng Mạng xã hội chia sẻ và kết nối.
      • “Nhà hát và câu lạc bộ”: Sử dụng kênh truyền thông xã hội chia sẻ nội Dung của bạn.(bạn nên sử dụng thường xuyên một số mạng xã hội phổ biến như: Youtube, Slideshare, Pinterest, Google + hỗ trợ cho Facebook nhằm lan thông tin rộng và nhanh chóng hơn.
      • Bước 6: Tạo mối quan hệ
      • Người ảnh hưởng: Hãy đi theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn để học hỏi và tạo mối quan hệ.
      • Cộng đồng: Chủ động tham gia cộng đồng trong lĩnh vực của bạn
      • Offline: Tham gia các sự kiện Offline trong lĩnh vực của bạn
      • Bước 7: Xây dựng nội dung
      • Kênh truyền thông xã hội: Tạo và chia sẽ các nội dung để tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng.
      • Mạng xã hội: Thay đổi cách viết của bạn tùy theo mạng xã hội, hầu hết thương hiệu mạng xã hội đều tuân theo quy luật bóng cây tức là khi có một cơ số người là fan của bạn họ thường xuyên tương tác và chia sẻ với bạn, nếu như nội dung tinh tế và chất lượng thì những người bạn của fan chắc chắn sẽ trở thành fan của bạn, và sự nổi tiểng của bạn sẽ ngày càng tăng lên. Đặc biệt đối với facebook, nếu bạn làm tốt sức lan truyền vô cùng khủng nghiếp. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân tốt trong thời gian rất ngắn. Quan trọng là giá trị bạn mang đến cho người khác là gì
      • Bước 8: Tạo nối kết và chia sẻ
      • Đối thoại: Tham gia đối thoại với các thành viên trên mạng xã hội.
      • Bình luận: Tham gia bình luận có giá trị trong các facebook hay blog chuyên ngành.
      • Chia sẻ: Chia sẻ nội dung có giá trị trên facebook, blog hay kênh của người khác.
      • Bước 9: Lắng nghe và theo dõi
      • Tin tức: Lưu trữ các bài viết về bạn trên mạng.
      • Sự phê phán: Lắng nghe và ứng xử các phê bình một cách chuyên nghiệp.
      • Theo dõi: Theo dõi và ghi nhận lại các hoạt động tạo dựng xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.

      Hoàng Phương (sưu tầm)

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kinh Doanh

      Nike và Adidas – Chiến tranh giữa các vì sao

      06/02/2020

      Nếu trên thị trường thực phẩm là cuộc chiến huyền thoại giữa Pepsi và Cocacola, thì với thời ...

      Kinh Doanh

      Nghệ thuật huy động vốn đầu tư khi khởi nghiệp

      06/02/2020

      Trước khi có tiền, con người còn có khát vọng, ước mơ, đam mê, tư duy và một khao khát sáng tạo – ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...