Xe bus là phương tiện giao thông quen thuộc của nhiều bạn trẻ vì giá rẻ và sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, vẫn có những điều gây thắc mắc và bối rối, đặc biệt là đối với các bạn tân sinh viên. Hãy cùng xem 6 câu hỏi dưới đây có phải cũng chính là điều bạn băn khoăn hay không nhé!
EBIV1. Bị té khi lên xuống xe bus
Có rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên bị té trong khi lên xuống xe bus, nặng nhất là chấn thương gãy tay, chân. Tại sao tình trạng này lại xảy ra và làm thế nào để phòng tránh?
Có 2 nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân khách quan có thể do xe bus không dừng hẳn khi mở cửa cho các bạn xuống, gây nên tai nạn. Nguyên nhân chủ quan có thể do các bạn sinh viên xuống xe chậm mà tài xế không biết, hoặc do chính bản thân các bạn không cẩn thận khi xuống xe.
Hãy thật cẩn thận khi lên xuống xe bus
Để tránh bị té khi lên xuống xe bus, bạn cần ghi nhớ một vài nguyên tắc sau đây. Đầu tiên, đừng ngần ngại yêu cầu tài xế dừng xe để bạn xuống an toàn.
Thứ hai, hãy di chuyển nhanh chân, và bạn nên xuống ngay khi xe dừng, cửa mở. Trong trường hợp xe chạy mà bạn cho xuống, hãy báo với bác tài để dừng xe chứ đừng vội vã “phi” xuống, rất dễ gây ra tai nạn. Nhanh chân nhưng vẫn không quên quan sát kĩ trước khi bước xuống, tránh xe gắn máy chạy ngang qua nhé bạn!
EBIV2. Dùng giấy chứng nhận sinh viên được hay không?
Khi vừa nhập học, các trường chưa kịp làm thẻ sinh viên nên các bạn sẽ phải sử dụng giấy chứng nhận sinh viên để được trợ giá trên xe bus. Với giá vé thường là 5.000 – 6.000 đồng/chuyến, các bạn chỉ cần phải trả 2.000 đồng/chuyến, do Nhà nước tài trợ để khuyến khích sinh viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Có nhiều trường hợp dùng giấy chứng nhận sinh viên mà vẫn phải mua vé xe bus thường
Tuy nhiên, có nhiều tiếp viên xe bus không chấp nhận giấy chứng nhận sinh viên, chuyện này thật hư ra sao? Có phải vì họ khó khăn và muốn chèn ép sinh viên? Không phải đâu, lý do là vì trên đó không có hình và dấu giáp lai nên không thể là căn cứ chính xác để chứng minh bạn là sinh viên được. Để giấy này trở nên hợp lệ thì bạn phải liên hệ với nhà trường để dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên ảnh, rồi bạn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo sợ bị từ chối nữa.
EBIV3. Không được đeo khẩu trang
Nhiều bạn sinh viên có thói quen đeo khẩu trang khi lên xe bus để chống nắng, chống bụi, và có khi đó lại trở thành lý do để bạn bị các tiếp viên “sạc” một trận mà không rõ lý do. Phải chăng là có quy định nào về việc đeo khẩu trang trên xe bus?
Có nên mang khẩu trang khi lên xe bus hay không?
Có nhiều trường hợp, các bạn vì quên thẻ, mất thẻ hay thậm chí thẻ đã hết hạn rồi nên mượn thẻ của người thân, bạn bè để được giảm giá khi đi xe bus. Nếu hành vi này bị nhân viên kiểm soát vé xe bus phát hiện thì tiếp viên cùng tài xế xe đó sẽ bị lập biên bản và nộp phạt rất nặng. Thế nên các tiếp viên đành phải đối chiếu rõ ràng hình ảnh trên thẻ với người sử dụng thẻ, dẫn tới việc đeo khẩu trang là bất tiện cho việc kiểm soát này và gây sự bực bội, khó chịu của người bán vé.
EBIV4. Từ chối tiền chẵn
Những tờ tiền có mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên thường gặp phải sự khó chịu hay thậm chí từ chối của các tiếp viên. Bởi vì họ nhận thấy rằng, giá vé chỉ có 2.000 đồng mà phải thối lại quá nhiều tiền lẻ thì rất bất tiện, đặc biệt là trong trường hợp xe đông nên sẽ rất mệt nếu thối tiền cho tất cả mọi người.
Việc chuẩn bị tiền lẻ trước khi lên xe bus là rất cần thiết
Vì thế, nếu bạn không muốn nhận những cái nhăn mặt, những trận “sỉ vả”, hay thậm chí là bị đuổi xuống xe thì bạn hãy chuẩn bị những tờ tiền 2.000 đồng trước khi lên xe bus. Chắc chắn rằng việc sở hữu một tờ tiền lẻ như vậy là rất đơn giản, mà lại có thể tiết kiệm thời gian và công sức cho mọi người. Vậy nên hãy đảm bảo rằng bạn luôn có tiền lẻ trong túi khi đi xe bus nhé!
EBIV5. Móc túi lộng hành
Trên xe bus đông người và nhiều khi phải đứng sát nhau do không có chỗ ngồi, nên đây quả là sự lựa chọn ưa thích của nhiều kẻ móc túi. Bạn đã từng đọc được những câu chuyện vô cùng ghê rợn về nạn móc túi trên xe bus, khiến bạn sợ hãi và ngần ngại không muốn sử dụng phương tiện giao thông công cộng này? Có rất nhiều cách để phòng ngừa móc túi.
Xe bus đông người tạo thời cơ cho bọn móc túi
“Bí quyết” của các bạn sinh viên để tránh bị móc túi là gì? Lời khuyên là đừng nên để điện thoại hay bóp tiền trong túi quần, đừng tạo cơ hội dễ dàng cho kẻ móc túi. Hãy bỏ tất cả mọi thứ vào balo của bạn, và trông chừng balo thật cẩn thận. Có bạn lựa chọn đeo ngược balo về phía trước, hay để balo ngay xuống dưới chân mình, bạn nào cẩn thận hơn thì sắm hẳn một cái khóa mini. Dù bạn làm cách nào thì cũng luôn cẩn thận nhé, đặc biệt là khi xe bus đông người hay có người đứng quá sát bạn. Hãy ghi nhớ: cẩn tắc vô áy náy!
EBIV6. “Dê xồm” trên xe bus
Theo một khảo sát mới đây, 31% trong số 2.046 nữ sinh được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục trên xe buýt. Vì vậy, những tên “dê xồm” sờ mó cơ thể của nữ sinh hay thậm chí “lộ hàng” trước mặt người khác cũng là một nỗi sợ hãi của các bạn sinh viên thường xuyên đi xe bus. Đặc biệt là khi mọi người thường lựa chọn im lặng nhẫn nhịn khi gặp những tên biến thái này.
Giày cao gót là một “vũ khí” chống biến thái của chị em phụ nữ
Thực tế, khá dễ để nhận thấy dấu hiệu của những tên “dê xồm”: cố tình đụng vào người bạn, va vào bạn dù trên xe không quá đông người, giả vờ ngủ để dựa, ôm các bạn nữ… Muốn an toàn, các bạn nên đứng quay người vào ghế ngồi, và cũng sẽ tốt hơn nếu đứng ở chỗ có nhiều bạn nữ khác.
Lúc gặp người cố tình đứng sát vào thì tránh sang một bên, hay nhắc thẳng là “chú/anh đứng xa em ra”. Nếu hắn có hành vi cố tình đụng chạm, bạn có thể ngay lập tức giẫm mạnh gót giày vào chân tên đó. Còn trong trường hợp bị sàm sỡ lộ liễu thì bạn nên tri hô, nhờ sự hỗ trợ của lơ xe và tài xế chứ đừng im lặng cho qua.
Qua bài viết này, hẳn là các bạn tân sinh viên cũng không còn quá bỡ ngỡ khi đi bằng xe bus nữa nhỉ? Bạn hãy luôn cẩn thận để tự bảo vệ mình và đồng thời thể hiện văn minh trên xe bus bạn nhé!
Yến Nhi tổng hợp
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam