Họ tồn tại trong bất kỳ công ty nào, những người hay rên rỉ, sợ thay đổi và không làm lâu dài đủ để hoàn thành công việc.
Là đồng nghiệp, sếp của họ, bạn có lẽ sẽ khó chịu với họ mỗi ngày nhưng nếu abn5 không nhận biết được những người này thì bạn có thể là một trong số họ.
Nối tiếp phần 1 trong loạt bài "10 dạng người chưa bao giờ thành công trong công việc", Edu2Review tiếp tục đưa ra những tuýp người dưới đây:
#EBIV6 Người cả tin
Bạn thường cảm thấy tiếc cho những người cả tin. Họ là những người mà bạn sẽ thấy sau một đêm dài làm việc còn phải giữ con cho sếp… vào ngày chủ nhật! Người cả tin (thường là người mới) sẽ xuôi theo dòng chảy cho đến khi con sông hiền lành trở thành một đại dương dữ dội. Hãy mạnh dạn thương lượng mức lương của bạn, hãy nói không và đặt câu hỏi về cách mà mọi việc được thực việc. Bạn sẽ được tôn trọng nếu như bạn dám đứng về phía bản thân khi đến đúng thời cơ.
Người cả tin thường nghe theo sự sắp đặt của người khác
#EBIV7 Người “chết đuối”
“Trời ơi, tao bị stress mất. Tao có cả đống việc phải làm và trễ dealine ngày hôm qua rồi. Và tao còn chưa nói với sếp về sự trục trặc của hệ thống. Tao phải giải quyết việc đó nhưng mà chắc tao cứ im lặng vài ngày để xem nó có tự điều chỉnh được không.”
Cuộc hội thoại này có tương tự với cuộc nói chuyện bạn từng than thở? Nếu vậy, thì bạn là một người “chết đuối”. Những người thường để cho công việc, các vấn đề “chôn vùi” họ mà họ không thể tìm thấy lối ra và khi sếp của họ tìm ra thì đã quá muộn.
Để tránh việc bạn có thể trở thành một người ”chết đuối” thì hãy lên tiếng khi phát hiện điều gì sai, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ làm ai đó bực mình vì thừa nhận thất bại. Nó sẽ tốt hơn nhiều việc bạn chỉ nói với sếp của bạn về những sai lầm mà khi không thể sửa chữa lại.
#EBIV8 Người phàn nàn
Bạn có bao giờ có những người bạn mà hình như dành hầu hết thời gian phàn nàn về công việc trên Facebook: “ Hôm nay lại đi trễ”, “ Xong đời với sếp rồi”, “ Lúc nào mới xong việc đây”… là những câu nói phổ biến của những người này.
Người phàn nàn thường làm người khác khó chịu
Vâng, mọi người đều có quyền phàn nàn về công việc, nhưng nếu bạn là những người trả lời cho câu hỏi “ Dạo này sao rồi?” rằng “ Trời ơi, tao bận lắm, cả đống việc phải làm” thì có lẽ bạn nên nghĩ lại tại sao bạn lại có thái độ tiêu cực hơn tích cực khi nói về công việc của bạn.
Cách giải quyết: Đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ thứ gì trừ khi bạn đã có sẵn những giải pháp để giải quyết những vấn đề đó.
#EBIV9 Người nhảy việc
Một trong những lời chê trách của các nhà quản lý chính về người nhảy việc là những người này hầu như chưa bao giờ làm việc đủ lâu tại công ty để học hỏi, tìm hiểu bất cứ thứ gì có lợi cho công việc tiếp theo…và công việc tiếp theo…và tiếp theo...
Họ (thường xuyên) chỉ làm bao quát công việc đủ để liệt kê nó vào CV, trước khi họ tìm kiếm tiền lương danh nghĩa ở nơi khác. Dạng người nhảy việc sẽ không giúp bạn đạt được được bất cứ điều gì trong tổ chức của bạn và sẽ luôn làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá.
#EBIV10 Người tư duy tập thể
Tư duy tập thể hay nhóm là lý do tại sao mà người ta luôn nói “ Nhưng chúng ta đã luôn thực hiện nó theo cách này! Chúng ta không thể thay đổi nó!”. Đó cũng là lí do tại sao mọi thứ không bao giờ được thực hiện. Nếu bạn cảm thấy bị tẩy não bởi những gì mọi người đều tin tưởng thì hãy cẩn thận.
Tại sao tư duy tập thể lại “giết chết” sự tiến bộ? Bởi vì tất cả những người trong một môi trường làm việc thường tự thuyết phục họ và những người khác rằng những gì họ làm đã tốt rồi và nếu thay đổi thì sẽ là tệ hơn thôi. Và nếu điều gì “đình chỉ” thì đó không phải là lỗi của họ.
Nếu bạn có hàng trăm đồng nghiệp tại nơi làm việc, những người mà thiếu những ý tưởng mới thì bạn đang làm việc trong một tổ chức tư duy tập thể - và sự nguy hiểm trong việc này là vô hạn trong một môi trường cạnh tranh hiện nay.
Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.
Diệu Nhung
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam