1001 điều sinh viên cần biết khi quyết định thực tập hay làm thêm | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN PHÍ
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      1001 điều sinh viên cần biết khi quyết định thực tập hay làm thêm

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Bạn đang đứng giữa lựa chọn nên thực tập hay làm thêm khi quỹ thời gian hạn chế? EBIV sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu thật rõ ưu nhược điểm để ra quyết định nhé.

      Nếu bạn là sinh viên, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải ra quyết định lựa chọn nên thực tập hay nên làm thêm. Tuy nhiên đa số các bạn thường không có đầy đủ thông tin cần thiết và lựa chọn theo cảm tính dẫn đến những sai lầm không đáng có. Edu2Review sẽ đưa ra một bức tranh tổng quan về những ưu nhược điểm của việc thực tập và làm thêm để từ đó giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn trong tương lai.

      1. Làm thêm

      Được gì?

      Tiền: lợi ích đầu tiên của việc làm thêm là giúp bạn có thêm một khoảng kha khá để trang trải chi phí sinh hoạt và phụ giúp gia đình. Có không ít bạn sinh viên đã và đang kiếm được 5 đến 6 triệu một tháng từ việc làm thêm và có thể sống độc lập mà không cần phụ cấp từ gia đình. Và có lẽ khi bạn lựa chọn có nên làm thêm hay không, đây cũng chính là mục tiêu đầu tiên bạn quan tâm.

      tiền

      Kiếm tiền là vấn đề quan tâm hàng đầu khi quyết định làm thêm

      Nâng cao kỹ năng mềm: làm thêm giúp bạn mở rộng các mối quan hệ và tăng khả năng giao tiếp. Đặc biệt việc này sẽ giúp hình thành khả năng tư duy độc lập, logic và thực tế trong bạn. Khi làm thêm, bạn được cọ xát và va chạm nhiều hơn, từ đó làm tăng khả năng phản ứng và giải quyết các tình huống thực tế.

      giao tiếp

      Làm thêm là cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ và tăng khả năng giao tiếp

      Phòng thí nghiệm khổng lồ: làm thêm, đặc biệt là những việc liên quan đến chuyên ngành bạn theo học là một phòng thí nghiệm khổng lồ và free để bạn kiểm chứng những lý thuyết sách vở. Từ thực nghiệm bạn có thể soạn ra một “giáo án” của riêng mình để áp dụng cho những công việc trong tương lai.

      Mất gì?

      Lụy tiền: việc kiếm tiền để tự chủ tài chính là một nhu cầu chính đáng và cần khuyến khích. Tuy nhiên việc sa lầy vào đồng tiền sẽ khiến bạn lỡ dỡ chuyện học hành và ảnh hưởng đến quá trình theo học tại trường. Đừng huyễn hoặc mình bằng suy nghĩ khối người không học đại học vẫn giàu sang, hãy đảm bảo mình có những nền tảng học thức cơ bản trước khi bạn mơ mộng một điều quá xa xôi.
      Liệu bạn có đang sử dụng đúng mục đích những đồng tiền mình kiếm được hay chỉ phung phí khoảng thời gian quý báu của mình để phục vụ những thú vui không cần thiết. Bạn có thật sự dành dụm được gì từ tiền lương làm thêm, bạn có thể tự chi trả cho cuộc sống hay phụ giúp gia đinh bằng đồng lương của mình hay không?

      cạm bẫy

      Tiền bạc luôn chứa đựng những cạm bẫy và cám dỗ

      Kiểm nghiệm sai môi trường: làm thêm giúp bạn cọ xát và thực nghiệm lý thuyết. Nhưng có phù hợp hay không khi bạn học về quản trị khách sạn và đang làm gia sư cho một học sinh tiểu học? Bạn sẽ học được gì từ công việc rửa bát, phục vụ khi bạn học sư phạm? Bạn cần kinh nghiệm thực tế, nhưng tốt nhất là những kinh nghiệm có thể giúp ích cho công việc tương lai của bạn.

      Cạm bẫy và cám dỗ: đi làm thêm đồng nghĩa bạn phải rời khỏi chiếc giường êm ấm của bản thân để đón nhận những thử thách, chông gai của cuộc sống. Bạn cần phải đủ thông minh và khéo léo để luồn lách qua những cạm bẫy, cám dỗ ở phía trước, để không sa ngã, hư hỏng và rồi hủy hoại cuộc đời mình.

      Công việc nào cũng chứa đựng những nguy hiểm tiềm tàng của nó, đừng ảo tưởng về một công việc tốt đẹp, một môi trường làm việc tốt đẹp tuyệt đối, điều đó chỉ có trong những “định luật”, “định lí” trên sách vở mà thôi.

      Cân nhắc khi đi làm thêm

      Tuy nhiên không có lý thuyết nào đúng với tất cả mọi người. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn có nên làm thêm hay không, hãy cân nhắc những điều sau:

      - Bạn có thật sự cần tiền?

      - Làm thêm có giúp bạn tăng kiến thức và trải nghiệm cho chuyên ngành đang học hoặc đam mê của bạn hay không?

      - Cân bằng giữa việc học và đi làm. Bạn là sinh viên, nhiệm vụ chính của bạn là học tập tích lũy kiến thức chứ không phải kiếm tiền do đó đừng quá sa đọa vào đồng tiền.

      - Hãy kiếm vừa đủ, không cần quá nhiều vì lòng tham là vô đáy, đừng mở cửa cho nó trỗi dậy.

      2. Thực tập

      TS. Dương đã phát biểu: “ Kinh nghiệm không phải chỉ có va đập bên ngoài cuộc sống tạo ra, mà ngay khi trên ghế nhà trường các bạn đã được học rất nhiều kinh nghiệm từ những chuyến đi kiến tập, thực tập và thực hành trên lớp, các bạn còn quá trẻ để tìm kiếm kinh nghiệm trong cuộc sống”.

      Được gì?

      Môi trường thực nghiệm hấp dẫn: thực tập là môi trường thực nghiệm hấp dẫn để bạn thực tế hóa những thứ đã học được và tích lũy thêm kiến thức. Bạn sẽ có cơ hội được đào tạo từ những người đi trước, được học văn hóa và phong cách làm việc từ các công ty. Tất cả những gì bạn trải qua trong quá trình thực tập đều là một bài học đắt giá mà bạn không thể có nếu chỉ cắm đầu vào sách vở.

      Thang đo năng lực hoàn mĩ: thực tập là cách kiểm chứng khả năng bản thân bạn một cách chính xác nhất. Bạn có thể nhận được sự đánh giá từ cấp trên, đồng nghiệp hoặc tự bản thân mình. Từ đó, bạn có thể vẽ ra một bức tranh tương lại cụ thể và thực tế hơn.

      đánh giá

      Thực tập là cơ hội đánh giá khả năng của chính mình

      Trải nghiệm sự nghiệp tương lai: nếu làm thêm giúp bạn mở rộng quan hệ một cách khá đại trà thì thực tập sẽ giúp bạn mở rộng một cách có chọn lựa và chất lượng hơn rất nhiều.

      Sinh viên thực tập có cơ hội mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia, các anh chị đi trước trong ngành của mình để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong ngành. Đây là một cơ hội hóa thân hiếm có để bạn trải nghiệm môi trường làm việc và có thể là công việc tương lai đầy hấp dẫn cho chính bạn.

      Kiếm thêm thu nhập: bên cạnh những việc thực tập không lương vẫn có những việc thực tập có lương, giúp bạn chi trả phần nào cho cuộc sống. Tuy nhiên thu nhập của thực tập sinh thường không cao, do đó bạn không nên quá đề cao việc này khi lựa chọn có nên thực tập hay không.

      Mất gì?

      Kinh nghiệm ảo: các trường hoặc công ty hiện nay thường xem thực tập như một việc đối phó. Do đó quá trình thực tập của sinh viên diễn ra khá sơ sài, qua loa hoặc đôi khi không có.

      Một số công ty chỉ lợi dụng thực tập sinh để làm những việc không quan trọng giúp họ tiết kiệm chi phí. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng sẽ học được những gì mình muốn. Điểm mấu chốt vẫn phải dựa vào khả năng thích nghi và tìm tòi của bạn.

      Đánh đổi giữa đam mê và trách nhiệm: việc đầu tư thời gian và công sức vào thực tập có thể không đem lại một thành quả cụ thể bằng hiện kim như việc làm thêm nên khiến bạn đôi khi phải đau đầu và chán nản.

      Là sinh viên, ai cũng sẽ trải qua những khủng hoảng về học tập và tài chính, trong khi thực tập sẽ làm nghiêm trọng thêm những vấn đề này. Đây cũng là những nguyên nhân chính khiến nhiều bạn sinh viên phải từ bỏ việc tích lũy kinh nghiệm cần thiết để có thời gian đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trước mắt.

      Cân nhắc khi thực tập

      • Bạn cần tiền hay cần kinh nghiệm thực tế? Loại kinh nghiệm bạn cần là gì?
      • Bạn có đủ nguồn lực thời gian tài chính để phục vụ trong suốt quá trình thực tập hay không?
      • Môi trường thực tập có thật sự đáp ứng những yêu cầu bạn đặt ra hay không?
      • Bạn đã sẵn sàng cho một công việc chính thức hay vẫn muốn vi vu đi chơi với một tâm hồn chưa thành niên.

      3. Sự đánh đổi không tránh khỏi khi thực tập và làm thêm

      Ông bà ta thường nói ở đời có cho đi mới có nhận lại, và bạn cũng không phải ngoại lệ. Khi bạn làm thêm hay thực tập, bạn sẽ nhân được rất nhiều thứ nhưng song song đó bạn cũng phải đánh đổi nhiều thứ khác. Do đó bạn cần cân đo đóng đếm giữa được và mất để tìm hướng đi có lợi nhất cho mình.

      Và đương nhiên bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả hai nếu bạn đủ khả năng. Tuy nhiên bạn cần biết lợi ích càng nhiều thì tác hại càng nhiều, đừng quá tham vọng nhưng cũng đừng quá tự ti nhé.

      * Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Huỳnh Duyên tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Việc làm

      TUYỂN CTV ONLINE LƯƠNG CAO 5TR/THÁNG TẠI EDU2REVIEW

      08/01/2024

      Bạn có đam mê bán hàng và muốn tham gia vào một công ty uy tín với mức lương và hoa hồng hấp dẫn ...

      Việc làm

      Edu2Review tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn năm 2019

      06/02/2020

      [Cơ hội duy nhất năm 2019] Edu2Review tuyển dụng chuyên viên Tư vấn, Kinh doanh, Graphic ...

      Việc làm

      [Edu2Review] Quán quân Startup Wheel tuyển thực tập sinh khu vực TP. HCM

      06/02/2020

      Edu2Review, quán quân Startup Wheel 2016 đang tuyển dụng vị trí thực tập sinh (có phụ cấp hàng ...

      Việc làm

      [Công ty Cổ phần Bánh Mì Má Hải] Tuyển dụng tháng 9

      06/02/2020

      MÁ HẢI đang tuyển vị trí công việc cực chất dành cho các bạn trẻ có đam mê kinh doanh nè! Nhanh ...