19 câu hỏi nên đặt vào cuối buổi phỏng vấn xin việc | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      19 câu hỏi nên đặt vào cuối buổi phỏng vấn xin việc

      19 câu hỏi nên đặt vào cuối buổi phỏng vấn xin việc

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Làm thế nào để trả lời câu hỏi "Bạn có câu hỏi nào khác không?" Trả lời thế nào mới tốt? Hãy cùng Cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review tìm hiểu cách giải quyết nhé.

      Quan trọng là hãy luôn nhớ rằng tất cả các cuộc phỏng vấn đều mang tính song phương, có qua có lại. Bạn cũng nên phỏng vấn người tuyển dụng như cách họ đang phỏng vấn bạn, bởi vì cả 2 đều cùng có chung một mục đích, một bên là tìm người phù hợp cho vị trí, một bên là chứng minh mình là người xứng đáng cho vị trí đó.

      Vậy nên khi tình thế đổi ngược và người tuyển dụng hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?” (Do you have any question for me?), hãy nắm bắt cơ hội này vì đây là cách tốt nhất để thể hiện rằng liệu bạn có vui khi làm việc với họ không, hay 2 bên có cùng một quan điểm, một mục tiêu để hướng đến hay không.

      "Quá trình bạn đặt câu hỏi cho họ có thể hoàn toàn thay đổi nhịp điệu của buổi phỏng vấn và quan điểm của nhà tuyển dụng về bạn”, theo lời của Teri Hockett, giám đốc What’s for Work, một trang thông tin tuyển dụng cho phụ nữ. “Việc đặt câu hỏi đúng có thể là cơ hội tốt để biết những thông tin chi tiết mà bạn sẽ không bao giờ được người khác tiết lộ.”

      Amy Hoover, giám đốc TalentZoo, đã nói: Luôn có lý do cho việc bạn nên chuẩn bị các câu hỏi. “Vì mọi người có thể nghĩ rằng: Nếu bạn không đặt ít nhất là 2 câu hỏi, bạn có vẻ như không thích công việc này lắm, hoặc tệ hơn, họ cho rằng bạn thiếu thông minh và thiếu suy nghĩ về những quyết định của bản thân trong tương lai, bạn đã bỏ lỡ nhiều điều mà các nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên.” Bạn nên chuẩn bị ít nhất 4 câu hỏi, để phòng khi 2 câu hỏi chính đã được trả lời trong quá trình phỏng vấn.

      Nhưng Hoover cũng nói thêm rằng, đừng đặt những câu hỏi quá thực dụng, bạn cần nghĩ thật kỹ về những thứ mình sắp hỏi để đạt được mục đích.

      “Câu hỏi của bạn có thể chuyển biến buổi phỏng vấn theo hướng tốt hoặc xấu,” bà ấy giải thích. “Nếu chúng không được cân nhắc kỹ lưỡng, hoặc bạn hỏi những thứ đã được đề cập và giải quyết, điều đó có thể biến mọi việc trở nên tồi tệ thay vì làm cho mọi thứ tốt lên. Đặt những câu hỏi thông minh và duyên dáng là điều bắt buộc.”

      Thật may rằng có một danh sách các câu hỏi thông minh nên đặt vào những phút giây đó để bạn tuỳ ý lựa chọn.

      Sau đây chính là 19 câu hỏi mà bạn nên đặt trong buổi phỏng vấn – nếu chúng vẫn chưa có câu trả lời – những câu hỏi này sẽ ghi điểm cho bạn trong mắt người tuyển dụng, để lại những ấn tượng đẹp và dài lâu trong lòng họ.

      Bạn còn câu hỏi nào khác không?

      Câu hỏi luôn gây bối rối trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào

      1. Ai là ứng viên lý tưởng nhất cho vị trí này, và làm thế nào để tôi so sánh? (Who do you think would be the ideal candidate for this position, and how do I compare?)

      Hoover đề cập đến câu hỏi này, bởi vì đây là cách nhanh nhất để tính toán xem những kỹ năng bạn có, có giống với những gì công ty đang cần hay không. Nếu chúng không tương thích nhau, thì bạn đã biết mình nên dừng lại thay vì phí thởi gian để theo đuổi vị trí được cho là sai lầm với bản thân.

      2. Tôi sẽ báo cáo công việc với ai? Những người đó cùng trong một nhóm hay từ những nhóm khác nhau? Trình tự ưu tiên, thứ bậc của công ty như thế nào? (Who would I be reporting for? Are those three people on the same team or on different teams? What’s the pecking order?)

      Điều này rất quan trọng khi hỏi về trình tự ưu tiên, tôn ti trật tự của công ty, phòng hờ cho những trường hợp bạn sẽ có nhiều boss khác nhau, Vicky Oliver đã viết trong quyển sách của cô ấy, “301 câu trả lời khôn ngoan đối với những câu hỏi phỏng vấn khó nhằn.” (301 Smart Answer to Tough Interview Questions)

      Nếu như bạn dự định làm việc cho nhiều người, bạn cần biết “tình thế nội bộ của công ty”, cô ấy nói, hoặc nếu bạn dự định trở thành cấp trên của vài người, bạn chắc hẳn muốn biết về những người mình sẽ quản lý trước khi chấp nhận vị trí đó.

      3. Vị trí này sẽ tiến triển như thế nào trong tương lai? (How has this position evolved?)

      Về cơ bản, câu hỏi nãy sẽ cho bạn biết liệu công việc này sẽ “chết dí” như thế suốt cuộc đời này hay sẽ là bàn đạp cho các cơ hội thăng tiến và học hỏi những điều mới trong tương lai.

      Bạn còn câu hỏi nào khác không?

      Câu hỏi bạn đặt có thể là điềm cộng hoặc trừ trong mắt người tuyển dụng

      4. Văn hoá công ty như thế nào? (How would you describe the company’s culture?)

      Hoover nói câu hỏi này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về triết lý hợp tác của công ty và liệu công ty có ưu tiên cho sự hài lòng của tập thể nhân viên ở trong bộ máy đó.

      5. Anh xem xét ai là đối thủ chính của công ty? Công ty tốt hơn đối thủ như thế nào? (Who do you consider your major competitors? How are you better?)

      Câu hỏi này không dành cho những người nhát gan, mà nó sẽ thể hiện rằng bạn đã và đang nghĩ đến việc Bạn có thể giúp gì cho công ty vươn đến những mục tiêu lớn hơn, theo lời của Perter Harrison, CEO của Snagajob.

      6. Ngoài những kỹ năng cứng cần cho việc hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, thì những kỹ năng mềm nào sẽ phục vụ cho công ty và vị trí đó tốt nhất? (Beyond the hard skills required to successfully perform this job, what soft skills would serve the company and position best?)

      Biết những kỹ năng mà công ty cho rằng nó quan trọng, sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về văn hoá, giá trị quản lý của công ty, Hoover nói, vì thể bạn có thể đánh giá được bản thân có phù hợp với nơi mà mình sẽ dấn thân vào.

      trau chuốt ngoại hình khi đi phỏng vấn

      Và hãy nhớ luôn phải trau chuốt về ngoại hình thật lịch sự và chuyên nghiệp trước khi phỏng vấn nhé

      7. Anh có những thắc mắc, góp ý gì về khả năng chuyên môn của tôi không? (Do you have any hesitations about my qualifications?)

      Câu hỏi này có thể đặt bạn vào vị trí “có thể bị tổn thương” vì họ có thể sẽ nói ra những “chỗ hiểm” của bạn. Nhưng nó cũng cho thấy rằng Bạn đủ tự tin để mở lòng, đưa ra và thảo luận những thiếu sót của mình với người tuyển dụng.

      8. Anh thích điều gì nhất khi làm việc tại công ty (What do you like most about working for this company?)

      Hoover nói rằng câu hỏi này quan trọng vì nó cho phép bạn “tạo mối quan hệ thân thiết như một người bạn” với người phỏng vấn, bởi vì “người phỏng vấn – cũng như tất cả con người khác – thường thích nói về bản thân mình và đặc biệt là những thứ họ biết rõ.” Hơn nữa, câu hỏi này cho bạn cơ hội biết được Suy nghĩ của người trong cuộc về những phần tốt nhất khi làm việc tại công ty.

      9. Thời gian công ty ra quyết định về tuyển dụng nhân sự và khi nào thì tôi nhận được thông báo? (What’s your timeline for making a decision, and when can I expect to hear back from you?)

      Câu hỏi này cho họ biết rằng Bạn hứng thú với vị trí này và trông đợi để nhận được kết quả.

      “Biết timeline của công ty nên là mục tiêu cơ bản mà bạn cần phải tìm hiểu trong buổi phỏng vấn mà bạn đã thể hiện hết sức khả năng mình, hoặc khi bạn nhận ra văn hoá công ty là phù hợp với mình”, Hoover nói. Điều này giúp bạn hình dung ra làm thể nào và khi nào nên tiếp tục bám sát vị trí này, và sẽ chờ bao lâu trước khi bước sang một cuộc phòng vấn khác.

      Sự chuẩn bị luôn luôn không là dư thừa trong tất cả trường hợp

      Sự chuẩn bị luôn luôn không là dư thừa trong tất cả trường hợp

      10. Làm thế nào công ty thành công trong việc theo đuổi giá trị mục tiêu? Công ty đang làm điều gì để cải thiện? (How would you score the company on living up to its core values? What’s the one thing you’re working to improve on?)

      Harrison nói rằng Đây là cách tôn trọng để hỏi về những điều sắp diễn ra trong công ty – mà bạn nhất định nên nhận thức được trước khi gia nhập. Đây là một điểm cộng, điều này cho thấy Bạn là người chủ động trong công việc, muốn hiểu rõ hơn về cách vận hành bên trong của môi trường mà bạn sắp tham gia.

      11. Thử thách cho công việc này là gì? (What are the challenged of this position?)

      Nếu người phỏng vấn trả lời bạn “Không có”, thì bạn nên bắt đầu đề phòng đi là vừa.

      12. Những nhân viên trước tại vị trí này đã làm gì để thành công trong công việc? (What have past employees done to succeed in this position?)

      Mục đích chính của câu hỏi này là để người phỏng vấn tiết lộ cách mà công ty đánh giá, đo lường mức độ làm việc hiệu quả của một người.

      chuẩn bị trước các câu sẽ được phỏng vấn

      Không chỉ là chuẩn bị cho câu hỏi "Any question?" mà hãy luôn trong tư thế "đã nạp đạn và chỉ chờ bắn" ở tất cả các phần có thể chuẩn bị trước tại nhà

      13. Nếu tôi trúng tuyển, thì công việc mà một ngày tôi phải làm là gì? (If you were to hire me, what might I expect in a typical day?)

      Hiển nhiên điều này sẽ cho thấy sự hào hứng của bạn về vị trí đó, Harrison nói, nó còn cho bạn biết rõ hơn về công việc sẽ làm hàng ngày trong tương lai, do đó bạn có thể quyết định xem mình có thực sự muốn theo đuổi nó hay không. “Một cuộc trò chuyện thẳng thắn về những mong đợi và trách nhiệm của vị trí đang tuyển dụng, sẽ đảm bảo cho bạn rằng đây không chỉ là công việc bản thân muốn, mà nó còn tiết lộ bạn có khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,” ông ây khuyên.

      14. Loại nhân viên nào có xu hướng thành công tại đây? Tiêu chí gì là quan trọng nhất để làm việc tốt và tiến bộ tại doanh nghiệp? (What type of employee tends to succeed here? What qualities are the most important for doing welll and advancing at the firm?)

      Câu hỏi này cho người phỏng vấn thấy rằng bạn quan tâm về tương lai của bản thân khi làm việc cho công ty, và nó cũng giúp bạn quyết định xem mình có phù hợp với vị trí đó không, Oliver viết. “Một khi người tuyển dụng nói cho bạn biết Điều mà anh/cô ấy đang tìm kiếm ở ứng viên, hãy hình dung ra người đó trong tưởng tượng,” Oliver nói. “Và người mà nhà tuyển dụng đang mô tả có thể giống bạn khá nhiều đấy.”

      15. Đây là một vị trí mới phải không? Nếu không, tại sao nhân viên trước tôi đã rời bỏ vị trí này? (Is this a new position? If not, why did the perosn before me leave this role?)

      Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi đặt câu hỏi này, những Harrison đã nói Điều đó cũng bình thường thôi khi bạn hỏi vì nó cho thấy bạn thông minh và có tư duy phân tích bằng việc muốn biết tại sao người đi trước đã không hài lòng với công việc này.

      Nếu bạn được cho biết rằng Họ để trống công việc này vì đang có sự thăng chức, đó cũng là thông tin có ích.

      thất bại là một phần của cuộc sống

      Và đừng buồn nếu như bạn đã có cảm giác rằng mình sẽ dừng chân tại vòng thi này

      16. Công ty giúp các bộ phậm phát triển theo cách ngày một chuyên nghiệp hơn như thế nào? (How do you help your team grow professionally?)

      Harrison nói: Câu hỏi này cho thấy bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đảm bảo bản thân phát triển cùng công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhân viên làm việc theo giờ, ông ấy nói, bởi vì những người này thường có xu hướng nhảy việc, do đó mà công ty luôn tìm kiếm những người có cái nhìn dài hạn.

      17. Khi nhân viên xảy ra xung đột, công ty giải quyết thế nào? (When your staff comes to you with conflicts, how do you respond?)

      Biết được cách công ty giải quyết các xung đột, sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về văn hoá công ty, Harrison nói. Nhưng quan trọng hơn cả, hỏi về cách giải quyết các mâu thuẫn cho thấy bạn hiểu rằng Việc xử lý những bất hoà trong môi trường làm việc chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng cho sự thành công và phát triển của công ty.

      18. Những vấn đề mà công ty đang đối mặt hiện nay? Và phòng, ban, bộ phận của anh làm gì để giải quyết chúng? (What are some of the problems your company faces right now? And what is your department doing to solve them?)

      Hỏi về những vấn đề, trục trặc của công ty sẽ khởi động cho “đá” câu chuyện về đối phương, và người phỏng vấn bạn chắc chắn sẽ có ý kiến, quan điểm về điều đó, Oliver nói. Hơn nữa, câu trả lời của họ sẽ giúp bạn biết tính cách và những tham vọng của họ, từ đó có thể dễ dàng mở rộng sang những câu hỏi khác.

      check lại cv

      Như việc ăn mặc vậy, trước khi xài "đồ cũ" cũng nên check xem liệu nó có phù hợp với thời đại chưa "nghe hôn"

      19. Mục tiêu công ty hướng đến trong 3 năm tới là gì, và cần một người như thế thế nào ở vị trí này để đóng góp vào điều đó? (Where do you see the company in three years and how would the person in this role contribute to this vision?)

      Đặt câu hỏi này sẽ cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có thể nhìn ra bức tranh tổng quát, và bạn muốn ở lại công ty trong thời gian dài, bạn muốn có một ấn tượng khó phai ở bất kỳ công ty nào bạn làm việc, Harrison nói.

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.

      Bạn có muốn thử cảm giác được phỏng vấn? Hãy tham gia ngay đợt tuyển dụng của Edu2Review và đặt những câu hỏi hóc búa cho chính phòng nhân sự và giám đốc công ty!

      ** CƠ HỘI THỰC TẬP HẤP DẪN**

      Bạn đang muốn tìm nơi thực tập tốt nhất?

      Bạn đang khát khao trải nghiệm môi trường công sở thực tế?

      Bạn quyết tâm có được công việc tốt ngay khi ra trường?

      Chương trình QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ CHUYÊN NGHIỆP chính là cơ hội duy nhất của bạn!

      >> Chi tiết về Quản Trị Viên Tập Sự

      Gởi CV tới: [email protected]

      *****

      Edu2Review.vn - Cộng đồng đánh giá uy tín chất lượng các trường đại học, trung tâm giảng dạy ngoại ngữ, kỹ năng uy tín…Liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn miễn phí về trong việc lựa chọn trường học.

      Theo Business Insider (dịch)

      ****Edu2Review - No.1 Education Review Website****


      Có thể bạn quan tâm

      Bạn cần biết

      Sự khác biệt giữa các chứng chỉ IELTS, TOEIC và TOEFL, bạn đã biết?

      06/02/2020

      Khi nhắc đến vấn đề bằng cấp trong tiếng Anh, nhiều bạn vẫn bối rối về việc: TOEIC, TOEFL và ...

      Việc làm

      Những công việc kiếm thêm thu nhập khá khi chưa có tấm bằng đại học

      06/02/2020

      Bạn là sinh viên chưa có kinh nghiệm, muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống? Cùng ...

      Việc làm

      TOP Ngành Nghề HOT Dành Cho Phái Nữ!

      06/02/2020

      Thị trường công việc hiện nay không còn bị độc chiếm bởi nam giới. Phụ nữ hoàn toàn có thể thống ...

      Việc làm

      TUYỂN CTV ONLINE LƯƠNG CAO 5TR/THÁNG TẠI EDU2REVIEW

      08/01/2024

      Bạn có đam mê bán hàng và muốn tham gia vào một công ty uy tín với mức lương và hoa hồng hấp dẫn ...