(Nguồn: giadinh.vcmedia)
Công tác xã hội là một ngành học mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua sự giúp sức, hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ những chiến dịch tình nguyện vì cộng đồng. Điều đó giúp kết nối con người lại với nhau và ngày càng được đề cao trong xã hội.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội có thể công tác tại các tổ chức kinh tế - chính tri - xã hội, tổ chức đoàn thể quần chúng từ trung ương đến địa phương.
1. Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Vai trò của nhân viên công tác xã hội là hỗ trợ, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên; là cầu nối giữa công nhân và doanh nghiệp, thực thi những chính sách đài thọ của doanh nghiệp và giúp cải thiện các mối quan hệ tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Sinh viên Công tác xã hội thực tập phát triển cộng đồng tại Vĩnh Long (Nguồn: hcmussh.edu)
2. Thực hành công tác xã hội trong trường học
Nhân viên công tác xã hội sẽ hỗ trợ cho nhà trường quản lí những thói quen không tốt trong trường học, xây dựng chính sách, kết nối nhà trờng với những tổ chức xã hội khác, giúp đỡ tinh thần học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh.
3. Làm công tác xã hội tại bệnh viện
Công việc của nhân viên công tác xã hội là hỗ trợ các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ, chăm sóc người bệnh. Hoạt động công tác xã hội sẽ giúp cho bệnh viện hoạt động hiệu quả hơn, giúp bệnh nhân được khám chữa bệnh nhanh hơn.

Phòng công tác xã hội - Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Nguồn: ctxh.hcmussh.edu)
4. Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận
Hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục, tình nguyện hoặc làm việc trực tiếp tại các trung tâm nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành công tác xã hội.
5. Làm việc ở các trung tâm phát triển cộng đồng tại thành thị hoặc nông thôn
Làm công tác xoá đói giảm nghèo nhằm giải quyết các vấn đề trong xã hội như giảm đói nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

Đoàn sinh viên ngành Công tác xã hội, Đại học Đồng Tháp tới thăm Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD (Nguồn: websrv.dthu.edu)
Có khá nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành công tác xã hội khi ra trường, hãy tham khảo qua các vị trí trên đây và lựa chọn cho mình con đường thích hợp nhé!
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để tìm hiểu những cơ hội thực tập hấp dẫn.
Quỳnh Quyên (Tổng hợp)
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu tại Việt Nam