Những điều bạn chưa biết về tư duy phản biện | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những điều bạn chưa biết về tư duy phản biện

      Những điều bạn chưa biết về tư duy phản biện

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Có bao giờ bạn bị "mắc kẹt" trong tư duy theo lối mòn trước những thông tin mới? Hay bạn có “lờ mờ” đoán ra được “có gì đó sai sai” nhưng ngại nói vì nhút nhát? Bạn đang thiếu tư duy phản biện đấy!

      (Nguồn: bizweb.dktcdn)

      Từ khi còn nhỏ, bạn đã được dạy rằng phải biết nghe lời người lớn, không được tranh cãi hay làm những điều mà mọi người không làm. Từ đó chúng ta mất dần thói quen phản biện và tranh luận tới cùng những gì chúng ta cho là đúng. Tuy nhiên, đây lại là một kĩ năng cực kì quan trọng, giúp bạn nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn mà không theo bất kỳ một khuôn phép nào.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      Tư duy phản biện là gì?

      “Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm” (Tài liệu tập huấn về Kỹ Năng Sống của tổ chức World Vision Việt Nam).

      Tầm quan trọng tư duy phản biện

      Rèn luyện tư duy phản biện ở học sinh

      Rèn luyện tư duy phản biện ở học sinh (Nguồn: hanoistar)

      Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn diện. Nó giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách chính xác mà không bị “rối” khi tiếp cận quá nhiều thông tin. Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm bài thi vì nó làm tăng tính phán đoán của bạn.

      Như thế nào là một người có tư duy phản biện?

      - Không có thành kiến: Người có tư duy phản biện là người ham tìm hiểu, biết lắng nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng, chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau, và sẽ thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.

      - Biết vận dụng các tiêu chuẩn: Luôn có các điều kiện nhất định cần được thoả mãn để một phát biểu trở nên có thể tin cậy được. Mặc dù các lĩnh vực khác nhau có thể có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng có một số tiêu chuẩn có thể được áp dụng chung cho nhiều vấn đề.

      Tranh luận và mạnh dạng đưa ra quan điểm

      Tranh luận và mạnh dạng đưa ra quan điểm (Nguồn:c1.staticflickr)

      - Có khả năng tranh luận: Đưa ra các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ. Tư duy phản biện bao gồm cả việc nhận dạng, đánh giá, và xây dựng các lý lẽ.

      - Có khả năng suy luận: Có khả năng đưa ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết. Để làm được việc này, cần phải nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu.

      - Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: Người có tư duy phản biện cần phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau.

      - Áp dụng các thủ thuật tư duy: Tư duy phản biện sử dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.

      Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào?

      Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn “Có đúng vậy không?”. Điều này sẽ giúp bạn “tỉnh táo” tiếp cận vấn đề mà không bị nhầm lẫn bởi những thông tin không đúng sự thật.

      Đặt câu hỏi nghi vấn

      Đặt câu hỏi nghi vấn (Nguồn: jci-kotf)

      Bước 2: Quan sát những giả thuyết mà bạn đã đặt ra cho thông tin.

      Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận cho quan điểm của bạn. Hãy tìm hiểu tất cả những khía cạnh liên quan đến vấn đề và đưa ra bằng chứng xác thực để lập luận. Đừng ngại rằng lý lẽ của bạn không được nhiều người đồng tình, những con số có thể biết nói!

      Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề. Sau khi đưa ra bằng chứng để lập luận thì hãy lý giải nó hợp lý và logic thì quan điểm bạn đưa ra mới có giá trị.

      Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân. Hãy kiên định với quan điểm của mình, với tất cả những gì bạn đưa ra ở những bước trên thì bạn hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ quan điểm bản thân và khẳng định chúng.

      Bước 6: Khẳng định lại. Điều này nhấn mạnh lại những điều bạn đã nói và tạo được lòng tin với người nghe.

      Trên đây là những điều giúp bạn hình dung rõ hơn về tư duy phản biện cũng như một số lưu ý để bạn hiểu mình cần phải làm gì để rèn luyện kỹ năng này! Chúc các bạn thành công!

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      Quỳnh Quyên (tổng hợp)

      Nguồn: viendoanhtri.vhu

      [Edu2Review] - Tự Chọn Nơi Học Tốt Nhất Cho Bạn


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Làm thế nào để rèn luyện được tư duy thành công như người Do Thái?

      06/02/2020

      Người Do Thái nổi tiếng thế giới về cách tư duy làm việc vô cùng hiệu quả. Đọc bài viết này để ...

      Kiến Thức

      Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện

      06/02/2020

      Tư duy phản biện là 1 cái tên rất quen thuộc, nhưng ít ai thật sự nắm được cách phát triển kĩ ...

      Việc làm

      TUYỂN CTV ONLINE LƯƠNG CAO 5TR/THÁNG TẠI EDU2REVIEW

      08/01/2024

      Bạn có đam mê bán hàng và muốn tham gia vào một công ty uy tín với mức lương và hoa hồng hấp dẫn ...

      Việc làm

      Edu2Review tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn năm 2019

      06/02/2020

      [Cơ hội duy nhất năm 2019] Edu2Review tuyển dụng chuyên viên Tư vấn, Kinh doanh, Graphic ...