Nguồn (congtycokhihathanh)
Kỹ thuật cơ khí học gì nhỉ? Kỹ thuật cơ khí là một ngành học khá tiềm năng vì tận dụng được những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong thời đại công nghiệp hoá để tạo ra những vật dụng có ích cho đời sống và sản xuất công nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị, vật dụng hữu ích phục vụ cho đời sống và sản xuất như: ô tô, máy bay, robot, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình, vũ khí,...
Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, khi yêu cầu tăng năng suất lao động ngày càng nâng cao, đòi hỏi máy móc, thiết bị phải gọn nhẹ, linh động và thông minh thì vai trò của nhóm ngành cơ khí theo đó càng trở nên quan trọng hơn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:
1. Thiết kế
- Làm việc tại bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí autocad, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.

Lên bản vẽ cho các vật dụng cần thiết cho máy móc (Nguồn: htt)
- Làm công việc thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
- Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp.
Ngoài ra, trong công việc này, điều quan trọng bạn phải nắm là kỹ thuật an toàn cơ khí để bảo toàn tính mạng của mình cũng như mọi người xung quanh.
2. Lập trình
- Làm công việc lập trình gia công máy CNC hoặc một số thiết bị khác ngay trên máy tính, giúp tối ưu hoá năng xuất làm việc và tạo ra được những sản phẩm có giá trị.

Lập trình một số máy móc, thiết bị (Nguồn: japan)
3. Gia công, lắp đặt
Khác với kỹ thuật cơ khí chế tạo, nhưng bạn vẫn phải cần một kiến thức nhất định từ môn đó để thực hiện những ngành nghề này!
- Làm công việc lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình:Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu...
- Làm công việc gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu...
- Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
4. Bảo trì, xử lý sự cố
- Kỹ sư vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Bảo trì máy móc tại các nhà máy (Nguồn: dantri4)
5. Nghiên cứu viên
- Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí
Trên đây là một số công việc gợi ý cho các bạn sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí. Ngoài ra các bạn có thể làm các ngành nghề khác liên quan đến ngành học này. Chúc các bạn thành công.
* Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin việc làm hấp dẫn.
Quỳnh Quyên (tổng hợp)
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam