Những câu tiếng Anh giao tiếp khi đi du lịch cho chuyến đi xuyên biên giới (P1) | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Những câu tiếng Anh giao tiếp khi đi du lịch cho chuyến đi xuyên biên giới (P1)

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Những câu tiếng Anh giao tiếp khi đi du lịch vốn rất cần thiết nhưng chưa đủ để bạn có một chuyến đi “đầu xuôi đuôi lọt”. Cùng Edu2Review điểm qua những điều cần lưu ý sau để tránh phật lòng “chủ nhà”

      Trang bị tiếng Anh thôi đã đủ cho một chuyến du lịch? (Nguồn: Pexels)

      Những câu tiếng Anh giao tiếp khi đi du lịch không thôi thì chưa đủ để bạn có thể tiếp thu hết “sàng khôn”. Ngày nay khi cuộc sống càng hiện đại, mức sống và nhu cầu của con người ngày càng cao thì việc đi du lịch không còn dừng lại trong nước mà đã vươn ra nước khác, châu lục khác.

      Mỗi một vùng miền hay đất nước khác nhau sẽ có những nền văn hóa khác nhau mà ở đó sẽ có những quy định ngầm về điều không được nói hay không được làm. Đặc biệt là vấn đề cư xử trên bàn ăn (table manner). Một khi không nắm rõ những điều này sẽ khiến bạn lâm vào tình huống “dở khóc dở cười”. Mời bạn đọc điểm qua bài viết sau đây để có thể tự tin vi vu nước bạn như chính trên đất nước mình.

      Bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ tốt nhất Việt Nam!

      Một số từ vựng tiếng Anh hữu ích

      Dụng cụ ăn uống

      Chopsticks: Đũa

      Soup ladle: Cái môi (để múc canh)

      Spoon: Thìa

      Dessert spoon: Thìa ăn đồ tráng miệng

      Soup spoon: Thìa ăn súp

      Tablespoon: Thìa to

      Teaspoon: Thìa nhỏ

      Wooden spoon: Thìa gỗ

      Fork: Dĩa

      Crockery: Bát đĩa sứ

      Plate: Đĩa

      Cup: Chén

      Saucer: Đĩa đựng chén

      Bowl: Bát

      Glass: Cốc thủy tinh

      Mug: Cốc cà phê

      Một số từ vựng về ẩm thực (Nguồn: YouTube)

      Trạng thái món ăn

      Fresh: Tươi, tươi sống

      Rotten: Thối rữa; đã hỏng

      Off: Ôi; ương

      Stale: Cũ, để đã lâu

      Mouldy: Bị mốc; lên meo

      Tender: Không dai; mềm

      Tough: Dai; khó cắt; khó nhai

      Under-done: Chưa thật chín, tái

      Over-done or over-cooked: Nấu quá lâu; nấu quá chín

      Mùi vị thức ăn

      Sweet: Ngọt, có mùi thơm

      Sickly: Tanh (mùi)

      Sour: Chua, ôi thiu

      Salty: Có muối; mặn

      Delicious: Ngon miệng

      Tasty: Ngon; đầy hương vị

      Bland: Nhạt nhẽo

      Poor: Chất lượng kém

      Horrible: Khó chịu (mùi)

      Spicy: Cay

      Hot: Nóng, cay nồng

      Mild: Nhẹ (mùi)

      Các cách chế biến

      Bake: Đút lò.

      Barbecue: Nướng (thịt) bằng vỉ nướng và than.

      Fry: Rán, chiên

      Bake: Nướng bằng lò

      Boil: Đun sôi, luộc

      Steam: Hấp

      Stir fry: Xào

      Stew: Hầm

      Roast: Ninh

      Grill: Nướng

      Bên cạnh việc học từ vựng tiếng Anh du lịch về ẩm thực, bạn hãy cùng Edu2Review điểm qua văn hóa ẩm thực của một số nước nhé!

      Trung Quốc

      Vốn là một đất nước có bề dày văn hóa hàng nghìn năm, văn hóa trên bàn ăn của Trung Quốc vì thế cũng vô cùng đa dạng. Ở đây, dù có nhiều hình thức khác nhau như điểm tâm (dimsum), tiệc bàn tròn, tiệc trà… nhưng các bữa ăn này đều được bày trí trên bàn xoay (Lazy Susan). Đúng như tên gọi, mọi người chỉ cần xoay nhẹ là có thể thưởng thức bữa ăn ngon lành.

      Ngoài ra, bạn còn cần tích lũy cho mình nhiều thói quen ăn uống khác khi đến Trung Quốc. Ví dụ như, tất cả các món ăn đều phải ăn bằng đũa (trừ món súp hoặc canh); tuyệt đối không hút thuốc trong bàn ăn; khách phải ngồi vào vị trí được chủ nhà sắp xếp không được ngồi tùy tiện…

      Bữa ăn thịnh soạn trên chiếc bàn xoay điển hình (Nguồn: Chiếc Thìa Vàng)

      Bữa ăn thịnh soạn trên chiếc bàn xoay điển hình (Nguồn: Chiếc Thìa Vàng)

      Ấn Độ

      Dù nằm trong Châu Á, nhưng Ấn Độ lại sở hữu một nền văn hóa ẩm thực rất khác lạ so với Việt Nam và các quốc gia khác. Một trong những điều lạ và điển hình nhất trong văn hóa ăn uống của người Ấn chính là thói quen ăn bằng tay.

      Người Ấn không sử dụng dao, nĩa, thìa hay thậm chí là đũa. Họ để thức ăn lên đĩa, cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải. Quy tắc hai bàn tay này là quy tắc nghiêm ngặt trong ẩm thực Ấn, tới mức người thuận tay trái khi ăn cũng sẽ dùng tay phải và kể cả những món có dạng lỏng như cà ri.

      Cà ri - món ăn trứ danh của Ấn Độ (Nguồn: Viet Travel)

      Cà ri - món ăn trứ danh của Ấn Độ (Nguồn: Viet Travel)

      Thói quen này bị ảnh hưởng bởi quan niệm của Phật giáo và Hồi giáo. Họ quan niệm rằng thức ăn, đồ uống là do đấng tối cao trao ban cho nên phải được đón lấy bằng tay trần, như một cách thể hiện sự thành kính. Một số đất nước khác có nguồn gốc Hồi giáo cũng có cùng thói quen ăn uống này, ví dụ như Indonesia.

      Hàn Quốc

      Một trong những đặc điểm lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc chính là phép kính trọng người bề trên. Điều này thể hiện cả trong văn hóa bàn ăn của họ, đặc biệt là trên bàn rượu. Người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước, họ phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác để uống khi được người lớn tuổi chuyền ly cho. Đây được coi là phép lịch sự và lễ độ cơ bản nhất trong văn hóa ăn uống ở Hàn.

      Bữa ăn của người Hàn thường rất đa dạng về chủng loại vì vậy bạn phải nhớ cách ăn đúng cho từng loại, món nào dùng thìa, món nào dùng đũa. Thông thường, thìa chỉ dành riêng để ăn cơm và các món còn lại thì dùng đũa. Hãy chú ý tới việc cùng chia sẻ thức ăn với người khác thông qua những chiếc nồi lớn đặt giữa bàn, bởi người Hàn tin rằng việc san sẻ này sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

      Bữa ăn của gia đình Hàn Quốc (Nguồn: My Tour)

      Bữa ăn của gia đình Hàn Quốc (Nguồn: My Tour)

      Nhật Bản

      Khác với các nước phương Tây, ở các quốc gia phương Đông, đũa là một vật rất quan trọng trong bữa cơm hàng ngày. Đặc biệt là ở Nhật, quy luật sử dụng chúng khá khắt khe. Ví dụ như đặt đôi đũa lên phía bên phải miệng bát là điều tối kỵ vì chỉ có trong nghi lễ trong đám tang. Khi dùng canh hay súp, hãy húp trực tiếp từ bát và việc phát ra tiếng xì xụp được xem là lời khen cho đầu bếp. Ngoài ra, tiền tip không phổ biến ở Nhật và bị xem là bất lịch sự.

      Ẩm thực Nhật Bản mang tính tỉ mỉ và thẩm mỹ cao. Bạn đừng ngạc nhiên nếu thức ăn trên đĩa thường rất ít, bởi người Nhật quan niệm không có gì là chính là phụ, mọi thứ đều tương liên và cân bằng với nhau. Do đó, không chỉ có món ăn đẹp mắt mà chính những họa tiết trang trí trên bát đĩa cũng phải được hiển lộ, bằng việc không để đầy thực phẩm lên trên.

      Bữa ăn đẹp mắt của người Nhật (Nguồn: Nhà Hàng Lào Cai)

      Bữa ăn đẹp mắt của người Nhật (Nguồn: Nhà Hàng Lào Cai)

      Người Nhật rất trọng "không gian riêng" kể cả đời sống hàng ngày và trong bữa ăn. Khi ăn, họ tự cầm bát và luôn hướng đũa về phía mình, không để bát hay tựa cùi chỏ lên bàn ăn.

      Sushi được xem là món ăn "quốc hồn quốc túy" của đất nước Mặt Trời mọc. Khi dùng món này cần ghi nhớ những điều cơ bản sau: không gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu và wasabi mà chỉ chấm phần cá hoặc tôm. Thậm chí, ở một số nhà hàng sushi cao cấp, đầu bếp sẽ tự phết một lượng vừa đủ wasabi lên sushi cho bạn và bạn không được "tự ý" nêm nếm gì thêm sau đó.

      Nước Anh

      Người Anh nổi tiếng thế giới về sự tỉ mỉ và chuẩn mực của mình. Đặc biệt là trong việc ăn uống, từ việc sắp xếp chỗ ngồi của bữa tiệc, cách sắp xếp khăn, đĩa, dao dĩa, ly, cốc trên bàn...Vì vậy, khi đi du lịch nước Anh bạn cần lưu ý nhiều điều. Khi ăn bạn phải theo quy tắc “trái nĩa phải dao” (nghĩa là tay trái cầm nĩa và tay phải cầm dao để ăn). Nĩa phải luôn úp xuống, quay dĩa lên phía trên là một hành động mất lịch sự.

      Trừ món súp, người Anh thường sử dụng dao và nĩa trong hầu hết các món ăn kể cả pizza, khoai tây chiên và các món ăn nhanh. Khi người Anh ăn xong, họ thường đặt úp dao và dĩa lên chính giữa đĩa ăn để người phục vụ biết bữa ăn đã kết thúc.

      “Table manners” (Nguồn: YouTube)

      Pháp

      Khi đến các nhà hàng Pháp, thường bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh mì trước, nhưng bạn hãy kiên nhẫn chờ món chính. bạn. Sau khi ăn không dùng tăm xỉa răng và ợ trước mặt người khác.

      Khi đến “kinh đô thời trang” Pháp, việc ăn uống cũng phải thật “thần thái”, tư thế ngồi thẳng, việc dùng dao nĩa để cắt rau xà lách trong phần salad bị coi là một hành động xấu xí. Trong bữa ăn, bạn phải đặt hai tay lên bàn không được đặt trên đùi.Khi dùng bánh mì thì phải dùng nĩa xé nhỏ không được bẻ từng miếng chấm vào nước sốt bằng tay.Khi uống rượu, bạn đừng bao giờ cạn một hơi mà hãy nhâm nhi chút một để thưởng thức hương vị. Khi ăn xong, tất cả dao, nĩa, muỗng gom lại để song song trong đĩa, không bao giờ để dao, dĩa chéo nhau.

      Ăn theo kiểu pháp (Nguồn: Aba)

      Ăn theo kiểu pháp (Nguồn: Aba)

      Bồ Đào Nha

      Một đất nước có nền ẩm thực đáng tự hào nên việc ăn uống cũng cần lưu ý nhiều điều. Khi ở Bồ Đào Nha, bạn đừng bao giờ hỏi xin muối hay tiêu nếu chúng chưa có trên bàn. Yêu cầu việc nêm nếm hay đồ gia vị giống như xúc phạm người đầu bếp.

      Những món ăn vô cùng trau chuốt của Bồ Đồ Nha (Nguồn: Wiki Travel)

      Những món ăn vô cùng trau chuốt của Bồ Đồ Nha (Nguồn: Wiki Travel)

      Mexico

      Một trong những món ăn truyền thống không thể bỏ lỡ khi đến Mexico đó là taco. Ở Mexico bạn không cần phải dùng dao, nĩa mới thưởng thức được taco. Người bản địa thường cầm chúng bằng tay để ăn trực tiếp. Ngược lại, Chile là một nước khá coi trọng việc dùng dao nĩa trên bàn ăn. Đến Chile bạn phải sử dụng dao nĩa một cách thành thạo vì ăn bằng tay bị coi là thiếu tinh tế.

      Cách ăn taco của người Mexico (Nguồn: Kênh 14)

      Cách ăn taco của người Mexico (Nguồn: Kênh 14)

      Ẩm thực là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia. Đây cũng là điểm then chốt tạo cảm hứng du lịch cho dân mê dịch chuyển. Hy vọng rằng với bài viết này, Edu2Review sẽ giúp bạn chuẩn bị thật chu đáo cho chuyến “vi vu” của mình!

      Mai Trâm (tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Bạn cần biết

      Những câu tiếng Anh đi du lịch truyền cảm hứng của người nổi tiếng

      06/02/2020

      Chỉ khi đi đến tận nơi, tự mình trải nghiệm bạn mới thấy được những giá trị to lớn mà du lịch ...

      Bạn cần biết

      Học ngay 34 mẫu câu tiếng Anh du lịch cấp tốc để giải quyết sự cố

      06/02/2020

      Bạn đã chuẩn bị gì phòng khi gặp sự cố nơi đất khách? Bỏ túi những mẫu câu tiếng Anh du lịch cấp ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh khi đi du lịch nước Anh

      06/02/2020

      Du lịch Anh quốc đừng quên trang bị cho mình những mẫu câu giao tiếp mà Edu2Review đã tổng hợp ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Hơn 3 triệu học viên tự tin giao tiếp tiếng Anh cùng Wall Street English như thế nào?

      31/12/2022

      Sau 50 năm phát triển, Wall Street English đã đồng hành cùng hơn 3 triệu học viên đến từ 30 quốc ...