Sau bao nỗ lực, bạn đã có một công việc tốt nhưng yêu cầu công việc lại rất cần kỹ năng tiếng Anh giao tiếp. Thật không may! Bạn lại không phải là một “cao thủ” tiếng Anh và chắn hẳn bạn rất lo lắng khi phải ứng dụng các kỹ năng ngoại ngữ vào công việc. Vậy làm sao để bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này và tạo lập thói quen sử dụng tiếng Anh mỗi ngày? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
bảng xếp hạng
Trung tâm tiếng anh giao tiếp tại Việt Nam
Hãy chân thành nói “Tôi không hiểu”
Hãy thành thật chia sẻ về năng lực ngoại ngữ của mình và cho mọi người thấy bạn đang nỗ lực cải thiện. Cấp trên và đồng nghiệp sẽ thông cảm khi bạn nói “I don’t understand” với thái độ chân thành. Do đó, hãy can đảm thừa nhận khi không hiểu một vấn đề gì đó thay vì cố tình giấu diếm rồi phải bẽ bàng thừa nhận sự thật khi không hoàn thành được công việc.
Nếu gặp vấn đề nghe hiểu, bạn nên học cách yêu cầu đồng nghiệp nói chậm lại hoặc giải thích kỹ hơn. Khi có thể, bạn nên nhắc lại thông tin vừa nghe được và hỏi lại đồng nghiệp về độ chính xác.
Bạn có thể nói theo những mẫu câu sau trong trường hợp bạn không hiểu rõ vấn đề:
- Sorry, could you please repeat that slower?
- Could you please say that again slowly?
- Sorry, I didn’t understand. Can you explain that again?
- Could you show me how to do this task?
- I think you mean (ý chính mà bạn nghe được). Is that correct?
“Tám” với đồng nghiệp
Nếu đồng nghiệp mời bạn tham gia các buổi giao lưu thì hãy nhận lời và gia nhập vào nhóm của họ. Ngay cả khi bạn không tự tin vào trình độ tiếng Anh của mình, việc nói chuyện thường xuyên với người nước ngoài vẫn sẽ giúp bạn ngày càng thành thạo tiếng Anh giao tiếp hơn.
Nói chuyện với đồng nghiệp sẽ giúp bạn quen thuộc với cách trao đổi và giao tiếp bằng tiếng Anh của họ. Đồng thời, điều đó cũng giúp đồng nghiệp quen dần với giọng điệu và cách bạn truyền đạt thông tin. Và nên nhớ, bạn chỉ nên “tám chuyện” ngoài giờ làm để tránh ảnh hưởng tới công việc chung.
Nói chuyện với đồng nghiệp là cách giúp bạn nhanh chóng cải thiện tiếng Anh giao tiếp (Nguồn: tangraminteriors)
Đừng quên sự hài hước
Để tiếng Anh trở nên quen thuộc, trong lúc vận dụng ngoại ngữ vào công việc hay khi nói chuyện với đồng nghiệp, bạn đừng nên quá căng thẳng. Hãy thể hiện sự hài hước của bản thân bằng cách học một số câu chuyện dí dỏm, các tiếng lóng để có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.
Sử dụng sổ tay ngoại ngữ
Vào bất cứ khi nào mà bạn nghe và không hiểu một từ, hãy tra cứu và ghi lại từ đó vào một cuốn sổ nhỏ. Hãy đặc biệt lưu ý tới các thuật ngữ chuyên ngành, tiếng lóng, cấu trúc để có thể phục vụ trực tiếp cho công việc. Đây là cách học tiếng Anh hiệu quả với bất kỳ đối tượng nào.
Cụ thể hóa vấn đề trước khi nói
Vì bạn đang là một người chưa thông thạo kỹ năng nói tiếng Anh, nên trước khi mở đầu một vấn đề với đồng nghiệp bạn cần nên “rào trước đón sau” về vấn đề mà bạn sẽ nói.
Ví dụ như:
- Trước khi đặt câu hỏi, bạn nên nói: “I would like to ask a question”
- Nếu bạn muốn trình bày ý tưởng của mình, hãy mở đầu bằng câu: “I have an idea”
- Nếu bạn muốn giải thích với đồng nghiệp về vấn đề nào đó, hãy nói: “Let me explain, please”
Bằng cách này, đồng nghiệp sẽ hiểu và không làm gián đoạn phần trình bày tới khi bạn nói xong. Qua đó, họ cũng sẽ sẵn sàng chuẩn bị thông tin để tương tác với bạn.
Đừng quên "rào trước đón sau" để đồng nghiệp không vô tình làm gián đoạn lời nói của bạn (Nguồn: amazonaws)
Chú ý và rèn luyện ngữ điệu
Việc điều phối âm điệu với cách ngắt quãng, ngập ngừng, lên và hạ xọng chính là cách thể hiện cảm xúc với người đối diện. Thông qua ngữ điệu, người đối diện sẽ biết bạn đã nói xong hay chưa và có thể đoán bạn đang thể hiện cảm xúc gì. Nếu bạn nói tiếng Anh với giọng đều đều thì có thể gây nhầm lẫn cho người nghe và cũng để lại ấn tượng xấu khiến đồng nghiệp nghĩ bạn đang mệt mỏi, chán chường.
Ngữ điệu tiếng Anh rất quan trọng và có nhiều khác biệt với tiếng Việt, do đó hãy chú ý cách đồng nghiệp của bạn sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh giao tiếp để học theo.
Đừng bỏ cuộc
Bạn không phải là người bản xứ, do đó chắc chắn bạn sẽ có lúc sử dụng tiếng Anh sai. Thậm chí ngay cả đồng nghiệp người nước ngoài cũng có thể mắc phải lỗi sai này. Họ sẽ rất hiểu cảm giác của bạn – người đang nói một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Do đó, dù đôi khi bạn sai khi sử dụng tiếng Anh giao tiếp, đừng quá lo lắng và hãy tiếp tục nỗ lực hơn. Điều này không chỉ cho thấy cố gắng cải thiện trình độ tiếng Anh, mà đây cũng là cơ sở để sếp và đồng nghiệp nhận thấy sự cầu tiến trong công việc của bạn.
Tiếng Anh giao tiếp trong công sở là một công cụ đắc lực giúp bạn hòa nhập nhanh với môi trường mới, chứng minh được năng lực làm việc của bạn. Hy vọng với những lưu ý trên đây, bạn sẽ sớm hoàn thiện năng lực ngoại ngữ của bản thân.
Khuê Lâm (Tổng hợp)
Nguồn ảnh cover: medium