Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng, đất nước ta đang dần cải thiện và được xem là nước đang phát triển. Vậy kinh tế Việt Nam xếp thứ mấy trên thế giới?

      Không thể phủ nhận tình hình kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, nhưng so với thế giới thì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam được đánh giá còn rất chậm và khả năng tụt hậu là rất cao. Thống kê về GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam so với một số nước trong khu vực cho thấy, Việt Nam xếp hạng vô cùng thấp so với các nước Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,… và còn thua cả Philipines.



      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Thống kê GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam và một số nước trong khu vực

      * Top 10 Trung Tâm Anh ngữ dạy giao tiếp nổi tiếng nhất TPHCM

      Việt Nam có GDP bình quân đầu người chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982. Đọc những con số này khiến không ai là không bàng hoàng với sự phát triển của Việt Nam. Hiện tại đất nước đang tụt hậu rất xa so với các nước trong khu vực và sẽ còn đi xa hơn nữa nếu chưa khắc phục được những khó khăn hiện tại, chưa biết nâng cao năng suất lao động và trình độ nghề, quan trọng hơn là vẫn chưa tận dụng được nguồn lực lớn lao mà ta đang có.

      Tại Hội nghị về "Một số vấn đề cải cách thể chế, hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp miền Trung" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Tp. Đà Nẵng, chỉ ra rằng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 4 nước kém phát triển nhất khu vực ASEAN (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam) và đây là thách thức mà Việt Nam phải sớm vượt qua.

      Theo bảng xếp hạng kinh tế thế giới năm 2013 của World Bank, kinh tế Việt Nam đang đứng thứ 42 trong số 177 nước được xếp hạng, dựa vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo ngang giá sức mua.

      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Lực lượng lao động Việt Nam vẫn chưa được đào tạo có tay nghề cao

      >>[VIP] Những địa chỉ học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài giá rẻ

      >> Top 10 Địa Chỉ Học TOEIC Uy Tín Tại TPHCM

      Theo đó, tại khu vực Đông Nam Á, nước có xếp hạng cao nhất là Indonesia (16) với hơn 1.223 tỷ USD. Theo sau là Thái Lan (21) với hơn 655 tỷ USD, Malaysia (26), Philippines (29) và Singapore (39). Việt Nam xếp ở vị trí 42, ngay sau Singapore trong khu vực, với hơn 322 tỷ USD.

      Tuy nhiên, đó chỉ là một con số thống kê mà đằng sau nó là hàng ngàn lý do chủ quan mà chúng ta cần nhìn nhận khách quan và hiểu rõ nó để có một kế hoạch phát triển tốt hơn.

      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa tốt

      >> Top 10 Trung Tâm Anh Ngữ dạy IELTS tốt nhất TPHCM

      Trong cuộc trao đổi của phóng viên Báo Hải Quan và TS Đỗ Đức Thịnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu kinh tế - xã hội Việt Nam, ông cho rằng: “Chúng ta phải xem GDP tương đương sức mua đó bao nhiêu là của chúng ta, bao nhiêu là của người khác. Mặt khác, nếu nhìn lại thứ hạng ấy với dân số của Việt Nam thì chúng ta không quá lạc quan. Bởi trên thế giới, dân số Việt Nam đứng thứ 13 nhưng GDP chỉ đứng thứ 42.”

      Theo hồ sơ của CIA về xếp hạng của Việt Nam trên thế giới, thì Việt Nam đang là một quốc gia đang phát triển và có nhiều triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thách thức từ lĩnh vực ngân hàng thiếu vốn và nợ xấu.

      Sau đây là các con số chính thức trong hồ sơ kinh tế Việt Nam của CIA:

      GDP tính theo ngang giá sức mua hối đoái:

      Năm 2015: 551,3 tỷ USD

      Năm 2014, 517,6 tỷ USD

      Năm 2013: 488,4 tỷ USD.

      Xếp thứ 36 trên thế giới

      Tỷ lệ tăng trưởng thực tế của GDP:

      Năm 2015: 6,5%

      Năm 2014: 6%

      Năm 2013: 5,4%

      Đứng thứ 23 trên thế giới.

      GDP bình quân đầu người theo giá sức mua:

      Năm 2015: 6.100 USD

      Năm 2014: 5.700 USD

      Năm 2013: 5.400 USD

      Đứng thứ 160 trên thế giới

      GDP tổng hợp theo từng lĩnh vực:

      Nông nghiệp: 17.4%

      Công nghiệp: 38.8%

      Dịch vụ: 43.7%

      Nguồn lao động:

      Năm 2015: 54,93 triệu người

      Đứng thứ 12 trên thế giới.

      Tỷ lệ thất nghiệp:

      Năm 2015: 3%

      Năm 2014: 3.4%

      Đứng thứ 23 trên thế giới

      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Ngày càng nhiều sinh viên ra trường nhưng khó tìm được việc làm

      Dân số dưới mức nghèo khổ:

      Năm 2012: 11,3%

      Thu nhập hoặc tiêu thụ hộ gia đình theo tỷ lệ phần trăm:

      Thấp nhất dưới mức 10%: 3.2%

      Cao nhất trên mức 10%: 30.2%

      (Số liệu năm 2012)

      Ngân sách:

      Thu: 39,61 tỷ USD

      Chi: 47,39 tỷ USD

      (Số liệu năm 2015)

      Thặng dự (+) hoặc thâm hụt ngân sách (-):

      - 3,9% GDP

      Đứng thứ 142 trên thế giới

      Nợ công:

      Năm 2015: 52,7% GDP

      Năm 2014: 52,9% GDP

      Đứng thứ 72 trên thế giới.

      Tỷ lệ lạm phát tính theo giá tiêu dùng:

      Năm 2015: 0,9%

      Năm 2014: 4,1%

      Đứng thứ 66 trên thế giới.

      Dự trữ ngoại tệ và vàng:

      Ngày 31/12/2015: 39,6 tỷ USD

      Ngày 31/12/2014: 34,58 tỷ USD

      Đứng thứ 45 trên thế giới.

      Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới?

      Người Việt Nam thích dự trữ vàng

      Nợ nước ngoài:

      Ngày 31/12/2014: 69,76 tỷ USD

      Ngày 31/12/2013: 65,46 tỷ USD

      Đứng thứ 56 trên thế giới.

      Tóm lại thì những con số cũng chỉ là những con số, đằng sau đó là vô vàn những khó khăn và yếu kém mà Việt Nam vẫn chưa khắc phục và sửa đổi được. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều lợi thế nhưng vẫn chưa biết khai thác đúng cách. Lý Quang Diệu – Cựu Thủ tướng Singapore đã từng nói: “Tôi ước Singapore được như Việt Nam”, nhưng hiện tại, Việt Nam đã không còn có thể so sánh được với Singapore nữa.

      Hãy cùng nhau nhìn vào thực trạng hiện tại đời sống của mình để quyết định chúng ta cần phải làm gì để cải thiện đời sống của chính bản thân mình, nâng cao xếp hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng kinh tế thế giới, cùng chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

      Bích Huyền tổng hợp




      Có thể bạn quan tâm

      Luyện thi IELTS

      Luyện thi IELTS ở đâu tốt nhất tại TP.HCM 2024?

      05/03/2024

      IELTS là gì? Học và ôn thi IELTS ở đâu tốt nhất tại TP.HCM 2024? Cùng tham khảo danh sách các ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      10 trường Đại học hàng đầu Việt Nam bạn nên gửi gắm tấm thân

      23/07/2020

      Bạn là sinh viên tương lai đang muốn tìm một môi trường tốt để học tập và rèn luyện? Bạn đang ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      Top 5 những quốc gia nghèo nhất Châu Phi

      06/02/2020

      Tình trạng thất nghiệp, bất ổn trong chính trị đã gây ra sự trì trệ trong phát triển kinh tế. ...

      Bạn cần biết

      Review những thông tin cần nắm về học bổng S-Global 2

      26/12/2023

      Review học bổng S-Global 2 - Thông tin chương trình, đơn vị đào tạo có tốt không, học phí bao ...