Chương trình
Ngành
Quản lý công nghiệpThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 142 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh: Theo kế hoạch chung của Trường.
Mục tiêu đào tạo
- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên ngành của lĩnh vực cơ điện tử; có trải nghiệm thực tế nhằm vận dụng hiệu quả và từ đó phát huy tính sáng tạo trong họat động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.
- Phát triển các kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp; có tinh thần làm việc tập thể và thái độ chuyên nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại và hội nhập.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện – điện tử.
- Hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu.
- Có kiến thức về các vấn đề đương thời.
Kỹ năng:
- Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện – điện tử.
- Khả năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực liên quan để đáp ứng các nhu cầu mong muốn.
- Khả năng hoạt động nhóm hiệu quả để hoàn thành một mục đích chung.
- Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện tử.
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua báo cáo và thuyết trình.
- Sử dụng tốt các phần mềm tính toán kỹ thuật (Matlab, LabVIEW, Visual C++, Maple), các phần mềm lập trình cho PLC và hệ SCADA, các phần mềm mô phỏng robot, CAD/ CAM – CNC, và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử (Orcad, Multisim, Proteus).
Cơ hội nghề nghiệp
Các cơ hội việc làm cụ thể như:
- Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý nhân viên.
- Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.
- Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.
- Lập kế hoạch và quản lý chuổi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.
- Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
- Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…
- Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…
- Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau …