Đại Học Giáo Dục ĐHQGHN - Chuyên ngành Sư phạm Vật lý | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Sư phạm Vật lý

      Chương trình

      Ngành

      Sư phạm Vật lý

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học. Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân có chất lượng cao trong các lĩnh vực sau: Vật lí chuyên ngành, khoa học giáo dục và khoa học sư phạm. Chương trình trang bị cho người học kiến thức cơ sở về: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, tin học, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Vật lí lý thuyết, Vật lí ứng dụng trong khoa học - công nghệ, kinh tế, xã hội, kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học giáo dục và khoa học sư phạm.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Có kiến thức cơ bản về Vật lí phổ thông, Vật lí đại cương và Vật lí hiện đại;
      • Có kiến thức nâng cao về chuyên ngành Vật lí dành cho bậc phổ thông và đại học, hướng nghiên cứu của Vật lí hiện đại.

      Kỹ năng:

      • Phát triển được chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, nhà trường, địa phương;
      • Có kĩ năng khai thác và sử dụng các thông tin đánh giá kết quả học tập của người học, lưu trữ để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học, từ đó điều chỉnh và cải tiến chất lượng dạy học;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc tại các vị trí công tác sau:

      Giảng dạy tại các trường phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng...;

      Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu Quốc gia; các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ quan khoa học của các tỉnh, huyện, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, các cơ quan trong các lĩnh vực gần khác như: điện tử, tin học, viễn thông…