Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội - Chuyên ngành Công nghệ thông tin | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ thông tin

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ thông tin

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 142 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin:
      • Nắm vững các kỹ thuật, ngôn ngữ, công cụ lập trình, biết cách phân tích thiết kế thuật toán;
      • Nắm vững các kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống thông tin, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp hệ thống, xây dựng phần mềm;
      • Nắm vững các kiến thức về mạng máy tính, an toàn thông tin và an ninh mạng, vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin.

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích một vấn đề, xác định các yêu cầu, từ đó thiết kế, xây dựng và kiểm thử một chương trình, một phần mềm, một hệ thống để đáp ứng các nhu cầu mong muốn. Cụ thể như sau:
      • Có kỹ năng tham gia vào các đội dự án xây dựng phần mềm trong một số quá trình như phân tích, thiết kế, xây dựng, kiểm thử, triển khai, quản trị hệ thống thông tin và đảm bảo kỹ thuật vận hành các phần mềm;
      • Có kỹ năng thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Tiếp cận được các công nghệ mạng mới và thành thạo trong vấn đề bảo mật hệ thống mạng.
      • Có kỹ năng viết báo cáo kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo, qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nhận Bằng “Kỹ sư Công nghệ thông tin”, có thể làm:
      • Kỹ sư lập trình, phân tích thiết kế, kiểm thử, xây dựng, tích hợp hệ thống tại các công ty phần mềm;
      • Kỹ sư quản trị các hệ thống thông tin hoặc quản trị mạng tại các cơ quan, doanh nghiệp;
      • Tham gia giảng dạy ở các trường đào tạo về Công nghệ thông tin.