Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội - Chuyên ngành Quản trị kinh doanh | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Quản trị kinh doanh

      Chương trình

      Ngành

      Quản trị kinh doanh

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 142 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình Quản trị kinh doanh đào tạo cho người học kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề trong thực tế; rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán, hợp tác và làm việc theo nhóm; đồng thời tạo cho họ có khả năng làm việc trong môi trường năng động và thường xuyên thay đổi.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức cơ sở phục vụ cho học tập các kiến thức chung hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nói chung một cách khoa học và hệ thống.
      • Nắm vững kiến thức dành cho nhóm ngành hẹp hơn và được thực tập nghiệp vụ tại các doanh nghiệp và cơ quan quản lý doanh nghiệp.
      • Lập và thẩm định dự án đầu tư trong kinh doanh;
      • Kỹ năng khởi nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh;
      • Khảo sát, phân tích đánh giá định tính và định lượng chất lượng nguồn nhân lực;

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề. Các kỹ năng như khởi nghiệp và tổ chức quản lý doanh nghiệp, lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực;
      • Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề (phát hiện, hình thành, tổng quát hóa, đánh giá, phân tích, giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp kiến nghị);
      • Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức (khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức);
      • Có kỹ năng tư duy một cách hệ thống (khả năng phân tích vấn đề theo logic có so sánh dưới nhiều góc độ trong môi trường kinh doanh biến động);

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sinh viên ra trường có đủ kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và kỹ năng mềm để làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các hình thức pháp lý và sở hữu trong và ngoài nước.
      • Sinh viên cũng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước như sở Giao thông vận tải, các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giao thông vận tải... Ngoài ra, sinh viên có thể khởi nghiệp kinh doanh.