Chương trình
Ngành
Lịch sửThời lượng
3.5 nămNGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Việt Nam được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam và Lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại;
- Kiến thức Lịch sử kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, chính trị, ngoại giao, chiến tranh và quân sự Việt Nam;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Việt Nam được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Thực hiện quy trình nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử;
- Điền dã và sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương;
- Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Việt Nam có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học;
Nghiên cứu tổng hợp ở các cơ quan tuyên giáo, đoàn thể, lục lượng vũ trang, báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử thế giới được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức khoa học Mác – Lênin;
- Kiến thức chung về tiến trình lịch sử nhân loại gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quan hệ Quốc tế;
- Lịch sử các nước lớn, các khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của Việt Nam; - Kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế;
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Lịch sử thế giới và Quan hệ quốc tế;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử thế giới được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Kỹ năng nghiên cứu phát hiện vấn đề;
- Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề;
- Kỹ năng phối hợp nghiên cứu trong và ngoài nước; -
- Kỹ năng đối ngoại công chúng.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử thế giới, có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, trường trung học phổ thông…
Công tác đối ngoại: Cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế…
Các cơ hội khác: công tác trong các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, cơ quan truyền thông, công ty du lịch.
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: Trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn;
- Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn bổ trợ khác để đào tạo cán bộ chuyên môn về ngành Lịch sử ĐCSVN;
- Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: Nắm vững các môn chuyên ngành của Lịch sử Đảng.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Thực hiện quy trình nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử;
- Điền dã và sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản việt Nam tại các địa phương;
- Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng;
Làm việc trong các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ quan khoa học chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói chung;
Làm việc trong các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, ban tuyên huấn, tuyên giáo ở trung ương và địa phương;
Làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến các chuyên ngành Lịch sử (nghiên cứu, tổng hợp, tuyên giáo, bảo tàng, báo chí, du lịch…).
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHẢO CỔ HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Khảo cổ học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: Những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi, khoa học lịch sử;
- Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Những kiến thức cơ bản về lịch sử văn minh thế giới, lịch văn hoá – văn minh Việt Nam; có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành;
- Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: - Kiến thức về các thời đại khảo cổ; kiến thức về các nền văn hoá khảo cổ của thế giới, Đông Nam Á, châu Á và Việt Nam; các phương pháp nghiên cứu hiện đại trong khảo cổ học; các kiến thức chuyên ngành liên quan.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Khảo cổ học đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc cụ thể như nghiên cứu, giảng dạy, chuyên viên tại các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử, văn hoá, du lịch,…;
- Kỹ năng quản lý các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực khảo cổ học, văn hoá, du lịch; quản lý các dự án nghiên cứu, khai quật, bảo tồn, trùng tu các di sản;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý độc lập các tình huống cần nghiên cứu, giám định, đề xuất hướng xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực di sản văn hoá; có khả năng thu thập, phân tích và xử lý tình huống;
- Kỹ năng giao tiếp xã hội về những vấn đề liên quan đến khảo cổ học và văn hoá du lịch.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Khảo cổ học, có thể công tác tại các viện bảo tàng, trung tâm di sản, ban quản lý di tích, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, trường đại học, cao đẳng và trung học cũng như tại các các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan công an, hải quan…
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát về lý luận chính trị, khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn ...
- Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử thế giới, kiến thức nền tảng về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Kiến thức chuyên sâu về hệ thống quan điểm tư tưởng toàn diện, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tấm gương đạo đức trong sáng, trọn vẹn của Người.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Thực hiện quy trình nghiên cứu một công trình khoa học về lịch sử tư tưởng và về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Năng lực phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử.
- Giảng dạy, thuyết trình về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Giảng dạy về Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại hoc, cao đẳng, Học viện, trường chính trị, viện nghiên cứu, bảo tàng, các trung tâm đào tạo…
Nghiên cứu chuyên ngành tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng,…
Nghiên cứu tổng hợp tại: các ban tuyên giáo, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể.
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TÀNG HỌC VÀ DI SẢN
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Bảo tàng học và Di sản được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát về lý luận chính trị và phương pháp luận sử học;
- Kiến thức nền tàng và chuyên sâu về bảo tàng học và di sản văn hóa Việt Nam và thế giới;
- Kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử văn minh;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Bảo tàng học và Di sản được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Năng lực nghiên cứu phát hiện vấn đề, sử dụng tư liệu nghiệp vụ để nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử văn hóa và bảo tàng học;
- Kỹ năng điền dã sưu tầm, bảo quản, giám định, trưng bầy, thuyết minh;
- Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề, giáo dục tuyên truyền khoa học;
- Kỹ năng giảng dạy về lịch sử văn hóa và bảo tàng học;
- Kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm;
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Bảo tàng học và Di sản có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau đây:
Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội & nhân văn
Làm việc tại các bảo tàng trung ương và địa phương
Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học, trường nghiệp vụ
Nghiên cứu tổng hợp và chuyên sâu ở các cơ quan tuyên giáo, đoàn thể, lực lượng vũ trang, báo chí, đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương, biên tập xuất bản,