Chương trình đào tạo
38 ngành
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
- Cử nhân ngành Thông tin học, chương trình giáo dục Thư viện – Thông tin học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát về khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;
- Kiến thức nền tảng về việc thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác nguồn tài nguyên thông tin và cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu và kiến thức công nghệ thông tin;
- Kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động thông tin-thư viện trong các thư viện, cơ quan thông tin hoặc các tổ chức khác;
- Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Thông tin học, chương trình giáo dục Thư viện – Thông tin học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: thu thập, xử lý, khai thác, cung cấp và tư vấn thông tin;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
- Kỹ năng tự nghiên cứu và tự học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng mà trường đã đào tạo
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Thông tin học, chương trình giáo dục Thư viện – Thông tin học có thể làm việc trong các lĩnh vực, vị trí công việc sau đây:
- Nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…;
- Chuyên gia thông tin - thư viện và quản trị thông tin trong: các lọai hình thư viện, cơ quan thông tin, tổ chức tư vấn, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, các tổ chức kinh tế, cơ quan truyền thông,…
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Việt Nam được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam và Lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại;
- Kiến thức Lịch sử kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, chính trị, ngoại giao, chiến tranh và quân sự Việt Nam;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Việt Nam được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Thực hiện quy trình nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử;
- Điền dã và sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương;
- Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Việt Nam có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học;
Nghiên cứu tổng hợp ở các cơ quan tuyên giáo, đoàn thể, lục lượng vũ trang, báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử thế giới được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức khoa học Mác – Lênin;
- Kiến thức chung về tiến trình lịch sử nhân loại gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quan hệ Quốc tế;
- Lịch sử các nước lớn, các khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của Việt Nam; - Kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế;
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Lịch sử thế giới và Quan hệ quốc tế;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử thế giới được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Kỹ năng nghiên cứu phát hiện vấn đề;
- Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề;
- Kỹ năng phối hợp nghiên cứu trong và ngoài nước; -
- Kỹ năng đối ngoại công chúng.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử thế giới, có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, trường trung học phổ thông…
Công tác đối ngoại: Cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế…
Các cơ hội khác: công tác trong các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, cơ quan truyền thông, công ty du lịch.
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: Trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn;
- Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn bổ trợ khác để đào tạo cán bộ chuyên môn về ngành Lịch sử ĐCSVN;
- Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: Nắm vững các môn chuyên ngành của Lịch sử Đảng.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Thực hiện quy trình nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử;
- Điền dã và sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản việt Nam tại các địa phương;
- Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng;
Làm việc trong các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ quan khoa học chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói chung;
Làm việc trong các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, ban tuyên huấn, tuyên giáo ở trung ương và địa phương;
Làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến các chuyên ngành Lịch sử (nghiên cứu, tổng hợp, tuyên giáo, bảo tàng, báo chí, du lịch…).
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHẢO CỔ HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Khảo cổ học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: Những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi, khoa học lịch sử;
- Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Những kiến thức cơ bản về lịch sử văn minh thế giới, lịch văn hoá – văn minh Việt Nam; có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành;
- Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: - Kiến thức về các thời đại khảo cổ; kiến thức về các nền văn hoá khảo cổ của thế giới, Đông Nam Á, châu Á và Việt Nam; các phương pháp nghiên cứu hiện đại trong khảo cổ học; các kiến thức chuyên ngành liên quan.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Khảo cổ học đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc cụ thể như nghiên cứu, giảng dạy, chuyên viên tại các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử, văn hoá, du lịch,…;
- Kỹ năng quản lý các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực khảo cổ học, văn hoá, du lịch; quản lý các dự án nghiên cứu, khai quật, bảo tồn, trùng tu các di sản;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý độc lập các tình huống cần nghiên cứu, giám định, đề xuất hướng xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực di sản văn hoá; có khả năng thu thập, phân tích và xử lý tình huống;
- Kỹ năng giao tiếp xã hội về những vấn đề liên quan đến khảo cổ học và văn hoá du lịch.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Khảo cổ học, có thể công tác tại các viện bảo tàng, trung tâm di sản, ban quản lý di tích, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, trường đại học, cao đẳng và trung học cũng như tại các các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan công an, hải quan…
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát về lý luận chính trị, khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn ...
- Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử thế giới, kiến thức nền tảng về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Kiến thức chuyên sâu về hệ thống quan điểm tư tưởng toàn diện, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tấm gương đạo đức trong sáng, trọn vẹn của Người.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Thực hiện quy trình nghiên cứu một công trình khoa học về lịch sử tư tưởng và về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Năng lực phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử.
- Giảng dạy, thuyết trình về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Giảng dạy về Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại hoc, cao đẳng, Học viện, trường chính trị, viện nghiên cứu, bảo tàng, các trung tâm đào tạo…
Nghiên cứu chuyên ngành tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng,…
Nghiên cứu tổng hợp tại: các ban tuyên giáo, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể.
NGÀNH LỊCH SỬ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TÀNG HỌC VÀ DI SẢN
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Bảo tàng học và Di sản được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát về lý luận chính trị và phương pháp luận sử học;
- Kiến thức nền tàng và chuyên sâu về bảo tàng học và di sản văn hóa Việt Nam và thế giới;
- Kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử văn minh;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Bảo tàng học và Di sản được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Năng lực nghiên cứu phát hiện vấn đề, sử dụng tư liệu nghiệp vụ để nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử văn hóa và bảo tàng học;
- Kỹ năng điền dã sưu tầm, bảo quản, giám định, trưng bầy, thuyết minh;
- Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề, giáo dục tuyên truyền khoa học;
- Kỹ năng giảng dạy về lịch sử văn hóa và bảo tàng học;
- Kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm;
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiejp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Bảo tàng học và Di sản có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau đây:
Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội & nhân văn
Làm việc tại các bảo tàng trung ương và địa phương
Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học, trường nghiệp vụ
Nghiên cứu tổng hợp và chuyên sâu ở các cơ quan tuyên giáo, đoàn thể, lực lượng vũ trang, báo chí, đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương, biên tập xuất bản,
NGÀNH BÁO CHÍ HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BÁO IN VÀ XUẤT BẢN
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Sau 4 năm học, các cử nhân ngành Báo chí học, chương trình giáo dục Báo in và Xuất bản phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức cơ bản về các loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến), kiến thức chuyên sâu về báo in và xuất bản, hoạt động nghiệp vụ báo chí và truyền thông.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành báo chí, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Báo chí học, chương trình giáo dục Báo in và Xuất bản được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế.
- Kỹ năng chuyên môn: viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị luận, tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…
- Kỹ năng tác nghiệp: ( phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…)
- Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí, quảng cáo, tổ chức sự kiện,…
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng, giảm thiểu sơ suất.
- Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan, đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Các cử nhân ngành Báo chí học, chương trình giáo dục Báo in và Xuất bản có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:
Các cơ quan báo chí – truyền thông: phóng viên, biên tập viên (sau 2-3 năm làm phóng viên và có kinh nghiệm làm báo), thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại, cộng tác viên.
Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại.
Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.
NGÀNH BÁO CHÍ HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Sau 4 năm học, các Cử nhân ngành Báo chí, chương trình giáo dục Các phương tiện truyền thông điện tử được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thể hiện qua chương trình giáo dục đại cương.
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: Thể hiện qua chương trình khối kiến thức giáo dục chuy giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức chuyên ngành bao gồm: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức cơ sở về các loại hình báo chí, kiến thức chuyên sâu báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến), hoạt động nghiệp vụ báo chí và truyền thông.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành báo chí, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.
Sinh viên tốt nghiệpCử nhân ngành Báo chíhọ, chương trình giáo dục Các phương tiện truyền thông điện tử được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế.
- Kỹ năng chuyên môn: sản xuất chương trình (truyền hình, phát thanh), viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị luận, tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…
- Kỹ năng tác nghiệp: (phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…)
- Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí, quảng cáo, tổ chức sự kiện,…
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng, giảm thiểu tối đa sơ suất trong tác nghiệp.
- Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan, đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội trong các hoạt động truyền thông.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Các Cử nhân ngành báo chí học, chương trình giáo dục Các phương tiện truyền thông điện tử có cơ hội làm việc ở các cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:
Các cơ quan báo chí – truyền thông: thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, phóng viên, biên tập viên (sau 2-3 năm làm phóng viên và có kinh nghiệm làm báo), chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại cộng tác viên.
Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại.
Các trường đại học và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi; các kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.
- Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tuyến điểm du lịch, khoa học quản lý du lịch, điều hành và kinh doanh du lịch; ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, thiết kế và quản lý dự án du lịch; Ngoại ngữ; Kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản về hướng dẫn du lịch cho khách trong và ngòai nước.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có thể làm việc trong các lĩnh vực sau: (1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa hay thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch; (2) Các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch; (3) Các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch; (4) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi gồm kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.
- Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tổ chức, quản lý, điều hành và kinh doanh du lịch, tuyến điểm du lịch, sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch - lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành; ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, thiết kế và quản lý dự án du lịch; Kiến thức về tuyến điểm du lịch, sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch - lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành; Ngoại ngữ chuyên ngành du lịch; Kỹ năng quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành; Kỹ năng thiềt kế, điều hành và tiếp thị các chương trình du lịch cho khách quốc tế và khách nội địa.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Quản trị lữ hành có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa hay thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch; (2) Các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch; (3) Các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch; (4) Chuyên viên thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành, điều hành tour hay hoạch định chiến lược marketing và kinh doanh lữ hành tại các công ty du lịch; (5) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN-NHÀ HÀNG-RESORT
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi; các kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.
- Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tổ chức, quản lý, điều hành và kinh doanh du lịch; lưu trú và ẩm thực trong du lịch, tiếp thị và quản trị kinh doanh cơ sở lưu trú, tiếp thị và quản trị kinh doanh nhà hàng; ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, thiết kế và quản lý dự án du lịch; Kiến thức về tuyến điểm du lịch, sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch - lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành; Kỹ năng quản lý họat động kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Nghiệp vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú, nhà hàng, bar, và resort.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Quản trị khách sạn - nhà hàng - resort có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa hay thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch; (2) Các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch; (3) Các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch; (4) Chuyên viên lễ tân, điều hành hoạt động kinh doanh hay hoạch định chiến lược marketing và kinh doanh khách sạn - nhà hàng – resort; (5) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
NGÀNH NHÂN HỌC - CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÂN HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Nhân học, chương trình giáo dục Nhân học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
- Kiến thức chuyên ngành: kiến thức lý thuyết, lý luận, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành Nhân học như vấn đề dân tộc, tôn giáo, đô thị, văn hoá tộc người, du lịch…
- Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Nhân học, chương trình giáo dục Nhân học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào phân tích, xử lý và dự báo các sự kiện liên quan đến xã hội tộc người, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các tôc người ở Việt Nam và Nam Bộ.
- Kỹ năng quản lý nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống văn hoá tộc người, hoặc tư vấn cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước.
- Kỹ năng làm việc: có khả năng giải quyết công việc độc lập.
- Kỹ năng xử lý tình huống: giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng.
- Kỹ năng hợp tác: biết phối hợp nhiều cơ quan ban ngành để cùng giải quyết một sự kiện liên quan đến đời sống tộc người.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Trung Quốc, chương trình giáo dục Ngữ văn Trung Quốc có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau đây:
Các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về chính trị, văn hoá – xã hội; các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội...;
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, v.v.;
Làm công tác nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nhằm
Các cơ quan truyền thông.
NGÀNH TRIẾT HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRIẾT HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Triết học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực triết học như: các tư tưởng, các học thuyết triết học của Việt Nam và thế giới trong từng giai đoạn phát triển; vai trò của triết học đối với đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa triết học với các ngành khoa học khác cả tự nhiên lẫn xã hội…
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Triết học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn;
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;
- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp v.v.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Triết học có thể làm tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị…; làm giáo viên bậc trung học các môn giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên...
Các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên tập).
NGÀNH TRIẾT HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Chủ nghĩa xã hội khoa học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học như: Các tư tưởng, học thuyết về chủ nghĩa xã hội; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội; Về triển vọng chủ nghĩa xã hội hiện thực; các quan điểm sai trái chống phá chủ nghĩa xã hội; Các vấn đề văn hoá, chính trị xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội như: văn hoá, dân tộc, tôn giáo, gia đình v.v.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Chủ nghĩa xã hội khoa học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng những kiến thức được học để phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay;
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực được đào tạo;
- Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thồng kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;
- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp v.v.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể làm tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên...
Làm việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên tập).
NGÀNH TRIẾT HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Khoa học chính trị được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học chính trị như: Các tư tưởng, học thuyết chính trị trong lịch sử; Những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Các vấn đề cơ bản của chính trị học và khoa học chính trị.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Khoa học chính trị được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề văn hoá chính trị và quản lý trong hệ thống chính trị, dân vận v.v…;
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;
- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp, v.v.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Khoa học chính trị có thể làm tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên...
Tham gia quản lý trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp;
Làm việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên tập).
NGÀNH QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÔ THỊ HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: những kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ bản: trang bị kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội, kiến trúc, môi trường… làm nền tảng cho ngành học;
- Kiến thức chuyên ngành: trang bị kiến thức chuyên ngành gắn liền lý thuyết với thực tiễn về quản lý đô thị và quản lý dự án.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ Bkiến t, tin học văn phòng.
Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Đọc và hiểu thuật ngữ chuyên ngành;
- Có kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin;
- Có khả năng làm việc độc lập, biết thiết kế và tổ chức triển khai dự án vừa và nhỏ, biết thương thuyết và đàm phám;
- Có năng lực làm việc nhóm và huy động nguồn lực cho dự án;
- Có kỹ năng giao tiếp, biết soạn thảo văn bản, biết nghiên cứu khoa học định tính và định lượng, biết phân tích và bình luận các tình huống văn hoá – xã hội;
- Có khả năng xây dựng, đánh giá và thẩm định dự án ở các cấp độ khác nhau…
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học có thể làm việc trong các các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương với các công việc cụ thể sau:
- Tư vấn;
- Điều phối;
- Quy hoạch về kinh tế - xã hội;
- Thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị;
- Xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án;
- Giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm có liên quan đến Đô thị học và quản lý đô thị.
NGÀNH TÂM LÝ HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÂM LÝ HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Tâm lý học, chương trình giáo dục Tâm lý học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản đại cương thuộc các khối ngành khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ bản của khoa học tâm lý.
- Kiến thức chuyên nghiệp: tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, tổ chức nhân sự.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Tâm lý học, chương trình giáo dục Tâm lý học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học;
- Kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng tư vấn, kỹ năng trị liệu, kỹ năng xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, kỹ năng xây dựng test và sử dụng test;
- Kỹ năng làm việc với đa dạng nhóm ngành nghề;
- Kỹ năng giảng dạy Tâm lý học;
- Kỹ năng xã hội;
- Kỹ năng sống.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Tâm lý học, chương trình giáo dục Tâm lý học có thể làm tốt các công việc thuộc các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách – chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công ty;
Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các trung tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên môn trị liệu tâm lý, tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện , trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ Công an; tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn tâm lý khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty;
Giảng dạy Tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề.
NGÀNH XÃ HỘI HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC XÃ HỘI HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Xã hội học, chương trình giáo dục Xã hội học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: bao gồm khối kiến thức của khối ngành khoa học xã hội;
- Kiến thức cơ bản và chuyên sâu: bao gồm các kiến thức về Xã hội học, phát triển cộng đồng, an sinh xã hội, quản lý xã hội, các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, giới và phát triển giới,,…
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Xã hội học, chương trình giáo dục Xã hội học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp Xã hội học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể;
- Kỹ năng quản lý;
- Kỹ năng giao tiếp xã hội;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giải quyết xung đột;
- Kỹ năng tham vấn;
- Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án liên quan đến ngành Xã hội học.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vũng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Xã hội học, chương trình giáo dục Xã hội học có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:
Hoạt động nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội;
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...);
Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội;
Cán bộ công tác xã hội trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau.
Đồng thời những kiến thức xã hội học sẽ hỗ trợ một cách hữu ích và đắc lực trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.
NGÀNH ĐỊA LÝ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ MÔI TRƯỜNG
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường; kiến thức về quản lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ Bkiến , tin học văn phòng.
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường;
- Khả năng ứng dụng một số công cụ trong công tác quản lý môi trường.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực đánh giá chất lượng môi trường, quản lý môi trường, giáo dục, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường;
Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
NGÀNH ĐỊA LÝ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ KINH TẾ - PHÁT TRIỂN VÙNG
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển vùng được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; lý thuyết về tổ chức không gian lãnh thổ, định hướng phát triển vùng, kinh tế vùng và nghiên cứu thị trường; kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô, toàn cầu hoá và hội nhập.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng.
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển vùng được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu địa lý nhân văn;
- Kỹ năng ứng dụng một số công cụ tính toán kinh tế và phân tích không gian để giải quyết các bài toán kinh tế vùng.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển vùng, có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội;
Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông;
Tổ chức không gian kinh tế, lựa chọn vị trí/địa điểm và phát triển thị trường;
Hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch và quản lý vùng - đô thị.
NGÀNH ĐỊA LÝ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ DÂN SỐ - XÃ HỘI
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau :
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức về các vấn đề dân số, xã hội và phát triển; kiến thức cơ bản về vấn đề quản lý lao động và nguồn nhân lực.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng.
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích các vấn đề dân số, xã hội và phát triển;
- Kỹ năng ứng dụng một số công cụ nghiên cứu để phân tích, giải quyết các vấn đề dân số, lao động và xã hội;
- Kỹ năng xây dựng và tham gia vào các dự án phát triển.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội, có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực dân số, lao động và xã hội; xây dựng, quản lý và thực hiện các dự án phát triển; hoạch định chính sách phát triển, chính sách xã hội và quản lý xã hội;
Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
NGÀNH ĐỊA LÝ – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢN ĐỒ - VIỄN THÁM - GIS
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám - GIS được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức cơ bản về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên; các dạng tài nguyên môi trường;
Đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người;
Quan điểm hội nhập và phát triển bền vững;
Kiến thức cơ bản về bản đồ, GIS và viễn thám.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám - GIS được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng xây dựng bản đồ, giải đoán ảnh viễn thám, xây dựng dữ liêu GISl;
- Kỹ năng ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong việc giải quyết các bài toán liên quan đến không gian.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám – GIS có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội;
Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông;
Thu thập xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định trong quy hoạch, quản lý và tổ chức không gian lãnh thổ;
Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng GIS.
NGÀNH VĂN HOÁ HỌC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Văn hoá học, chương trình giáo dục Văn hoá học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;
Kiến thức cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá; các thành tố bộ phận và các bình diện của văn hoá; văn hoá tộc người, lịch sử văn hoá, địa văn hoá; văn hoá thế giới, văn hoá khu vực, văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng; các lĩnh vực văn hoá học ứng dụng;
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…; kiến thức Hán Nôm căn bản.
Cử nhân ngành Văn hoá học, chương trình giáo dục Văn hoá học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp văn hoá học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể;
- Kỹ năng quản lý;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp xã hội.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Văn hoá học, chương trình giáo dục Văn hoá học có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau:
Nghiên cứu văn hoá tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học;
Giảng dạy văn hoá học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hoá – thông tin, chính trị - hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức xã hội (thanh niên, công đoàn);
Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hoá – thông tin – du lịch;
Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hoá học.
NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
LỮU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Thời gian đào tạo: 3.5 đên 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;
Kiến thức cơ sở ngành: trang bị kiến thức cơ bản của khoa học Lịch sử, Lưu trữ học làm nền tảng cho ngành học;
Kiến thức chuyên ngành: trang bị kiến thức về chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Kỹ năng tổ chức lao động khoa học văn phòng;
Kỹ năng xử lý các công việc cụ thể như: soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý văn bản của cơ quan; xây dựng hệ thống lưu trữ tài liệu;…;
Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy về Lưu trữ học và Quản trị văn phòng tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
NGÀNH NGÔN NGỮ PHÁP
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGỮ VĂN PHÁP
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngữ văn Pháp, chương trình giáo dục Ngữ văn Pháp được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: kiến thức của khối ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và hành vi;
Kiến thức cơ bản: kiến thức ngôn ngữ học, lý thuyết dịch, văn học Pháp;
Kiến thức chuyên sâu: kiến thức về văn học Pháp: tiểu thuyết, kịch nghệ, thơ ca Pháp từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20, hệ thống các tư tưởng lớn của nền văn học Pháp qua các thế kỷ; kiến thức về văn hoá và văn minh Pháp: lịch sử Pháp, các dòng tư tưởng Pháp, tình hình kinh tế chính trị nước Pháp hiện tại; kiến thức ngôn ngữ học: ngữ âm học, từ vựng học, cú pháp học, phong cách học tiếng Pháp; lý thuyết và thực hành dịch.
Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Ngữ văn Pháp, chương trình giáo dục Ngữ văn Pháp được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Biết ứng xử trong mọi tình huống bằng tiếng Pháp. Biết vận dụng kiến thức văn học Pháp trong những công việc thích hợp;
- Có khả năng hoà nhập, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm được giao, tự đánh giá chất lượng công việc đã thực hiện.
- Làm việc có kế hoạch, có phương pháp khoa học;
- Xác định được yêu cầu của công việc và khả năng của bản thân để có thể tiếp tục học sau đại học, hoặc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cầm năm vững các kiến thức và kỹ năng xã nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Pháp, chương trình giáo dục Ngữ văn Pháp có thể làm tốt công việc thuộc các lĩnh vực sau đây:
Đối ngoại: các cơ quan ngoại giao như Sở Ngoại vụ, các Tổng lãnh sự quán, văn phòng ngoại giao; các tổ chức quốc tế hay phi chính phủ có sử dụng tiếng Pháp như AUF, DEP; các tổ chức hữu nghị;
Kinh doanh: các khách sạn, các cơ sở du lịch, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài, các công ty dịch thuật, các cơ quan thông tấn, báo chí;
Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học thổ thong, viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tư vấn du học.
NGÀNH NGÔN NGỮ NGA
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGỮ VĂN NGA
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngữ văn Nga, chương trình giáo dục Ngữ văn Nga được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: Những kiến thức thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và hành vi;
Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức về ngôn ngữ học, văn hoá học, văn học,…;
Kiến thức chuyên ngành bao gồm: Kiến thức cơ bản, hiện đại về ngôn ngữ Nga (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp); kiến thức cơ bản về các kỹ năng lời nói tiếng Nga (nghe – nói - đọc - viết - dịch); kiến thức về văn học, văn hoá Nga.
Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Ngữ văn Nga, chương trình giáo dục Ngữ văn Nga được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Sử dụng thông thạo tiếng Nga trong mọi tình huống giao tiếp;
- Áp dụng những kiến thức cơ bản về tiếng Nga, về đất nước, con người Nga trong các công việc và việc làm cụ thể.
- Tác phong làm việc khoa học, chặt chẽ.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Nga, chương trình giáo dục Ngữ văn Nga có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:
Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học – cao đẳng, viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu, các trường phổ thông trung học;
Cơ quan, tổ chức đối ngọai, kinh tế, văn hoá: Cơ quan, tổ chức ngoại giao, văn phòng đại diện, các công ty, cơ quan kinh tế Nhà nước, tư nhân, các công ty, các cơ quan truyền thông;
Du lịch: Hướng dẫn viên du lịch, tổ chức, điều hành hoạt động du lịch, tiếp tân khách sạn, khu nghỉ mát, khu du lịch, nhân viên phòng vé máy bay.
NGÀNH NGÔN NGỮ NGA
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SONG NGỮ NGA - ANH (CAO ĐẲNG)
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên hệ cao đẳng ngành Ngữ văn Nga, chương trình giáo dục Song ngữ Nga - Anh được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: Những kiến thức thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và hành vi;
Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức về ngôn ngữ học, văn hoá học, văn học,… Anh, Mỹ;
Kiến thức chuyên ngành bao gồm: Kiến thức cơ bản về tiếng Anh (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp); kiến thức cơ bản về các kỹ năng lời nói tiếng Anh (nghe - nói - đọc - viết - dịch).
Sinh viên hệ cao đẳng ngành Ngữ văn Nga, chương trình giáo dục Song ngữ Nga - Anh được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong mọi tình huống giao tiếp;
- Áp dụng những kiến thức cơ bản về tiếng Anh trong các công việc cụ thể.
- Tác phong làm việc khoa học, chặt chẽ.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Ngữ văn Nga, chương trình giáo dục Song ngữ Nga - Anh có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:
Giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học, trung tâm ngoại ngữ;
Cơ quan, tổ chức đối ngọai, kinh tế, văn hoá, các cơ quan truyền thông có sử dụng tiếng Anh và tiếng Nga;
Du lịch: Hướng dẫn viên du lịch, tổ chức, điều hành hoạt động du lịch, tiếp tân khách sạn, khu nghỉ mát, khu du lịch,...
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VĂN HOÁ - VĂN HỌC
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh (Ngữ văn Anh), chương trình giáo dục Văn hoá – Văn học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức về lịch sử phát triển của văn học Anh qua các giai đoạn, đặc biệt từ thế kỷ XVI-XXI;
Kiến thức về lịch sử phát triển của văn học Mỹ qua các giai đoạn, đặc biệt từ thế kỷ XIX-XXI;
Kiến thức về các trào lưu lớn trong văn học Anh, Mỹ;
Kiến thức cơ bản về các thể loại văn học như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…;
Kiến thức về các tác giả quan trọng trong văn học Anh, Mỹ;
Kiến thức về văn hoá bao gồm các vấn đề xã hội tại Anh và Mỹ, lịch sử, hệ thống giáo dục, hệ thống chính trị, lối sống và bản sắc dân tộc của Anh và Mỹ…
Kiến thức bổ trợ: Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Văn hoá – Văn học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao tương đương TOEFL 550-600 / iBT 100;
- Phát âm chuẩn;
- Cảm nhận, phê bình một tác phẩm trên cơ sở lý luận văn học và hiểu biết về các giai đoạn lịch sử của văn học Anh, Mỹ;
- Tìm hiểu, trình bày về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho các trào lưu lớn trong văn học Anh, Mỹ;
- Phân tích được những biến cố, phong trào, nhóm và các cá nhân có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của lịch sử văn hoá – văn học Anh, Mỹ;
- Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình luận một vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hoá, ...
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Văn hoá – Văn học có thể làm việc tại:
Các cơ quan, đơn vị chính trị và kinh tế có sử dụng tiếng Anh như cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, văn phòng, đại diện các tổ chức, công ty nước ngoài hoặc các công ty trong nước có sử dụng tiếng Anh, các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương và nước ngoài.
Các cơ quan giáo dục, đơn vị nghiên cứu như các trường đại học, cao đẳng (giảng dạy chuyên ngành văn hoá-văn học Anh, Mỹ hoặc tiếng Anh tổng quát từ trình độ sơ cấp đến cao cấp), các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BIÊN PHIÊN DỊCH
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Biên phiên dịch được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức về lý thuyết dịch bao gồm các phương pháp dịch và kỹ thuật dịch cơ bản;
Kiến thức ngôn ngữ học (cả tiếng Việt và tiếng Anh);
Kiến thức cơ bản về văn hoá, văn học Anh, Mỹ;
Kiến thức tiếng Anh thuộc các lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị, thương mại,…
Kiến thức bổ trợ: Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Biên phiên dịch được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao, tương đương TOEFL 550-600/TOEFL iBT 100;
- Phát âm chuẩn;
- Nắm vững và ứng dụng các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết dịch vào thực tế biên phiên dịch tiếng Anh;
- Biên dịch văn bản thuộc các thể loại khác nhau như văn học, học thuật, hành chính, kinh thương…;
- Dịch trực tiếp trong các lĩnh vực giao tiếp, hội thảo khoa học, hội nghị chính trị, đàm phán thương mại,…;
- Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng lọc lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình luận một vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hoá,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Biên phiên dịch có thể làm việc tại các cơ quan:
Các cơ quan, đơn vị chính trị và kinh tế có sử dụng tiếng Anh như các nhà xuất bản, cơ quan truyền thông trong nước và tại các nước nói tiếng Anh; các cơ quan ngoại giao; các tổ chức quốc tế; các công ty, văn phòng của nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, hướng dẫn viên hoặc các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong nước có sử dụng tiếng Anh;…
Các cơ quan giáo dục, đơn vị nghiên cứu như trường đại học, cao đẳng (giảng dạy môn lý thuyết dịch hoặc tiếng Anh); các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong nước và nước ngoài sử dụng tiếng Anh…
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGỮ HỌC – GIẢNG DẠY
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Ngữ học – Giảng dạy được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Anh bao gồm các lĩnh vực ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, cú pháp học,…;
Kiến thức chuyên sâu về phân tích diễn ngôn, phong cách học,… tiếng Anh;
Kiến thức chuyên sâu về các trường phái ngôn ngữ học trong tiếng Anh;
Kiến thức chung về văn học, văn hoá Anh, Mỹ, và dịch thuật để sử dụng trong giảng dạy tiếng Anh;
Kiến thức về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh, từ phương pháp ngữ pháp truyền thống đến phương pháp giao tíếp;
Kiến thức về cách giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm nghe, nói, đọc, viết.
Kiến thức bổ trợ: Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Ngữ học – Giảng dạy được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao, tương đương TOEFL 550-600 / TOEFL iBT 100;
- Phát âm chuẩn;
- Nắm vững đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Anh;
- Áp dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học và ứng dụng nó trong công việc giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ;
- Dạy tiếng Anh tổng quát thuộc các trình độ khác nhau từ sơ cấp đến cao cấp; tiếng Anh chuyên ngành ESP (English for Specific Purposes);
- Dạy các môn chuyên ngành lý thuyết ngôn ngữ học Anh cho trình độ cao đẳng và đại học;
- Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng lọc lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình luận một vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hoá,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Anh, chương trình giáo dục Ngữ học – Giảng dạy có thể làm việc tại các cơ quan:
Các cơ quan, đơn vị chính trị và kinh tế có sử dụng tiếng Anh như các nhà xuất bản, cơ quan truyền thông trong nước và tại các nước nói tiếng Anh; các cơ quan ngoại giao; các tổ chức quốc tế; các công ty, văn phòng của nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, hướng dẫn viên hoặc các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong nước có sử dụng tiếng Anh;…
Cử nhân chuyên ngành Ngữ học – Dạy tiếng ngành Ngữ văn Anh có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trường tiểu học quốc tế; các trung tâm ngoại ngữ; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Anh; các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc;
Có trình độ tiếng Hàn ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Hàn Quốc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Hàn Quốc;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Hàn Quốc;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Hàn Quốc học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc, và những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc;
Có trình độ tiếng Nhật ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Nhật Bản học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Nhật Bản;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Nhật Bản;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Nhật Bản học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản, và những cơ quan có sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Giáo dục, chương trình giáo dục Tâm lý giáo dục được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát của khối ngành Khoa học xã hội và Hành vi và Khoa học Nhân văn;
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức cơ sở ngành của khoa học giáo dục và khoa học tâm lý;
- Kiến thức chuyên ngành của khoa học tâm lý giáo dục;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Giáo dục, chương trình giáo dục Tâm lý giáo dục được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm;
- Kỹ năng quan sát, phán đoán và giải quyết vấn đề;
- Năng lực tự học;
- Năng lực ngôn ngữ, ngoại ngữ;
- Khả năng chịu được áp lực công việc cao; thích ứng với những cái mới;
- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu; khả năng tư duy logic, sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn;
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Sinh viên cần nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Giáo dục, chương trình giáo dục Tâm lý giáo dục có thể làm việc ở các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở tư vấn, các cơ sở hoạt động các lĩnh vực khác có liên quan.
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, chương trình giáo dục Chính trị – Ngoại giao được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức cơ bản về lịch sử – chính trị thế giới hiện đại; kến thức cơ bản về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế; nắm vững chính sách đối ngoại Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa-tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế;
Ngoại ngữ: sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành Chính trị quốc tế.
Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, chương trình giáo dục Chính trị - Ngoại giao được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường:
Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, chương trình giáo dục Chính trị - Ngoại giao có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:
Đối ngoại: các cơ quan ngoại giao; văn phòng đại diện; các tổ chức quốc tế.
Kinh doanh: Công ty đa quốc gia, Nhà nước, tư nhân; ngân hàng; PR; báo chí.
Nghiên cứu – giảng dạy: tại các trường đại học, cao đẳng; các viện, trung tâm nghiên cứu.
Đông phương học, chương trình giáo dục Trung Quốc Học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Trung Quốc học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Trung Quốc;
Có trình độ tiếng Trung ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Trung Quốc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Trung Hoa;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Trung Hoa;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
- Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục TrungQuốc học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các quốc gia, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan và những cơ quan có sử dụng tiếng Hoa ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Trung Quốc học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
Hướng dẫn viên du lịch.
Đông phương học chương trình giáo dục Úc học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Úc học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, phương Tây, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của nước Úc;
Có trình độ tiếng Anh ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Úc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Úc;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Úc;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
- Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Úc học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Úc, Anh và những cơ quan có sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Úc học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
Hướng dẫn viên du lịch.
Đông phương học chương trình giáo dục Thái Lan học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Thái Lan học được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Thái Lan;
Có trình độ tiếng Thái ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Thái Lan học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Thái Lan;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Sinh viên nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Thái Lan học có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Thái Lan, và những cơ quan có sử dụng tiếng Thái ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Thái Lan học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
Hướng dẫn viên du lịch.
Đông phương học chương trình giáo dục Indonesia học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Indonesia học được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Indonesia;
Có trình độ tiếng Indonesia ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Indonesia học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Indonesia;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Indonesia học có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Indonesia, và những cơ quan có sử dụng tiếng Indonesia ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Indonesia học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
Hướng dẫn viên du lịch.
Đông phương học chương trình giáo dục Ấn Độ học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Ấn Độ học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại Ấn Độ;
Có trình độ tiếng Hindi ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Ấn Độ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Ấn Độ;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần năm vững các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Ấn Độ học có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau :
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hindi, tiếng Anh và những cơ quan có sử dụng tiếng Hindi, tiếng Anh ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Ấn Độ học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
Hướng dẫn viên du lịch.
Đông phương học chương trình giáo dục Ả Rập học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ả Rập học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại Ả Rập;
Có trình độ tiếng Ả Rập nhất định theo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra người học còn được trang bị thêm ngoại ngữ 2 (tiếng Anh) để giúp người học có cơ hội giao tiếp và tiếp tục học cao hơn
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ả Rập học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông; Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Ả Rập; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Làm việc ( với các vị trí: lễ tân, tổ chức-quản lý nhân sự, biên phiên dịch ngoại ngữ, thư ký văn phòng, hướng dẫn viên du lịch…) trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của ẢRập, ở Việt Nam, ở các nước sở tại, ở các miền, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Ả Rập, ở trong các tổ chức đơn vị kinh doanh; Giảng dạy và làm việc trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu.
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn.
- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và hành vi và khối ngành Phục vụ xã hội.
- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: Công tác xã hội đại cương, Công tác xã hội với cá nhân và nhóm, An sinh xã hội; Phát triển cộng đồng; Công tác xã hội với trẻ em, người già, người tàn tật, nhóm dễ bị tổn thương, sức khỏe cộng đồng.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động Công tác xã hội.
Cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế.
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giải quyết xung đột;
- Kỹ năng tham vấn;
- Kỹ năng ra quyết định;
- Kỹ năng tạo nguồn lực;
- Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án liên quan đến ngành Công tác xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng mà trường đã đào tạo
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Công tác xã hội phải là những con người, chương trình giáo dục Công tác xã hội có thể làm cán sự xã hội như: Nhân viên xã hội tại các cơ sở xã hội điều phối viên chương trình, dự án; lãnh đạo và chuyên viên tại các trung tâm, nhà mở…; các dịch vụ xã hội: tư vấn, kiểm huấn; làm việc tại các cơ quan, đoàn thể, lĩnh vực công tác như NGOs (tổ chức phi chính phủ) trong và ngoài nước;
Ngoài ra, cử nhân ngành Công tác xã hội còn có thể làm cán sự ở các công ty, xí nghiệp, bệnh viện; ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Công đoàn, các cơ quan bảo vệ pháp luật; giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng về các ngành/chuyên ngành: Công tác xã hội, Xã hội học,…; các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; các trung tâm đào tạo, kiểm huấn Công tác xã hội.
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngữ văn Trung Quốc, chương trình giáo dục Ngữ văn Trung Quốc được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn như: triết học, lịch sử văn minh thế giới, cơ sở văn hoá Việt Nam, ngôn ngữ học, tâm lý học…;
Kiến thức chuyên ngành Ngữ văn Trung Quốc, bao gồm: kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước và con người Trung Quốc như (lịch sử, triết học, văn học, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ, địa lý môi trường …); kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ, từ cấp độ sơ cấp đến cao cấp tiếng Trung, thể hiện qua các phương diện ngữ âm - văn tự - từ vựng - ngữ pháp - tu từ…
Cử nhân ngành Ngữ văn Trung Quốc, chương trình giáo dục Ngữ văn Trung Quốc được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Kỹ năng nghiên cứu bằng tiếng Trung Quốc trong các lĩnh vực chuyên ngành như văn hóa – xã hội, kinh tế – thương mại, du lịch.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc ở trình độ cao cấp (nghe, nói, đọc, viết, biên – phiên dịch), tương đương trình độ cấp 8 HSK;
Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Trung Quốc, chương trình giáo dục Ngữ văn Trung Quốc có thể đảm nhận các công việc sau:
Cán bộ ngoại giao trong các cơ quan ngoại giao;
Thông – phiên dịch viên;
Giảng dạy tiếng Trung tại các trường đại học, cao đẳng…;
Trợ lý các dự án hợp tác quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài có sử dụng tiếng Trung.
NGÀNH NGÔN NGỮ ĐỨC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGỮ VĂN ĐỨC
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Ngữ văn Đức, chương trình giáo dục Ngữ văn Đức được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức giáo dục đại cương bậc đại học khối ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và hành vi;
Kiến thức tiếng Đức giao tiếp bậc trung cấp (tương ứng với trình độ C1 theo Tiêu chuẩn đánh giá trình độ ngoại ngữ của Cộng đồng chung châu Âu GER);
Kiến thức nền tảng về ngôn ngữ Đức và văn hóa các nước nói tiếng Đức, cụ thể là các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học Đức, văn chương Đức, biên phiên dịch Đức-Việt/Việt-Đức, và văn hóa - văn minh Đức-Áo-Thụy Sĩ; kiến thức chuyên ngữ tiếng Đức thông dụng ở một trong các lĩnh vực nghề nghiệp sau: kinh tế thương mại, du lịch, giáo dục.
Kiến thức bổ trợ: Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Ngữ văn Đức, chương trình giáo dục Ngữ văn Đức được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Năng lực tư duy độc lập, tư duy phản biện;
- Năng lực nhận diện, phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học;
- Năng lực thích ứng, hội nhập, thích nghi trong môi trường văn hóa các nước nói tiếng Đức;
- Năng lực nghiên cứu khoa học với đề tài thuộc phạm vi ngữ văn (ngôn ngữ, văn chương, văn hóa – văn minh);
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu để phát triển khả năng cá nhân
- Kỹ năng giao tiếp trực tiếp và giao tiếp qua thư từ - văn bản bằng tiếng Đức trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường của một trong các lĩnh vực nghề nghiệp sau: kinh tế thương mại, du lịch, giáo dục.
- Năng lực và các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để làm việc trong một trong các lĩnh vực sau: kinh tế thương mại, dịch thuật, du lịch, giảng dạy tiếng Đức.
- Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng lọc lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình luận một vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, ...
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần năm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Ngữ văn Đức, chương trình giáo dục Ngữ văn Đức có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí công tác sau:
Lĩnh vực kinh tế thương mại: thư ký; trợ lý ngôn ngữ; nhân viên văn phòng, phụ trách giao dịch thư tín, lễ tân; ... cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp của Đức, Áo, Thụy sĩ hoặc các công ty đa quốc gia, nhà nước, tư nhân có đối tác, khách hàng từ Đức, Áo, Thụy sĩ.
Lĩnh vực du lịch: hướng dẫn viên du lịch; nhân viên văn phòng du lịch phụ trách về tổ chức, lên kế hoạch chương trình du lịch; nhân viên phụ trách lễ tân, bộ phận chăm sóc khách hàng của khách sạn, nhà hàng; ... có đối tượng khách hàng là người Đức, Áo, Thụy Sĩ.
Lĩnh vực giáo dục: giảng dạy và nghiên cứu tiếng Đức tại các trường đại học, phổ thông, các trung tâm ngoại ngữ, các viện nghiên cứu ...
Các lĩnh vực, vị trí công tác khác: biên phiên dịch; công tác tại các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế cần nhân lực biết tiếng Đức; ...
Đánh giá
124 đánh giá
Giới thiệu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM (website: hcmussh.edu.vn) là một trường đại học công lập chiếm được sự tín nhiệm của rất nhiều bạn trẻ, là ước mơ của nhiều học sinh từ thời còn trên ghế nhà trường.
Nói đến đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, người ta thường nghĩ ngay đến một ngôi trường với khuôn viên đẹp, giảng viên pro, sinh viên thì siêu chất. Bên cạnh đó, ngôi trường này cũng được biết đến với thực trạng “mất cân bằng giới tính nghiêm trọng”, khi mà nam sinh ngày càng trở nên “hiếm có khó tìm”. Điểm khác biệt lớn nhất mà các HCMUSSH - ers luôn tự hào là môi trường học tập đa văn hóa, đa sắc tộc với sinh viên mang những nét đặc trưng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Ngôi trường đại học nổi tiếng nhất nhì khu vực phía Nam
Lịch sử hình thành trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM
Với tuổi đời gần 60 năm hình thành và phát triển, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xứng đáng là một trong những “cây đại thụ” trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Trường được thành lập ngay sau hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, và sau đó được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.
Trải qua vài lần đổi tên nữa, đến 30-3-1996, trường chính thức mang tên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video giới thiệu về trường đăng trên HCMUSSH Channel
Hiện nay, trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các khóa đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu nhân nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Cơ cấu ngành đào tạo của trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản - truyền thống song song với việc chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng - hiện đại; thực hiện quy mô hợp lý, cân đối giữa các phương thức và loại hình đào tạo.
Bên cạnh việc tiên phong khai mở ra những ngành đào tạo mới như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý…, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn tự hào là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viên quốc tế với trên 300 học viên và sinh viên nước ngoài đến từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ học tập toàn thời gian và trên 2.500 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn hàng năm.
Khoa Hàn quốc học - một trong những khoa nhiều sinh viên ngoại quốc của trường
Bên cạnh việc đào tạo đa ngành, HCMUSSH không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chú trọng các hoạt động liên kết quốc tế nhằm làm cầu nối đưa kiến thức tiên tiến từ nước ngoài áp dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.
Sứ mệnh
Trường ĐHKHXH&NV là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao; là đơn vị giáo dục uy tín với chương trình đào tạo tiên tiến nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xã hội; góp phần tạo dựng vị thế Khoa học xã hội và Nhân văn của Việt Nam trong khu vực.
Tầm nhìn
Trường ĐHKHXH&NV là trường đại học định hướng nghiên cứu, đang từng bước tiến đến đại học nghiên cứu theo mô hình hiện đại của các trường đại học tiên tiên trên thế giới; là đơn vị giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học về các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn của Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á nói chung.
Hoạt động của sinh viên
Trường luôn nằm trong top các trường có phong trào sinh viên sôi nổi nhất không chỉ trong TP HCM mà còn trên cả nước. Ít ai biết HCMUSSH là cái nôi của Chiến dịch Xuân tình nguyện - phong trào tình nguyện nay đã trở nên phổ biến trong cả nước mà thời sinh viên ai nấy đều mong muốn được trải nghiệm ít nhất một lần. Bên cạnh đó, Đoàn hội Nhân văn cũng thường xuyên tổ chức các chiến dịch tình nguyện, talk - show, cuộc thi, đêm nhạc hoành tráng thu hút hàng ngàn sinh viên tham dự.
Nghi thức truyền lửa trong Hội trại Du lịch lần III năm 2016
Nhiều câu lạc bộ như Phóng viên trẻ, Văn minh học đường, Lửa tâm, Đội văn nghệ xung kích,.. mở ra nhằm giúp các bạn học tập thêm kĩ năng và theo đuổi đam mê. HCMUSSH còn là nơi mà lễ hội văn hoá các ngành học đã trở thành bản sắc với Lễ hội văn hoá Đông phương, Ngày hội Việt Nam học, Ngày hội nhân học, Ngày hội Xã hội học, Ngày hội văn hoá Tây Ban Nha hay Điểm hẹn văn hoá nhân văn.
Đội ngũ nhân sự
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường. Với phương châm quan tâm đúng mức cả về đội ngũ giảng viên lẫn chuyên viên và cán bộ quản lí, HCMUSSH đã và đang thực hiện nhiều biện pháp triệt để từ khâu tuyển dụng đến đào tạo nằm nâng cao cả chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng lẫn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ viên chức.
Theo báo cáo thống kê năm 2014, đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy gồm 3 giáo sư, 41 phó giáo sư, 190 tiến sĩ, 400 thạc sĩ - một minh chứng hết sức sống động cho thành công của công tác chuẩn hóa trình độ giảng viên. Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, trường còn khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Cơ sở vật chất
*Trường hiện có hai cơ sở:
- Cơ sở 1: số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1, diện tích 1,2 ha.
- Cơ sở 2: Linh Trung, Thủ Đức, rộng trên 23 ha.
Cơ sở đào tạo Đinh Tiên Hoàng đang được sử dụng có hiệu quả. Trường có kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng Linh Trung thành cơ sở đào tạo hiện đại, có các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,… nằm trong khu quy hoạch rộng hơn 700 ha của Đại học Quốc gia TP HCM.
Kí túc xá
Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ ở trong khu vực kí túc xá chung của Đại học Quốc gia. Nằm trên địa bàn giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, ký túc xá ĐHQG-HCM có diện tích 42,08 ha, gồm khu A và B với 49 tòa nhà từ 5 đến 16 tầng. Trong năm học 2016-2017, ký túc xá trở thành ngôi nhà chung của 30.000 sinh viên cùng sinh hoạt và học tập.
Ngoài việc được xây dựng khang trang, ký túc xá còn có rất nhiều những điểm cộng, chẳng hạn có căn tin phục vụ từ sáng đến chiều, nhà ăn và các quán giải khát nhỏ nằm rải rác, có chỗ gửi xe ở mỗi khu, dịch vụ giặt quần áo. Ngoài ra, sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy những dịch vụ phục vụ nhu cầu học tập và giải trí khác như quán photo, quán karaoke, cafe wifi, chợ đêm, sân bóng đá,.. gần đó.
Giao thông cũng cực kì thuận tiện với các tuyến xe bus hoạt động thường xuyên, đơn cử như ở khu B có bus số 33, 53, 99. Bạn nào có nhu cầu đi lại sau 21h 30 thì cũng không phải lo vì đã có dịch vụ xe đưa đón sinh viên từ khu A sang khu B và ngược lại, hoạt động từ 21 giờ 30 đến 23 giờ 00 các ngày trong tuần (kể cả Chủ nhật), thời gian giãn cách 20 - 30 phút/1 chuyến.
Thành tựu
Với phương châm hoạt động Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đào tạo nhiều lớp cử nhân, thạc sĩ có chuyên môn cao, kĩ năng tốt đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Tính riêng từ năm 1975 đến nay trường đã cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức đông đảo với hơn 60.000 cử nhân, trên 5.000 thạc sĩ và trên 500 tiến sĩ về các ngành KHXH&NV. Những đóng góp và thành tích xuất sắc suốt những năm qua ấy đã được đền đáp xứng đáng khi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM vinh dự liên tục nhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng cao quý:
♦ Danh hiệu thi đua :
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2006
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2007
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2008
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2009
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2010
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2011
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2012
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2013
♦ Thành tích khen thưởng :
- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2004, 2006, 2009
- Bằng khen của Bộ Công an năm 2014
Cựu sinh viên nổi bật
Được mệnh danh là “nơi tập hợp những con người xuất sắc”, trường đã đào tạo ra nhiều lớp sinh viên tài năng, những người đã và đang đóng góp không ngừng nghỉ cho sự phát triển của đất nước về nhiều lĩnh vực, từ các chính trị gia đang nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước đến những người nổi tiếng trong showbiz Việt.
Người đầu tiên phải kể đến là Lan Khuê - Hoa khôi Áo dài, Top 11 Miss World, Giải vàng Siêu mẫu Việt Nam 2013, Huấn luyện viên The Face Vietnam mùa 1.
Lan Khuê tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ Văn Đức tại HCMUSSH
Một cựu học sinh rất thành công nữa là BTV Hoài Anh - một trong những gương mặt MC sáng giá nhất của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP HCM.
BTV Hoài Anh là cựu sinh viên ngành Nhật Bản - khoa Đông phương học
Nguồn: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Môi Trường Đáng Học
Đã học khoá học: Lưu trữ học tại đây.
Ưu điểm
Gần nhà, có trồng nhiều cây. Đa số các giảng viên quan tâm đến học sinh
Điểm cần cải thiện
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa chưa được thoải mái, thủ tục rườm rà
Trải nghiệm và lời khuyên
Học tập rất tốt nhưng nhà thì đâu ko có quạt lại khá kín khiến sinh viên rất nóng và mệt
Sức Trẻ Nhân Văn - Hữu Danh Hữu Thực
Đã học khoá học: Đông phương học tại đây.
Ưu điểm
Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TPHCM là một ngôi trường hàng đầu tiên phong trong lĩnh vực giáo dục khoa học xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ, là ngôi trường được đánh giá là thu hút được nhiều sinh viên quốc tế theo học nhất cả nước. Về học tập, trường có chất lượng giảng dạy rất tốt, nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế và sẵn sàng hỗ trợ sinh viên về cả mặt vật chất lẫn kiến thức chuyên môn. Về hoạt động ngoại khoá, là môi trường năng động sáng tạo cho sinh viên rèn luyện.
Điểm cần cải thiện
Kể từ tuyển sinh 2021-2022 trường sẽ chuyển sang tự chủ tài chính. Vì vậy, mức học phí dao động 16-24 triệu/năm cho các ngành đại trà và khoảng 60 triệu/năm cho các ngành CLC có thể nói đã gây sức ép khá nhiều đối với các sĩ tử của các mùa tuyển sinh sau. Điểm cần cải thiện nhiều nhất chính là web trường, mùa nào cũng là mùa sập =))). HK2 mình đăng kí môn mà web sập thì dù cho có “ốc quế sầu riêng” mình cũng phải khẩu nghiệp (`_´)ゞ
Trải nghiệm và lời khuyên
Mình là “Người Nhân Văn” năm nhất. Vì diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, mình vẫn đang phải học online đến hết HK1. Đây là ngôi trường mơ ước của mình từ những năm cấp 2, dù phải học online trong HK1 nhưng những với trải nghiệm hiện tại khẳng định đây tuyệt đối không phải lựa chọn sai lầm. Vì mình là lứa cuối cùng trước khi trường tự chủ tài chính nên với mình, học phí của trường rất rẻ. HK1 mình đã đóng 5.900.000đ bao gồm tiền GDQP, cứ thế mỗi năm sẽ chỉ tăng 10%. Mình là sinh viên khoa Đông Phương học, chuyên ngành Trung Quốc học. Khoa mình nổi tiếng rất năng động, với sự đa dạng của các hoạt động ngoại khoá lẫn đa dạng các chuyên ngành. Khoa có 6 chuyên ngành là Trung Quốc học, Úc học, Thái Lan học, Ả Rập học, Indonesia học, Ấn Độ học. Các bạn sẽ được học về đất nước học bao gồm về cả ngôn ngữ, chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá,… của đất nước ứng với chuyên ngành. Vì thế, mình thấy “rất hời” so với một mức học phí rẻ như vậy. Trong HK1 này, mình học 3 đại cương và 3 chuyên ngành. Về đại cương, thầy cô đều là các thạc sĩ, tiến sĩ; không chỉ có năng lực chuyên môn về kiến thức hàng lâm mà còn có những câu chuyện kể từ những trải nghiệm “xách balo lên và đi” của thầy cô. Tuy vì đặc thù của một số môn khá trừu tượng như Triết học Mác Lenin nên đôi khi, cũng khó hiểu nhưng nhìn chung cách thầy cô truyền đạt kiến thức rất tuyệt vời. Về chuyên ngành, các thầy cô vô cùng tỉ mỉ trong cách giảng dạy. Vì năm nhất mình sẽ học ngôn ngữ của đất nước chuyên ngành nên các thầy cô chăm chút từng cái một, có những sự theo dõi tiến độ học tập rất tích cực, không chỉ dạy về kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện cho mình những kĩ năng mềm trong việc xây dựng một lối sống khoa học, đảm bảo được một đời sống sinh viên không bị “deadline dí” mà mất đi những niềm vui vốn có. Bên cạnh đó, các anh chị khoá trên rất nhiệt tình, luôn trả lời những thắc mắc của các em, luôn tạo môi trường năng động thể hiện được Sức trẻ Nhân Văn của mình “có tiếng có miếng”. Ngoài ra, nhà trường thường có những buổi workshop rất giá trị, với các diễn giả chuyên nghiệp giúp sinh viên định hướng bản thân và nghề nghiệp trong tương lai. Mới vô đây thôi, nhưng trường đã có rất nhiều suất học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn. Gần đây, trường được réo tên rất nhiều vì MGI 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên là cựu sinh viên khoa Ngữ văn Pháp của trường. Tuy nhiên, mình xin khẳng định, trường hữu danh hữu thực, mình lúc nào cũng tự hào khi nói “Tôi là sinh viên Nhân Văn.”.
Khoa Nhân Học
Đã học khoá học: Khoa Nhân học tại đây.
Ưu điểm
Môi trường năng động, nhiều câu lạc bộ. Giảng viên giỏi, nhiệt huyết. Thông tin cập nhật nhanh chóng trên web trường giúp sinh viên dễ nắm bắt.
Điểm cần cải thiện
Hệ thồng LMS của trường hay bị sập trước giờ vào lớp.
Trải nghiệm và lời khuyên
Nhiều hoạt động tham gia nhưng do học onl nên khá hạn chế