Chương trình
Ngành
Triết họcThời lượng
3.5 nămNGÀNH TRIẾT HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRIẾT HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Triết học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực triết học như: các tư tưởng, các học thuyết triết học của Việt Nam và thế giới trong từng giai đoạn phát triển; vai trò của triết học đối với đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa triết học với các ngành khoa học khác cả tự nhiên lẫn xã hội…
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Triết học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn;
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;
- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp v.v.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Triết học có thể làm tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị…; làm giáo viên bậc trung học các môn giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên...
Các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên tập).
NGÀNH TRIẾT HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Chủ nghĩa xã hội khoa học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học như: Các tư tưởng, học thuyết về chủ nghĩa xã hội; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội; Về triển vọng chủ nghĩa xã hội hiện thực; các quan điểm sai trái chống phá chủ nghĩa xã hội; Các vấn đề văn hoá, chính trị xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội như: văn hoá, dân tộc, tôn giáo, gia đình v.v.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Chủ nghĩa xã hội khoa học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng những kiến thức được học để phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay;
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực được đào tạo;
- Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thồng kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;
- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp v.v.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể làm tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên...
Làm việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên tập).
NGÀNH TRIẾT HỌC – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Khoa học chính trị được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học chính trị như: Các tư tưởng, học thuyết chính trị trong lịch sử; Những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Các vấn đề cơ bản của chính trị học và khoa học chính trị.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Khoa học chính trị được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề văn hoá chính trị và quản lý trong hệ thống chính trị, dân vận v.v…;
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;
- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp, v.v.
Chuẩn đầu ra: sinh viên cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Triết học, chương trình giáo dục Khoa học chính trị có thể làm tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên...
Tham gia quản lý trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp;
Làm việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên tập).