Đại học Lâm Nghiệp Đồng Nai - Chuyên ngành Thú Y | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Thú Y

      Chương trình

      Ngành

      Thú y

      Thời lượng

      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đối với bậc Đại học: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc tương đương.
      • Đối với bậc Đại học liên thông: Thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng (thí sinh tốt nghiệp trung cấp hình thức 3 năm phải có giấy xác nhận hoàn thành các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD & ĐT).
      • Đối với bậc đại học văn bằng 2: Thí sinh đã tốt nghiệp đại học.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học, có kiến thức cơ bản và chuyên môn vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành Thú y.

      Chuẩn đẩu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được kiến thức cơ bản về: Động vật học, sinh lý, hóa sinh, giải phẫu, tổ chức học, bệnh lý học, vi sinh vật thú y vào hoạt động chuyên ngành như chẩn đoán, xét nghiệm và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi – thú y.
      • Ứng dụng được kiến thức về dược lý, dược liệu, độc chất và miễn dịch học làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh động vật đạt hiệu quả cao.
      • Vận dụng được kiến thức về bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, và ký sinh trùng để chẩn đoán, xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
      • Ứng dụng được kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thú sản, các bệnh truyền lây và Luật Thú y để lựa chọn, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình phòng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người.
      • Vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thú y.
      • Có hiểu biết và kiến thức về kinh doanh, marketing và ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống và các sản phẩm liên quan đến động vật.
      • Vận dụng các kiến thức tổng hợp để thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng xác định những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để tổ chức sản xuất những vật nuôi với các kỹ năng ứng dụng và thực hành một cách có hiệu quả về quy trình phòng chống bệnh thích hợp trong những hệ thống sản xuất an tòan sinh học trong chăn nuôi vừa đảm bảo có sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài góp phần tăng lợi nhuận, đồng thời bảo vệ được môi trường sống.
      • Có đủ tự tin trong nghiên cứu khoa học, biết phân tích và giải quyết vấn đề cũng như ứng dụng được những thành tựu khoa học công nghê mới liên quan đến công ác chẩn đóan bệnh, phòng chống bệnh ở vật nuôi trong hệ thống kiểm soát dịch bệnh và an toàn sản phẩm súc sản Thú y.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng cá nhân: kỹ năng tự học, làm việc chăm chỉ, tự tin, thích ứng với công việc và những thay đổi trong công việc, kỹ năng hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe, quan sát, diễn giải nội dung, đặt câu hỏi.
      • Kỹ năng làm việc theo nhóm: kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và điều hành nhóm, liên kết các nhóm.
      • Kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, linh hoạt: kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc, kỹ năng tư duy phân tích.
      • Kỹ năng thuyết trình: có khả năng thuyết trình lưu loát, kỹ năng giao tiếp tốt.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thú y có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

      • Hoạt động kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và dịch vụ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thú y;
      • Hành nghề thú y (phòng mạch, điều trị tự do);
      • Quản lí trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);
      • Quản lí dịch bệnh động vật (cán bộ quản lí, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thú y);
      • Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);
      • Nghiên cứu trong lĩnh vực thú y (viện, trung tâm và công ty);
      • Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.