Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Ngôn ngữ Nhật

      Chương trình

      Ngành

      Ngôn ngữ Nhật

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 134 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Ngôn ngữ Nhật Bản được xây dựng theo 04 định hướng là Phiên dịch, Nhật Bản học, Tiếng Nhật-Kinh tế, Tiếng Nhật-Du lịch, đào tạo ra những cử nhân có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật (tốt thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam).

      Sinh viên có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Nhật được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn.

      Sinh viên có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Nắm vững từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên sâu về tiếng Nhật. Có trình độ kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng tương đương cấp độ N2 theo thang đánh giá năng lực của chính phủ Nhật Bản, tức tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;
      • Nắm vững kiến thức nền tảng thuộc khối kiến thức chuyên ngành, tiến tới dự thi tốt nghiệp và tạo cơ sở để phát triển sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của cá nhân sinh viên và xã hội;
      • Thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được hình thành và củng cố qua các giai đoạn từ tiếng Nhật sơ cấp đến trung cấp, trung - cao cấp và cao cấp. Có thể tự tin trong giao tiếp;
      • Có khả năng hiểu được cách nói, cách viết trong các tình huống cụ thể, cũng như có thể thực hiện các bài viết để trình bày, tổng hợp, nghiên cứu,… liên quan đến nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
      • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
      • Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
      • Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và đặc biệt là kỹ năng tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
      • Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới;
      • Có khả năng áp dụng sáng tạo những kiến thức nền, kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào các tình huống khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Nhật, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có khả năng trở thành biên tập viên trong ngành xuất bản.

      Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh,...

      Ngoài ra sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Nhật, có khả năng nghiên cứu và học lên trình độ cao học.

      Nghiên cứu viên: có khả năng làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu với tư cách là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Nhật Bản hay Nhật Bản học, làm cầu nối cho sự giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.