Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội

      8.9
      Rất tốt
      16 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      13 ngành

      Ngôn ngữ Trung Quốc

      Ngôn ngữ Trung Quốc
      4 năm
      35.32
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D04, D78, D90
      Ngôn ngữ Trung Quốc
      4 năm
      35.32
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D04, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 134 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

      Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

      Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc theo 04 định hướng; Phiên dịch, Tiếng Trung Quốc kinh tế, Tiếng Trung Quốc du lịch, Trung Quốc học đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tối thiểu tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu hoặc cấp 5 HSK);

      Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng khác như:

      • Tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề);
      • Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế;
      • Có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Người học được trang bị khối kiến thức cơ bản về các bình diện của tiếng Trung Quốc (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, các kiến thức về đất nước, con người, văn hoá Trung Quốc,…). Người học có thể sử dụng tiếng Trung Quốc như một công cụ để làm việc hoặc tiếp tục học tập những chuyên ngành đào tạo khác sau khi tốt nghiệp.

      Sau khi tốt nghiệp người học có trình độ tiếng Trung Quốc tương đương cấp 6 HSK (Hán ngữ quốc tế) và tiếng Anh IELTS 5.5 trở lên.

      Về kỹ năng:

      Người học có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp thông thường, trong công việc Biên dịch, Phiên dịch, có khả năng làm công tác Dịch thuật trong các cơ quan thuộc các lĩnh vực Ngoại giao, Thương mại, Quân sự, Giáo dục,...có khả năng soạn thảo văn bản, diễn đạt tiếng Trung Quốc lưu loát, giao tiếp tiếng Trung Quốc trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, có khả năng hướng dẫn du lịch quốc tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng tiếng Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

      Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh và các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Trung Quốc.

      Ngôn ngữ Hàn Quốc

      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      4 năm
      34.92
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90
      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      4 năm
      34.92
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

      Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

      Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành ngôn ngữ Hàn Quốc đào tạo cử nhân tiếng Hàn theo định hướng: Phiên dịch, Du lịch khách sạn, Hàn Quốc học, Tiếng Hàn kinh tế thương mại, Sư phạm tiếng Hàn Quốc. Sinh viên tốt nghiệp yêu cầu giao tiếp tốt, đạt chuẩn tiếng Hàn tiếng Hàn TOPIK 5 tương đương trình độ bậc 5 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam đồng thời có kiến thức nền cần thiết cho nghề nghiệp như văn hóa, kinh tế, giáo dục, đất nước, xã hội Hàn Quốc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên sau 4 năm được đào tạo tại Khoa NN&VH Hàn Quốc sẽ trở thành nhà chuyên môn có năng lực tiếng Hàn thành thạo, được trang bị kiến thức về văn hóa, đất nước con người Hàn Quốc một cách khái quát, bài bản.

      Các em có thể sử dụng tiếng Hàn như một nghề nghiệp, công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu và làm việc ở môi trường cạnh tranh đa văn hóa. Các em sẽ có thể tích lũy được những phẩm chất và kĩ năng cá nhân, kĩ năng bổ trợ như khả năng giao tiếp, khả năng sáng tạo, năng lực nắm bắt và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy tốt.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Tiếng Hàn, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công tác như: Biên phiên dịch viên, biên tập viên; Thư kí văn phòng/ trợ lý đối ngoại; hướng dẫn viên du lịch; nghiên cứu viên/ giảng viên đại học, giáo viên phổ thông,…

      Sư phạm tiếng Anh

      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm
      38.1
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90
      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm
      38.1
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 136 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh đào tạo ra những cử nhân (giáo viên ở bậc Trung học phổ thông, Đại học và Cao đẳng) có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt nam (tương đương mức C1 theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu).

      Sinh viên cò được trang bị các kỹ năng cứng và mềm khác như:

      • Được trang bị tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề);
      • Có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Anh được giảng dạy; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn;
      • Có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh nói riêng và ngành sư phạm nói chung.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo này sinh viên sẽ được các chuẩn sau:

      Về kiến thức:

      • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Có kiến thức đại cương cơ bản khối ngành khoa học xã hội và nhân văn phục vụ cho công tác giảng dạy tiếng Anh.
      • Có nền tảng kiến thức vững chắc về ngôn ngữ học, văn hóa, văn học Anh – Mỹ và các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại.
      • Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

      Về kỹ năng:

      • Phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ thông thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và giảng dạy
      • Có kĩ năng giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của các trường phổ thông và các cơ sở đào tạo tiếng Anh.
      • Phát triển các kĩ năng mềm cần thiết cho công tác giảng dạy như kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng tư duy phản biện,...
      • Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ khác tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản, có thể đọc và dịch được tài liệu chuyên ngành.
      • Có kỹ năng tin học tương đương trình độ A, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành và khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành sư phạm tiếng Anh có thể đảm nhận các vị trí như: giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Anh ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt tại các trường phổ thông trung học, hay đại học, hoặc có thể phát triển thành những cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học.

      Ngôn ngữ Pháp

      Ngôn ngữ Pháp
      4 năm
      32.9
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D03, D78, D90
      Ngôn ngữ Pháp
      4 năm
      32.9
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D03, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, sinh viên sẽ được theo học các chương trình đào tạo chất lượng cao đã được các cơ quan kiểm định công nhận. Những kiến thức tiên tiến về ngoại ngữ, về văn hóa, về cộng đồng Pháp ngữ tích lũy được sẽ giúp sinh viên trở thành những nhà chuyên môn trình độ cao, có khả năng thích ứng linh hoạt, sử dụng thành thạo tiếng Pháp; có những kĩ năng bổ trợ; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi kết thúc 4 năm của chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ có chuẩn đầu ra như sau:

      Về kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Pháp như một hệ thống, bao gồm các kiến thức về ngữ âm và âm vị học, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và chữ viết, vận dụng được những kiến thức đó trong công việc chuyên môn như dịch thuật, nghiên cứu,...;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Pháp với chức năng là phương tiện giao tiếp, áp dụng được các kiến thức đó trong các tình huống giao tiếp xã hội trên quan điểm dụng học, phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ học xã hội;
      • Thông qua việc tiếp thu các kiến thức ngôn ngữ, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng và các kỹ năng sử dụng tiếng Pháp;
      • Nắm vững các kiến thức về văn hóa - xã hội (bao gồm các lĩnh vực lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục) của Pháp, của Việt Nam nói riêng và các kiến thức về văn hóa-xã hội của các nước thuộc vùng sử dụng tiếng Pháp nói chung;
      • Thông qua việc tiếp thu kiến thức về văn hóa-xã hội, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Pháp;
      • Có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp ở trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu, có thể sử dụng năng lực này trong biên, phiên dịch và nghiên cứu khoa học;
      • Có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng nâng cao trong hoạt động biên phiên dịch và nghiên cứu.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
      • Có khả năng quản lí thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích và tổng hợp;
      • Có khả năng áp dụng nền kiến thức rộng kết hợp sâu sắc những khái niệm lí thuyết;
      • Có khả năng áp dụng những khái niệm lí thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau;
      • Có khả năng thường xuyên đưa ra những đánh giá, phán đoán có giá trị;
      • Có khả năng trở thành một phần của thị trường cạnh tranh với kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp và tri thức cao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành:

      • Giáo viên tiếng Pháp tại các trường Đại học, Cao đẳng và THPT.
      • Nghiên cứu viên trong các trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa hay tiếp tục học lên trình độ Cao học cùng chuyên ngành.
      • Biên dịch viên, phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương.
      • Biên tập viên, phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình.
      • Thư ký văn phòng, trợ lý đối ngoại trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, xuất nhập khẩu.
      • Hướng dẫn viên du lịch có khả năng làm việc với các đối tác nước ngoài.

      Ngôn ngữ Nhật

      Ngôn ngữ Nhật
      4 năm
      34.23
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D06, D78, D90
      Ngôn ngữ Nhật
      4 năm
      34.23
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D06, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 134 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Ngôn ngữ Nhật Bản được xây dựng theo 04 định hướng là Phiên dịch, Nhật Bản học, Tiếng Nhật-Kinh tế, Tiếng Nhật-Du lịch, đào tạo ra những cử nhân có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật (tốt thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam).

      Sinh viên có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Nhật được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn.

      Sinh viên có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Nắm vững từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên sâu về tiếng Nhật. Có trình độ kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng tương đương cấp độ N2 theo thang đánh giá năng lực của chính phủ Nhật Bản, tức tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;
      • Nắm vững kiến thức nền tảng thuộc khối kiến thức chuyên ngành, tiến tới dự thi tốt nghiệp và tạo cơ sở để phát triển sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của cá nhân sinh viên và xã hội;
      • Thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được hình thành và củng cố qua các giai đoạn từ tiếng Nhật sơ cấp đến trung cấp, trung - cao cấp và cao cấp. Có thể tự tin trong giao tiếp;
      • Có khả năng hiểu được cách nói, cách viết trong các tình huống cụ thể, cũng như có thể thực hiện các bài viết để trình bày, tổng hợp, nghiên cứu,… liên quan đến nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
      • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
      • Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
      • Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và đặc biệt là kỹ năng tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
      • Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới;
      • Có khả năng áp dụng sáng tạo những kiến thức nền, kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào các tình huống khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Nhật, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có khả năng trở thành biên tập viên trong ngành xuất bản.

      Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh,...

      Ngoài ra sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Nhật, có khả năng nghiên cứu và học lên trình độ cao học.

      Nghiên cứu viên: có khả năng làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu với tư cách là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Nhật Bản hay Nhật Bản học, làm cầu nối cho sự giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      36.9
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      36.9
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 134 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019;

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu).

      Người học có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học.

      Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể nắm bắt và áp dụng được những khái niệm cơ bản trong Ngữ âm học và Âm vị học tiếng Anh, phát âm đúng tiếng Anh; nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Anh và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa.
      • Sinh viên cũng được trang bị những vấn đề cơ bản của Ngữ pháp tiếng Anh, Diễn ngôn tiếng Anh, vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn.
      • Sinh viên có thể vận dụng kiến thức khái quát về văn hóa, văn học, giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Anh bao gồm các đặc điểm về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục vào các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Anh.

      Về kỹ năng:

      • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.
      • Sinh viên có khả năng quản l thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phần tích, tổng hợp.
      • Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Định hướng Quản trị văn phòng:

      • Nhân viên quản trị văn phòng: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh, hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến quản lý và điều hành công việc văn phòng,...
      • Nhân viên quản lý dự án: có khả năng làm việc trong các văn phòng dự án của các công ty trong nước và nước ngoài, văn phòng dự án các ban ngành, cơ quan nhà nước; tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng,...
      • Nhân viên quản trị nhân sự: có khả năng làm việc hiệu quả trong phòng nhân sự thuộc các cơ quan, công ty hoặc tổ chức của Việt Nam hay nước ngoài, phụ trách các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự,...
      • Nhân viên điều hành du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng, đại lý du lịch, trực tiếp điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước; xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và điều phối hướng dẫn viên cho các tour du lịch; giữ liên lạc với các đối tác để thực hiện các tour du lịch cho lữ khách trong và ngoài nước,...
      • Cán bộ truyền thông: có khả năng tham gia làm việc tại các cơ quan hay tổ chức truyền thông của Việt Nam hay nước ngoài (các tòa soạn báo hoặc các đài truyền hình),...
      • Trợ lý/quản trị kinh doanh: có khả năng làm việc trong các phòng kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước,...

      Định hướng Phiên dịch:

      Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh,...

      Thư kí văn phòng/ Trợ lí đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: Có khả năng làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc lien quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu,...

      Định hướng Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng:

      Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tiếng Anh định hướng ngôn ngữ học ứng dụng có thể đảm nhận các vị trí như: cán bộ giảng dạy ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và ngôn ngữ khác,...

      Định hướng quốc tế học:

      Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tiếng Anh định hướng quốc tế học có thể đảm nhận các vị trí như: cán bộ giảng dạy môn đất nước học tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và Quốc tế học, cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quốc tế học,...

      Ngôn ngữ Nga

      Ngôn ngữ Nga
      4 năm
      31.2
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D02, D78, D90
      Ngôn ngữ Nga
      4 năm
      31.2
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D02, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành ngôn ngữ Nga nhằm đạt được các mục tiêu đã được qui định tại điều 35 Luật giáo dục, đảm bảo sinh viên ra trường có kiến thức ngôn ngữ Nga đạt trình độ Bậc 5 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực sử dụng tiếng Nga, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Sinh viên sử dụng tiếng Nga một cách thành thạo trong các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ Nghe, Nói, Đọc, Viết phù hợp với các yêu cầu được miêu tả đối với trình độ ngoại ngữ bậc, có kiến thức nền cần thiết cho nghề nghiệp (kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá-văn minh, văn học Nga), có trình độ nghiệp vụ vững vàng trong định hướng chuyên môn mà sinh viên lựa chọn và bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Giao tiếp thành thạo tiếng Nga ở bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 5 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
      • Khối kiến thức cơ sở ngành;
      • Nắm được kiến thức ngữ pháp tiếng Nga, đặc biệt là kiến thức của các môn Ngữ âm học, hình thái học và một số vấn đề cú pháp tiếng Nga;
      • Nắm vững kiến thức đất nước học Nga qua những kiến thức về địa lý, các hiện tượng và sự kiện lịch sử, xã hội và văn hóa của dân tộc Nga; hiểu được mối liên hệ giữa nước Nga với thế giới, với không gian hữu nghị Nga-Việt.
      • Có kỹ năng ở các chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng, Biên-phiên dịch,...

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo để thực hiện những công việc khác nhau ở những vị trí công tác khác nhau;
      • Có năng lực phát triển nghề nghiệp; tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp; không ngừng sáng tạo và phát triển nghề nghiệp thông qua quá trình tự học, tự nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp;
      • Có khả năng tự đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành có cơ hội làm việc tại những vị trí công việc sau:

      • Giảng dạy tiếng Nga tại các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông.
      • Làm việc tại Đại sứ quán của các nước nói tiếng Nga, trong các cơ quan trọng yếu của Nhà nước như Bộ Công an, Ban đối ngoại Trung ương Đảng, các cơ quan thông tấn, báo chí… của Việt Nam trong và ngoài nước.
      • Phiên dịch cho các công ty và các cơ quan, tổ chức của Nga, Việt Nam.
      • Biên dịch tài liệu, phim, sách báo Nga.
      • Hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và các vị trí khác trong ngành du lịch.
      • Nghiên cứu ngôn ngữ Nga, văn hóa, lịch sử Nga.
      • Nghiên cứu những vấn đề khu vực học, quốc tế học dựa trên những kiến thức có được.

      Ngôn ngữ Đức

      Ngôn ngữ Đức
      4 năm
      32.83
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D05, D78, D90
      Ngôn ngữ Đức
      4 năm
      32.83
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D05, D78, D90

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 134 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019;

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Ngôn ngữ Đức đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Đức tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu), có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Đức, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, kinh tế và du lịch.

      Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên sau khi kết thúc chương trình đào tạo phải đạt được:

      • Tiếng Đức trình độ C1
      • Kiến thức chuyên ngành theo từng lĩnh vực (Phiên dịch, Chuyên ngữ Kinh tế, Chuyên ngữ Du lịch)
      • Kỹ năng mềm
      • Kinh nghiệm thực tập trong từng chuyên ngành

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi ra trường, cử nhân có thể tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp trên các lĩnh vực:

      • Định hướng chuyên ngành Tiếng Đức Phiên dịch: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên, phiên dịch viên hoặc biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Đức, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
      • Định hướng chuyên ngành Tiếng Đức Kinh tế: có khả năng làm thư ký văn phòng/trợ lý đối ngoại/nhân viên dự án/trợ lý kinh doanh trong các văn phòng của các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam.
      • Định hướng chuyên ngành Tiếng Đức Du lịch: có thể làm hướng dẫn viên/nhân viên điều hành du lịch trong các văn phòng, đại lý du lịch. Có thể lập kế hoạch và xây dựng chương trình đón tiếp khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là khách du lịch đến từ các nước nói tiếng Đức, tổ chức các tour du lịch, điều phối hướng dẫn viên hoặc trực tiếp làm hướng dẫn.

      Sư phạm tiếng Nhật

      Ngôn ngữ Nhật
      0 tháng
      35.27
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D06, D78, D90
      Ngôn ngữ Nhật
      0 tháng
      35.27
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D06, D78, D90

      Sư phạm tiếng Đức

      Ngôn ngữ Đức
      0 tháng
      32.98
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D05, D78, D90
      Ngôn ngữ Đức
      0 tháng
      32.98
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D05, D78, D90

      Sư phạm tiếng Hàn Quốc

      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      0 tháng
      35.92
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90
      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      0 tháng
      35.92
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D78, D90

      Sư phạm tiếng Trung Quốc

      Ngôn ngữ Trung Quốc
      0 tháng
      38.46
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D04, D78, D90
      Ngôn ngữ Trung Quốc
      0 tháng
      38.46
      Tổ hợp môn 2022
      D01, D04, D78, D90

      Kinh tế Tài chính

      Kinh tế
      0 tháng
      24.97
      Tổ hợp môn 2022
      A01, D01, D78, D90
      Kinh tế
      0 tháng
      24.97
      Tổ hợp môn 2022
      A01, D01, D78, D90

      Đánh giá

      16 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Hài lòng về học phí
      9.4
      Giảng viên
      9.4
      Cơ sở vật chất
      7.8
      Môi trường HT
      9.3
      Quan tâm sinh viên
      8.8
      HĐ ngoại khoá
      9.0
      Thủ tục hành chính
      8.1
      Tiến bộ bản thân
      8.8
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.7
      Cơ hội việc làm
      8.6
      Hài lòng về học phí
      9.4
      Giảng viên
      9.4
      Cơ sở vật chất
      7.8
      Môi trường HT
      9.3
      Quan tâm sinh viên
      8.8
      HĐ ngoại khoá
      9.0
      Thủ tục hành chính
      8.1
      Tiến bộ bản thân
      8.8
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.7
      Cơ hội việc làm
      8.6

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Rất Nên Chọn.

      Đã học khoá học: Ngôn ngữ Nhật tại đây.

      Ưu điểm

      Trường đẹp, cơ sở vật chất tốt, giáo viên chất lượng.

      Điểm cần cải thiện

      Chưa biết.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Rất ổn, rất nên học ở đây. Xin việc sau khi ra trường cũng dễ dàng vì trường rất xịn.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Ngọc Lê
      Ngọc Lê
       

      Môi Trường Học Tập

      Đã học khoá học: Môi trường học tập tại đây.

      Ưu điểm

      - Môi trường học tập của trường những năm gần đây rất hiện đại, trường đã cho lắp đặt máy chiếu, điều hòa, camera. Đặc biệt là sinh viên được sử dụng điều hòa hoàn toàn miễn phí. - Trường cũng đầu từ trồng nhiều cây xanh hơn, ở sân trường còn có ghế ngồi để sinh viên và giảng viên có thể ngồi trò chuyện sau những giờ học căng thẳng - Điều mình thích nhất là Ulis có không gian tự học rất rộng và thoáng mát, giúp việc tự học và làm việc nhóm trở nên hiệu quả hơn

      Điểm cần cải thiện

      Nếu xét về môi trường học tập thì cá nhân mình thấy Ulis chưa có khuyết điểm nào cả

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Ulis chính là môi rường học tập tốt cho các bạn yêu ngoại ngữ. Mình cũng đã có khoảng thời gian học tập rất tuyệt ở đây. Thầy cô bạn bè rất thân thiện. Đồ ăn vặt ngoài cổng trường cũng rất ngon nữa hihi

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Lê Trần Yến Ngọc
      Lê Trần Yến Ngọc
       

      Ngành Ngôn Ngữ Anh

      Đã học khoá học: Ngành ngôn ngữ Anh tại đây.

      Ưu điểm

      - Về cơ sở vật chất, điều kiện học tập: Những năm gần đây, cơ sở vật chất của trường Đại học Ngoại ngữ không ngừng được cải thiện, nâng cấp, tạo nên không gian học tập tốt và hiện đại hơn cho các bạn sinh viên. - Đội ngũ giảng viên: nhiệt tình, tâm huyết, quan tâm đến sinh viên. - Chương trình học: phân chia các môn học rõ ràng và khoa học, đảm bảo sinh viên có thể sử dụng tốt và thành thạo tiếng Anh. - Cơ hội việc làm rộng mở: biên- phiên dịch, giáo viên tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch,...

      Điểm cần cải thiện

      -Các môn học ngành ngôn ngữ Anh không hề dề - Rất nhiều deadline, nhiều lúc rất mệt mỏi,... - Ngoài hai vấn đề trên thì cá nhân mình không thấy ngành ngôn ngữ Anh ở trường Đại học ngoại ngữ có khuyết điểm gì cả.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Mình đã có một khoảng thời gian học tập rất tốt và vui vẻ tại trường. Ngành ngôn ngữ Anh tuy khó nhưng các thầy cô giảng viên lại rất nhiệt tình chỉ dạy, bạn bè cũng rất thân thiện khiến mình cảm thấy đây là ngôi nhà thứ hai của mình vậy. Ngoài chương trình học tập, trường cũng có rất nhiều hoạt động ngoại khóa để mình tham gia nhằm phát triển toàn diện bản thân, và mình nghĩ đây là một điều cần thiết. Một điều thú vị nữa là trường còn có khu tự học rất thoải mái và hiện đại để học và làm việc nhóm,... Và đối với người có tâm hồn ăn uống như mình thì các quán ăn gần trường Đại học Ulis đúng là thiên đường. Chúng ta phải kể đến thánh địa " Sau cổng sắt" và " Ngõ 130 Xuân Thủy" với rất nhiều món ăn như nem nướng Nha Trang, bánh tráng trộn, pizza, gà rán,... rất đáng đồng tiền bát gạo đó nha!

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (website: ulis.vnu.edu.vn) là một trường đào tạo về ngoại ngữ khá lâu đời. Chính vì thế mà tin rằng kinh nghiệm đào tạo của trường khá chất lượng và sinh viên sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm.

      Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN là trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín về ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành liên quan. Trường đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế.

      Giới thiệu về trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

      Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) là một trong 7 trường dưới sự quản lí của ĐH Quốc gia Hà Nội và là một trong những trường đứng đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ trên cả nước. Trường đào tạo sinh viên hệ đại học và sau đại học với đa dạng các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu các ngành.

      Trường có quan hệ hợp tác với gần 50 trường ĐH và các tổ chức quốc tế, trường đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo Liên kết quốc tế 2+2 bậc ĐH và 1+1 bậc SĐH với các trường ĐH của Pháp, Mỹ, Trung Quốc,…

      Đại học Ngoại ngữ trong mắt các ULISer

      Lịch sử hình thành

      • Năm 1995, Trường đào tạo cán bộ ngoại ngữ được thành lập với 2 bộ môn Nga văn và Trung văn.
      • Năm 1985, sáp nhập vào trường Sư Phạm HN với 3 khoa: Nga văn, Trung văn và Anh văn.
      • Năm 1969, khai giảng các lớp học đầu tiên của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ .
      • Năm 1993, Là một trong 3 trường ĐH thành viên đầu tiên của ĐHQGHN và đổi tên thành ĐH Ngoại ngữ.
      • Năm 2001, Khoa NN & VH Phương Tây và Phương Đông được thành lập.
      • Năm 2009, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ được chính thức trực thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ.
      • Năm 2016, Khoa Đào tọa và Bồi dưỡng được thành lập.

      60 năm thành lập Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

      Sứ mệnh

      Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN – ĐHQGHN) đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế.

      Tầm nhìn

      Trường trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong khu vực về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Trường phát triển theo định hướng nghiên cứu.

      Cơ sở vật chất

      Cơ sở vật chất đáp ứng tốt công tác đào tạo và nghiêm cứu khoa học tiên tiến. Sử dụng tốt, hiệu quả cơ sở của Trường tại Hòa Lạc, khai thác cơ sở của Nhà trường tại khu vực Cầu Giấy nhằm mục đích duy trì các giá trị văn hóa, truyền thống, thương hiệu của Trường ĐHNN. Có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt, phục vụ cho việc đào tạo và NCKH, mỗi cán bộ và sinh viên đều có một tài khoản truy cập nội bộ.

      Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm 200 phòng học, phòng thực hành tiếng và một trung tâm dữ liệu với hơn 56 nghìn đầu sách ngoại ngữ. Khu nhà ở sinh viên được xây dựng khang trang, sạch đẹp nằm ngay trong khuôn viên của trường, đáp ứng được nhu cầu trên 1000 sinh viên. Ngoài ra, khu thể thao của trường gồm nhà thi đấu, sân bóng đá, sân tenis mới được xây dựng trên 1000 m2 đáp ứng cho các hoạt động ngoài giờ của sinh viên và đọi ngũ nhân viên của trường.

      Đội ngũ giảng viên

      ULIS là một trường đào tạ bâc đại học, sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) lâu đời, có uy tín, kinh nghiệm, truyền thống trong việc giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy. Trường được Chính phủ thành lập năm 1955. Từ đó đến nay, Nhà trường luôn đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ có chất lượng.

      Các cán bộ của Trường đã đảm nhận nhiều trọng trách mà đất nước giao phó như: biên soạn chương trình đào tạo các ngành ngoại ngữ, viết sách giáo khoa ngoại ngữ phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung học phổ thông đến tiến sĩ.
      Đội ngũ cán bộ ĐH Ngoại ngữ hợp đổi mới phương pháp giảng dạy

      Đội ngũ cán bộ ĐH Ngoại ngữ hợp đổi mới phương pháp giảng dạy

      Là cơ sở đào tạo ngoại ngữ có đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức đông nhất, có trình độ cao nhất trong cả nước (Đội ngũ 761 CBVC với 569 giảng viên, 53 giáo viên THPT, trong đó có 05 GS, 19 PGS, 72 TS, TSKH và 338 thạc sĩ). Đội ngũ này đã được thử thách trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

      Ngày càng có nhiều giảng viên có bài viết đăng trong các tạp chí chuyên ngành và đi tham dự các hội nghị khoa học quốc tế và khu vực. Hiện nay, số cán bộ trẻ dưới 40 tuổi chiếm đa số (gần 60% tổng số CBVC).

      Hoạt động sinh viên

      Để vận dụng lí thuyết vào thực tế sinh viên trường thường xuyên tạo cơ hội cho sinh viên có những chuyến đi thực tế đến các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước để xem phương pháp làm việc chuyên nghiệp của họ cũng như để sinh viên thấy được chương trình dạy của trường khá phù hợp với bên ngoài xã hội. ​​​​​​​

      ULIS tổ chức cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ ở khu vực phía Bắc

      ULIS tổ chức cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ ở khu vực phía Bắc

      Và ngoài các hoạt động phục vụ cho học tập, các ULISer cũng có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích giúp rèn luyện tư duy, nhân phẩm, thể chất và phát huy những tài năng riêng biệt của các nhân.

      Một số hoạt động được tổ chức gần đây như: chương trình tư vấn tuyển sinh 2017, cuộc thi Tìm kiếm tài năng Ulis Star 2016, chức vô địch giải bóng đá do ĐHQGHN tổ chức, giải Vàng đại hội thi nói tiếng Hàn Kumho,… và rất nhiều hoạt động sinh động khác mà trường tổ chức thường niên.

      Sinh viên ULIS sản xuất Bản tin Unews

      Cựu sinh viên nổi bật

      Vũ Nguyên Kiều Phương - làm việc cho hãng hàng không Arab Emirates Airlines. Kiều Phương từng tốt nghiệp ĐH Ngoại Ngữ (ngành cử nhân Chất lượng cao khoa Sư phạm tiếng Anh) - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội và đang sinh sống tại Dubai. Được làm việc tại hãng hàng không Emirates (top 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới) là một điều không hề dễ dàng bởi hãng này nổi tiếng với tiêu chí tuyển tiếp viên khắt khe.

      Vũ Nguyễn Kiều Phương - tiếp viên hãng hàng không Dubai và từng là cựu ULISer

      Vũ Nguyễn Kiều Phương - tiếp viên hãng hàng không Dubai và từng là cựu ULISer

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

      Địa điểm