Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Ngôn ngữ Pháp

      Chương trình

      Ngành

      Ngôn ngữ Pháp

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      • Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
      • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
      • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.

      Mục tiêu đào tạo

      Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, sinh viên sẽ được theo học các chương trình đào tạo chất lượng cao đã được các cơ quan kiểm định công nhận. Những kiến thức tiên tiến về ngoại ngữ, về văn hóa, về cộng đồng Pháp ngữ tích lũy được sẽ giúp sinh viên trở thành những nhà chuyên môn trình độ cao, có khả năng thích ứng linh hoạt, sử dụng thành thạo tiếng Pháp; có những kĩ năng bổ trợ; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi kết thúc 4 năm của chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ có chuẩn đầu ra như sau:

      Về kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Pháp như một hệ thống, bao gồm các kiến thức về ngữ âm và âm vị học, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và chữ viết, vận dụng được những kiến thức đó trong công việc chuyên môn như dịch thuật, nghiên cứu,...;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Pháp với chức năng là phương tiện giao tiếp, áp dụng được các kiến thức đó trong các tình huống giao tiếp xã hội trên quan điểm dụng học, phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ học xã hội;
      • Thông qua việc tiếp thu các kiến thức ngôn ngữ, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng và các kỹ năng sử dụng tiếng Pháp;
      • Nắm vững các kiến thức về văn hóa - xã hội (bao gồm các lĩnh vực lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục) của Pháp, của Việt Nam nói riêng và các kiến thức về văn hóa-xã hội của các nước thuộc vùng sử dụng tiếng Pháp nói chung;
      • Thông qua việc tiếp thu kiến thức về văn hóa-xã hội, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Pháp;
      • Có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp ở trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu, có thể sử dụng năng lực này trong biên, phiên dịch và nghiên cứu khoa học;
      • Có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng nâng cao trong hoạt động biên phiên dịch và nghiên cứu.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
      • Có khả năng quản lí thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích và tổng hợp;
      • Có khả năng áp dụng nền kiến thức rộng kết hợp sâu sắc những khái niệm lí thuyết;
      • Có khả năng áp dụng những khái niệm lí thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau;
      • Có khả năng thường xuyên đưa ra những đánh giá, phán đoán có giá trị;
      • Có khả năng trở thành một phần của thị trường cạnh tranh với kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp và tri thức cao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành:

      • Giáo viên tiếng Pháp tại các trường Đại học, Cao đẳng và THPT.
      • Nghiên cứu viên trong các trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa hay tiếp tục học lên trình độ Cao học cùng chuyên ngành.
      • Biên dịch viên, phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương.
      • Biên tập viên, phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình.
      • Thư ký văn phòng, trợ lý đối ngoại trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, xuất nhập khẩu.
      • Hướng dẫn viên du lịch có khả năng làm việc với các đối tác nước ngoài.