Chương trình
Ngành
LuậtThời lượng
1 thángThời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định;
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Luật học có kiến thức, tư duy pháp luật nền tảng, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng, thi hành pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành về lý luận-lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như một số ngành khoa học xã hội - nhân văn khác vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
- Áp dụng các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành và ngành về luật hiến pháp, luật hành chính, luật tố tụng hành chính, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thương mại, luật lao động, luật đất đai – môi trường, luật tài chính – ngân hàng, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế... trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc;
Kỹ năng:
- Biết tiếp cận các vấn đề trong bối cảnh xã hội luôn biến động, bước đầu hình thành kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những luận cứ khoa học thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn;
Cơ hội nghề nghiệp
Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an... và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội;
Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp;
Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan;