Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật

       Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật
       Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật
       Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật
       Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật
      4 hình 3 video
      7.8
      Khá
      1 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      3 ngành

      Luật thương mại quốc tế

      Luật quốc tế
      4 năm
      Luật quốc tế
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định;

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Cử nhân Luật thương mại quốc tế (Degree of Bachelor in International Trade and Business Law) trang bị cho người học những kiến thức, tư duy pháp lí nền tảng, hệ thống và hiện đại về ngành Luật thương mại quốc tế bao gồm cả lĩnh vực quan hệ chính sách thương mại giữa các quốc gia, chính phủ, các định chế quốc tế và những quan hệ, giao dịch kinh doanh thương mại mang tính xuyên biên giới giữa các thương nhân của các nước khác nhau.

      Chương trình đào tạo cũng giúp người học hình thành, đạt được những kỹ năng pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp cho phép chiếm lĩnh những vị trí nghề nghiệp trong môi trường kinh tế, kinh doanh thương mại quốc tế - toàn cầu, hoặc có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo Cử nhân Luật thương mại quốc tế, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận các vị trí việc làm trong lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh quốc tế tại các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực pháp luật, kinh tế, thương mại kinh doanh trong bối cảnh quốc tế, hội nhập và toàn cầu hóa.

      Luật kinh doanh

      Luật Kinh doanh
      4 năm
      Luật Kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định;

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị cho người học những kiến thức kinh tế cơ bản; những kiến thức pháp lí nền tảng và tư duy pháp lí mang tính hệ thống; những kiến thức chuyên sâu về môi trường pháp lý kinh doanh trong và ngoài nước và đạo đức kinh doanh. Giúp người học đạt được một số kỹ năng pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Hiểu và vận dụng được các kiến thức pháp lý chuyên sâu theo ngành trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh như: pháp luật về tổ chức kinh doanh, pháp luật về hợp đồng, pháp luật lao động, pháp luật đất đai, pháp luật môi trường, pháp luật tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp luật cạnh tranh... để giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể phát sinh trong đời sống kinh doanh;
      • Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet ...). Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ;

      Kỹ năng:

      • Biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, phân tích luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
      • Có khả năng tư duy hệ thống, nhận thức, phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý nói chung;
      • Bước đầu có kỹ năng trong đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh - thương mại;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh doanh;

      Hành nghề luật sư độc lập hoặc làm việc cho các công ty luật, các trung tâm tư vấn pháp lí;

      Làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thuộc bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nghề nghiệp;

      Luật học

      Luật
      1 tháng
      Luật
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định;

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Luật học có kiến thức, tư duy pháp luật nền tảng, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng, thi hành pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành về lý luận-lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như một số ngành khoa học xã hội - nhân văn khác vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
      • Áp dụng các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành và ngành về luật hiến pháp, luật hành chính, luật tố tụng hành chính, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thương mại, luật lao động, luật đất đai – môi trường, luật tài chính – ngân hàng, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế... trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc;

      Kỹ năng:

      • Biết tiếp cận các vấn đề trong bối cảnh xã hội luôn biến động, bước đầu hình thành kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những luận cứ khoa học thuộc chuyên ngành đào tạo;
      • Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn;

      Cơ hội nghề nghiệp

      Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an... và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội;

      Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp;

      Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan;

      Đánh giá

      1 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Một Trong Nhưng Nơi Đào Tọa Luật Hàng Đầu Việt Nam

      Đã học khoá học: Luật học tại đây.

      Ưu điểm

      Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, là những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong ngành Luật VN. Môi trường học thuật tự do phát triển. Cơ sở vật chất hiện đại

      Điểm cần cải thiện

      Dịch vụ hành chính không thân thiện

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Giảng viên luôn tôn trọng và hỗ trợ phát triển ý kiến của mỗi sinh viên. nhiều hoạt động ngoại khóa, nhiều câu lạc bộ học thuật thú vị

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi - School of Law) được thành lập theo Quyết định số 85/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và tài khoản riêng của một đơn vị tài chính cấp II.

      Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.

      Các mốc lịch sử phát triển của Khoa Luật:

      Tháng 9/1976: Khoa Pháp lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

      Tháng 7/1986: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

      Tháng 9/1995: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

      Tháng 3/2000: Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

      Trong suốt chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật đã được xã hội biết đến là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo Cử nhân luật học, Thạc sĩ luật học và Tiến sĩ luật học, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng cao và đẳng cấp khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. Khoa Luật đã tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam; trở thành đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

      Về đội ngũ cán bộ, viên chức:

      Với truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, đội ngũ giảng viên luật học đầu ngành, tận tâm với sự phát triển của Khoa.

      Hiện tại, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Khoa Luật là một trong ba cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa có 65 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên (86,6%), trong đó có 02 GS. TSKH; 06 GS. TS; 19 PGS. TS (36%). 20 cán bộ được khoa cử đi đào tạo tiến sĩ luật học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

      Bên cạnh đó, Khoa Luật luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ về giảng dạy và NCKH của gần 200 nhà giáo, nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong và ngoài nước.

      Hiện nay, Khoa luật là đầu mối giao lưu và tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, triển khai mang tính chất liên ngành, đa ngành gắn kết chặt chẽ giữa NCKH với đào tạo và triển khai ứng dụng luật học trong thực tiễn kinh tế - xã hội.

      Về đào tạo:

      Khoa Luật là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đào tạo cử nhân luật học tính từ năm 1945 đến nay. Kể từ khi trở thành đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Luật đã xây dựng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các Chương trình đào tạo chất lượng cao, Chương trình đào tạo liên kết (hợp tác) với nước ngoài được đặc biệt quan tâm và chú trọng thúc đẩy. Năm 2014, Khoa đã tiến hành quy hoạch ngành và chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và đã được ĐHQGHN phê duyệt. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 Khoa luật/trường luật sẽ mở và tổ chức đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, 12 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 09 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

      Hiện nay, với đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao, Khoa Luật đã và đang đào tạo, hợp tác trên tất cả các loại hình, các hệ đào tạo; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các dự án nghiên cứu, đào tạo quốc tế. Khoa Luật luôn đi đầu trong việc: Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, cập nhật thông tin khoa học thường xuyên cho sinh viên và học viên; tạo ra sản phẩm đầu ra là những sinh viên, học viên vững về chính trị, có hiểu biết sâu sắc về lý luận, và có kỹ năng thực hành cao. Tính đến năm 2014, Khoa Luật đã đào tạo được gần 10.000 cử nhân luật học, hơn 2000 thạc sĩ luật học, 100 tiến sĩ luật học.

      Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội

      Địa điểm