Đại học Quốc Gia Hà Nội-Khoa Luật - Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật thương mại quốc tế

      Chương trình

      Ngành

      Luật quốc tế

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định;

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Cử nhân Luật thương mại quốc tế (Degree of Bachelor in International Trade and Business Law) trang bị cho người học những kiến thức, tư duy pháp lí nền tảng, hệ thống và hiện đại về ngành Luật thương mại quốc tế bao gồm cả lĩnh vực quan hệ chính sách thương mại giữa các quốc gia, chính phủ, các định chế quốc tế và những quan hệ, giao dịch kinh doanh thương mại mang tính xuyên biên giới giữa các thương nhân của các nước khác nhau.

      Chương trình đào tạo cũng giúp người học hình thành, đạt được những kỹ năng pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp cho phép chiếm lĩnh những vị trí nghề nghiệp trong môi trường kinh tế, kinh doanh thương mại quốc tế - toàn cầu, hoặc có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo Cử nhân Luật thương mại quốc tế, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận các vị trí việc làm trong lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh quốc tế tại các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực pháp luật, kinh tế, thương mại kinh doanh trong bối cảnh quốc tế, hội nhập và toàn cầu hóa.