Chương trình
Ngành
Công nghệ kỹ thuật cơ khíThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí tự động hóa, công nghệ vật liệu. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy, máy gia công cơ khí tự động (NC); tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy tại các điều kiện khác nhau.
- Kiến thức về dung sai và phương pháp lắp ghép và lắp ráp thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và phân tích và đánh giá kết quả đo;
- Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ-lý tính của vật liệu kim loại, hợp kim, gốm kim loại và phi kim, sử dụng được các phương pháp nhiệt luyện để tăng tính năng làm việc của kim loại, hợp kim thông dụng;
- Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ, phương pháp hình thành các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt phục vụ trong quá trình sản xuất;
- Kiến thức cơ bản về quy trình công nghệ, nguyên công, về chu trình sản xuất, mối quan hệ giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất; hiểu biết cấu tạo và nguyên lý làm việc của các đồ gá, thiết bị định vị trong quá trình gia công.
- Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện – điện tử và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử và mạch điện tử;
Kỹ năng:
- Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định);
- Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính;
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro;
- Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược;