Chương trình đào tạo
67 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Với mục tiêu phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn lẫn ý thức trách nhiệm đối với xã hội, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Anh văn kỹ thuật được xây dựng nhằm đào tạo giáo viên Anh văn kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở các trường nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng nghề. Chương trình đồng thời giúp cho người học phát triển toàn diện với các kỹ năng chuyên môn, sư phạm, cũng như các kỹ năng mềm cần thiết để dễ dàng thích nghi với những đổi thay trong môi trường giảng dạy tiếng Anh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Có kiến thức cần yếu về toán học, khoa học tự nhiên và tin học, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ hai phù hợp với yêu cầu đào tạo.
- Kiến thức cơ sở ngành Anh văn: có kiến thức sâu và hệ thống về các thành tố ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghóa) cuûa tiếng Anh nói chung, và tiếng Anh kỹ thuật nói riêng, kiến thức cơ bản về văn hóa và văn học Anh – Mỹ;
- Kiến thức chuyên ngành Sư phạm Anh văn (Kỹ thuật): có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói chung, và tiếng Anh kỹ thuật nói riêng.
Kỹ năng:
- Có khả năng xác định, hình thành vấn đề vaø phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy – học tiếng Anh ở các trường nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng nghề về mặt chuyên môn cũng như sư phạm;
- Có khả năng giải quyết và đề xuất giải pháp phù hợp cho các vấn đề nêu trên.
- Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến quá trình dạy – học tiếng Anh, sử dụng các công cụ như thư viện, các cơ sở dữ liệu ESL/ EFL/ ESP, mạng Internet và các công cụ tìm kiếm phổ biến;
- Có khả năng ứng dụng tri thức mới vào thực tiễn dạy – học tiếng Anh.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc và có kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức: Sinh viên sẽ có được những kiến thức sau:
- Có kiến thức cơ bản về các loại mạch điện và phương pháp giải tích mạch điện.
- Có kiến thức về các loại mạch điện tử và phương pháp giải tích mạch điện tử cơ bản.
- Có kiến thức cơ bản về đo lường điện-điện tử và thiết bị đo.
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật số và vi xử lý.
- Có kiến thức cơ bản về các loại cảm biến.
- Có kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động.
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật robot.
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điều khiển lập trình PLC.
- Có kiến thức cơ bản về an toàn điện.
Kỹ năng:
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản của toán học, khoa học và kỹ thuật để xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và một số lĩnh vực có liên quan.
- Thử nghiệm và khám phá kiến thức.
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm với các kỹ thuật thích hợp và công cụ và giải thích và phân tích dữ liệu.
- Thiết kế một hệ thống, thành phần hoặc quá trình theo thông số kỹ thuật nhất định và các yêu cầu trong các lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và các ngành liên quan.
- Thành lập nhóm hoạt động hiệu quả: Biết tổ chức nhóm theo từng modun công việc dựa trên cở sở phân tích của hệ thống.
- Hoạt động nhóm: Có khả năng làm việc hợp tác, tôn trọng, sáng tạo, và có trách nhiệm như một thành viên của nhóm.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kế toán trình độ đại học đào tạo cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Kế toán, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang bị cho người học nắm vững kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành; có khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường và chuyên ngành khá tốt; được trang bị các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Kế toán – Tài chính.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về những nguyên lý cơ bản để phân tích hoạt động trong nền kinh tế, nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đền hoạt động tổng thể của nền kinh tế từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
- Kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, marketing, luật kinh tế giúp người lãnh đạo đưa ra các quyết định nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
- Kiến thức cơ bản về toán kinh tế: xác suất thống kê, quy hoạch tuyến tính,…vận dụng xây dựng các bài toán quy hoạch tuyến tính giải quyết các tình huống thực tế trong kinh doanh đưa ra các phương án sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp.
- Kiến thức về xây dựng, ước lượng, kiểm định các mô hình kinh tế lượng vận dụng trong phân tích, dự báo kinh tế, tài chính.
- Kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế cũng như đầu tư quốc tế nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế, những cơ hội cũng như thách thức trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay cũng như những quy định và tầm quan trọng của đầu tư quốc tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kiến thức cơ bản về lý thuyết Kế toán: các khái niệm, bản chất, chức năng, đối tượng, mục đích và yêu cầu kế toán, phương pháp kế toán, quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán, các quá trình kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế toán, nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán cũng như lập và diễn dịch các báo cáo tài chính.
- Kiến thức về công tác tổ chức bộ máy kế toán trong các loại hình doanh nghiệp (sản xuất, thương mại, hành chính sự nghiệp, ngân hàng,…) cũng như kỹ năng xử lý số liệu kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tổ chức.
Kỹ năng:
- Nhận diện các tình huống kinh tế, đưa ra kế hoạch dự kiến xử lý (phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định).
- Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các tình huống kinh tế phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính;
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các mô hình hồi quy, xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kinh tế và phân tích rủi ro;
- Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược;
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình nhằm đào tạo sinh viên trở thành con người phát triển toàn diện, có thể tham gia vào các hoạt động xã hội với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng tương xứng với trình độ một kỹ sư công nghệ In. Kỹ sư công nghệ In sau khi ra trường có thể tiếp cận ngay với công việc thực tế sản xuất In và có khả năng học tập, làm việc và phát triển cao hơn trong môi trường nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý thiết kế sản phẩm in, nguyên lý thiết kế đồ họa.
- Hiểu biết về lý thuyết màu sắc, các nguyên lý phục chế ngành in.
- Hiểu biết về những đặc điểm, thành phần cấu tạo, tính chất, cách sử dụng các vật liệu chính trong ngành in.
- Hiểu biết về các phần mềm đồ họa và các phần mềm chuyên ngành, cụ thể: các phần mềm dàn trang, phầm mềm xử lý ảnh, phần mềm đồ họa, phần mềm kiểm tra và xử lý dữ liệu đồ họa, rip, bình trang điện tử và phần mềm thiết kế cấu trúc bao bì…
- Hiểu biết về các công nghệ và các quy trình chế bản cho các dạng sản phẩm in và các phương pháp in.
- Hiểu biết về các công nghệ và các quy trình in cho các dạng sản phẩm in và các phương pháp in.
- Hiểu biết về các công nghệ và các quy trình thành phẩm cho các dạng sản phẩm in.
- Hiểu và giải thích được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị dùng trong chế bản.
- Hiểu và giải thích được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị in.
Kỹ năng:
- Có khả năng nhận dạng và xác định các vấn đề cần giải quyết từ các số liệu thống kê, các trường hợp sai hỏng, từ các khó khăn trong quá trình làm việc, các yêu cầu của sản phẩm in hay yêu cầu từ khách hàng.
- Có khả năng tổng quát hoá và phân tích vấn đề.
- Sử dụng thành thục các công cụ thống kê và khả năng tư duy logic để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề in; có trình độ tin học và khả năng phân tích dữ liệu.
- Có khả năng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu ; phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến vấn đề nghiên cứu ; đề xuất các phương án giải quyết vấn đề ; phân tích ưu, nhược điểm và rủi ro của từng phương án.
- Phân tích, lựa chọn phương án giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ May trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực may mặc, làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành để tổ chức triển khai trong quá trình sản xuất công nghiệp; biết vận dụng những kiến thức cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật vào thực tiễn một cách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội; có khả năng học tập nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo cao hơn để có thể phát triển toàn diện hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Hiểu các kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ trong lĩnh vực may mặc; biết phương pháp thiết kế các loại sản phẩm may cơ bản; =
- Nhận biết, phân loại, sử dụng và bảo quản các loại nguyên phụ liệu may;
- Có các kiến thức cơ bản về trang thiết bị ngành may, biết phương pháp vận hành và bảo trì;
- Hiểu biết các kiến thức nền tảng về qui trình sản xuất, quản lý chất lượng trong sản xuất may công nghiệp;
- Có kiến thức về quản lý, kinh doanh dịch vụ hàng may mặc.
Kỹ năng:
- Biết ứng dụng các kiến thức khoa học cơ bản để xác định và hình thành các vấn đề nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành;
- Phân tích và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tế sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ may và các ngành liên quan;
- Có khả năng thiết kế và thử nghiệm các qui trình sản xuất trong công nghiệp cho các sản phẩm khác nhau.
- Nhận thức và xác định được tầm quan trọng của các giải pháp kỹ thuật trong quá trình phát triển công nghệ thuộc chuyên ngành may;
- Đánh giá được mối tương quan trong các công đoạn chuẩn bị và triển khai của một hệ thống sản xuất công nghiệp thuộc lĩnh vực may với các chuyên ngành liên quan;
- Xây dựng ý tưởng và hình thành các giải pháp thiết kế trong lĩnh vực sản xuất theo yêu cầu của sản phẩm may công nghiệp.
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển kết hợp kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 và tổ chức thi riêng.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang trình độ Đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực thời trang; làm cơ sở cho việc vận dụng những nguyên lý thiết kế, phát triển và thực hiện các ý tưởng một cách sáng tạo phù hợp với xu hướng thời trang; có năng lực nghiên cứu, quản lí và điều hành các doanh nghiệp thời trang; có khả năng học tập nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo cao hơn để có thể phát triển toàn diện.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Hiểu các kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang;
- Có các kiến thức cơ bản về màu sắc, bố cục và cấu trúc của bản vẽ phác thảo để phác họa được các mẫu sản phẩm cụ thể;
- Nắm được các kỹ thuật cắt may cơ bản, biết phương pháp thiết kế các loại sản phẩm thời trang ứng dụng trong cuộc sống;
- Nhận biết về tính chất các loại nguyên phụ liệu may, có khả năng chọn lựa, phối hợp và xử lý các chất liệu để tạo mới các nguyên vật liệu;
- Biết tổ chức sản xuất và kinh doanh dịch vụ liên quan đến lĩnh vực thời trang.
Kỹ năng:
- Biết ứng dụng các kiến thức khoa học cơ bản để xác định và hình thành các vấn đề nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành;
- Phân tích và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tế thuộc lĩnh vực thời trang;
- Thiết kế và thử nghiệm về kiểu dáng sản phẩm cũng như chất liệu sử dụng trên các sản phẩm thời trang khác nhau trong quá trình tạo mẫu.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc so sánh và ứng dụng các xu hướng phát triển thời trang trên thế giới với quá trình phát triển thời trang có sự chọn lọc và kết hợp hài hòa các nền văn hóa của dân tộc Việt Nam;
- Tổng hợp, đánh giá và dự báo về xu hướng Mốt để xác định mục tiêu phát triển các mẫu thời trang phù hợp với nhu cầu thực tế;
- Nhận thức và hiểu được mối tương quan trong các công đoạn thiết kế mẫu trên bộ sưu tập và các giải pháp kỹ thuật trong quá trình thiết kế triển khai sản xuất các sản phẩm công nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về CNTT, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, có năng lực xây dựng và quản trị các hệ thống CNTT, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành và xã hội. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức chuyên về CNTT, các đơn vị ứng dụng CNTT và các cơ sở đào tạo CNTT.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Khối kiến thức cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
- Khối kiến thức về hệ điều hành máy tính.
- Khối kiến thức về kiến trúc máy tính.
- Khối kiến thức mạng máy tính.
- Khối kiến thức cơ sở dữ liệu.
- Các kiến thức nâng cao của từng chuyên ngành.
Kỹ năng:
- Xác định và hình thành vấn đề.
- Mô hình hóa và phân tích.
- Suy luận & giải quyết vấn đề.
- Đánh giá giải pháp và đề xuất.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình này được áp dụng để đào tạo kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm (CNTP) có kiến thức và tri thức, kỹ năng và thái độ làm việc về lĩnh vực khoa học & công nghệ thực phẩm; Vận dụng các quy trình công nghệ chế biến thực phẩm, các quá trình và thiết bị CNTP, các kỹ thuật tiên tiến và thích hợp vào trong sản xuất công nghiệp; Tổ chức và quản lý sản xuất hợp lý nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện phát triển kinh tế ngành bền vững của đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Khoa học về nguyên liệu thực phẩm, phân tích và kiểm nghiệm các thành phần nguyên liệu, các quá trình biến đổi hóa sinh của nguyên liệu sau thu hoạch.
- Các phương pháp bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch, định hướng công nghệ để chế biến nguyên liệu sản xuất sản phẩm.
- Khoa học về hóa học và dinh dưỡng của thực phẩm, về enzyme và chất xúc tác sinh học trong công nghệ thực phẩm, về chuyển hóa, sinh tổng hợp và năng lượng sinh học trong thực phẩm, về sắc tố, mùi và vị ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan của thực phẩm, các quá trình biến đổi thành phần hóa học của thực phẩm.
- Khoa học về vi sinh vật trong thực phẩm. Các hệ vi sinh vật ảnh hưởng đến các quá trình chế biến và bảo quản, nguồn gốc lây nhiễm các hệ vi sinh vật trong thực phẩm. Ứng dụng vi sinh trong các công nghệ thực phẩm.
Kỹ năng:
- Xác định và hình thành vấn đề, xây dựng chiến lược để giải quyết vấn đề.
- Phân tích định tính và định lượng và mô hình hóa bằng các mô hình ngữ văn, họa đồ, vật lý, toán học và số hóa.
- Tổng quan tài liệu, nêu ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề đã và đang tồn tại.
- Tiếp cận và phân tích hệ thống, xác định mục tiêu và các giả thuyết ban đầu.
- Thực nghiệm, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm, kết luận.
- Giải các mô hình, đưa ra các giải pháp và các đề xuất.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng: Đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp đào tạo những cử nhân trong lĩnh vực kinh tế nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thương mại góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Chương trình đào tạo cung cấp cho người học kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và cách thức quản lý hoạt động kinh doanh trên cơ sở tiếp thu lý thuyết và tiếp cận thực tế trong môi trường kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Với việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, chương trình đào tạo giúp sinh viên phát triển các kỹ năng tư duy, phản biện; phân tích, tổng hợp và xử lý vấn đề một cách có logic; kỹ năng giao tiếp trong môi trường kinh doanh; kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm hiệu quả; phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm nghề nghiệp
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về những nguyên lý cơ bản để phân tích hoạt động kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ vi mô cũng như vĩ mô
- Kiến thức cơ bản về lập mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính từ các tình huống kinh doanh thực tế; sử dụng các phương pháp giải những bài toán để đưa ra các phương án sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp.
- Kiến thức về xác suất và phân phối xác suất; ứng dụng excel về thống kê mô tả; kiến thức về ước lượng và kiểm định những bài toán kinh tế.
- Kiến thức về hồi quy tuyến tính đơn biến, đa biến; ước lượng được những mối liên hệ kinh tế và thực hiện những dự báo các thông số kinh tế.
- Kiến thức cơ bản về công tác hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Kiến thức về cách thức vận hành của các loại hệ thống sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tính toán lượng tồn kho tối ưu trong hoạt động quản lý và điều hành sản xuất công ty.
- Kiến thức về quản trị marketing của doanh nghiệp; nghiên cứu mở rộng phạm vi hoạt động, phân tích người tiêu thụ; hoạch định sản phẩm; hoạch định giá; hoạch định phân phối; hoạch định xúc tiến; tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Kỹ năng:
- Nhận diện các tình huống kinh tế, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định).
- Nhận diện được các giả thuyết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính.
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kinh tế và phân tích rủi ro. Giải thích được kết quả và đưa ra các đề xuất.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc và có kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Có kiến thức về các loại mạch điện và phương pháp giải tích mạch điện;
- Có kiến thức về các loại mạch điện tử và phương pháp giải tích mạch điện tử cơ bản;
- Có kiến thức cơ bản về đo lường điện-điện tử và thiết bị đo;
- Có kiến thức cơ bản về các loại máy điện và khí cụ điện.
Kỹ năng:
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản của toán học, khoa học và kỹ thuật để xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực kỹ thuật điện và các ngành liên quan;
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm với các kỹ thuật thích hợp và công cụ; và giải thích và phân tích dữ liệu.
- Nhận thức về mối quan tâm toàn cầu và xã hội và tầm quan trọng của họ trong việc phát triển các giải pháp kỹ thuật thuộc ngành đào tạo và các ngành liên quan;
- Thiết kế một hệ thống, thành phần hoặc quá trình theo thông số kỹ thuật nhất định và các yêu cầu trong các lĩnh vực kỹ thuật điện và các ngành liên quan.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức cơ bản về xây dựng bản vẽ kỹ thuật, phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể. Các quy tắc – tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành;
- Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;
- Kiến thức về cơ học chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;
- Kiến thức về đặc điểm, nguyên lý làm việc, quá trình thiết kế các chi tiết máy trong ngành cơ khí;
- Kiến thức về tính toán sức chịu tải, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng của các chi tiết máy;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, nhiệt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt và các chu trình động cơ nhiệt;
- Kiến thức cơ bản về mạch điện, tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện;
- Kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử. Kiến thức về phương pháp tính toán và sử dụng linh kiện điện tử trên ô tô;
- Kiến thức cơ bản về tĩnh học, động học, động lực học lưu chất và ứng dụng trong kỹ thuật;
Kỹ năng:
- Giải thích được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô, xác định được mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết;
- Nhận diện được các hệ thống điện – điện tử trên ô tô để lựa chọn được các mô hình, phương pháp tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động ôtô;
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn, xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số trong kỹ thuật;
- Giải thích và xác định các thông số đặc trưng dùng trong chẩn đoán kỹ thuật, qua đó phân tích, đề xuất các giải pháp và đánh giá hiệu quả trong chẩn đoán kỹ thuật;
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ và ô tô, từ đó giải quyết bài toán nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ và ô tô; Tổng hợp các kiến thức chuyên ngành ô tô, xem xét các ứng dụng trong vận hành để giải quyết bài toán khai thác sử dụng hiệu quả ô tô;
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh:
- Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
- Xét tuyển dựa vào điểm trung bình học bạ (TBHB) trong 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp từ 7.0 trở lên.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí chế tạo. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;
- Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí; tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng;
- Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ tính, lý tính của vật liệu kim loại và phi kim, phân biệt được các phương pháp nhiệt luyện để cải thiện các cơ tính của kim loại, hợp kim thông dụng;
- Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;
- Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ và các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt;
- Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử đơn giản.
- Kiến thức về kỹ thuật điều khiển, tự động điều chỉnh, tự động hoá quá trình sản xuất;
- Kiến thức cơ bản về an toàn lao động, môi trường công nghiệp.
Kỹ năng:
- Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định);
- Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính;
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro;
- Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược;
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành Cơ điện tử. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;
- Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí; tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng;
- Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ tính, lý tính của vật liệu kim loại và phi kim, phân biệt được các phương pháp nhiệt luyện để cải thiện các cơ tính của kim loại, hợp kim thông dụng;
- Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;
- Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ và các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt;
- Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử đơn giản.
Kỹ năng:
- Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định);
- Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính;
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro;
- Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược;
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (CNKTMT) trình độ đại học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhằm phát triển toàn diện, kỹ năng thực hành để có khả năng đảm trách công tác của một kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trong bảo vệ và xử lý môi trường của tất cả các cơ sở sản xuất, thương mại và dịch vụ, đồng thời kỹ sư môi trường có thể đáp ứng được các yêu cầu với sự phát triển của ngành và xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Các kiến thức cơ bản về phép chiếu.
- Các tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật, phương pháp lập và đọc các bản vẽ kỹ thuật.
- Kiến thức về các quá trình khuếch tán trong các hệ thống công nghệ.
- Bản chất các quá trình và những công thức áp dụng trong tính tóan các quá trình hấp thụ, hấp phụ, chưng luyện, trích ly.
- Các phương pháp chọn lựa quá trình và thiết bị thích hợp cho việc xử lý các dạng ô nhiễm mà thực tế đòi hỏi.
- Các phương pháp mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ.
- Tính toán được các thông số làm việc của máy điện như : Công suất, hiệu suất, moment, tốc độ…
- Tính toán vận hành các mô hình lan truyền dòng thải.
Kỹ năng:
- Xác định và hình thành vấn đề, xây dựng chiến lược để giải quyết vấn đề.
- Phân tích định tính, định lượng và mô hình hóa bằng các mô hình ngữ văn, họa đồ, vật lý, toán học và số hóa.
- Vận hành mô hình, xác định các thông số, phân tích các yếu tố ảnh hưởng bất định, đưa ra các giải pháp và các đề xuất.
- Tổng quan tài liệu, nêu ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề đã và đang tồn tại.
- Tiếp cận và phân tích hệ thống, xác định mục tiêu và các giả thuyết ban đầu.
- Thực nghiệm, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm, kết luận.
Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
Khối lượng kiến thức: 170 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm kỹ thuật Kỹ thuật Công nghiệp trình độ đại học nhằm đào tạo ra những giáo viên trình độ cử nhân khoa học có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng các yêu cầu đổi mới của giáo dục trung học phổ thông; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu và trình độ để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;
- Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí; tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng;
- Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ tính, lý tính của vật liệu kim loại và phi kim, phân biệt được các phương pháp nhiệt luyện để cải thiện các cơ tính của kim loại, hợp kim thông dụng;
- Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;
- Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ và các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt;
- Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử đơn giản.
Kỹ năng:
- Xây dựng được những câu hỏi quan trọng để xem xét, đặt ra giả thuyết để kiểm chứng, chọn ra các tiêu chuẩn và nhóm tiêu chuẩn để so sánh; Lựa chọn chiến lược nghiên cứu tài liệu, tận dụng việc tra cứu và xác định thông tin bằng cách sử dụng các công cụ thư viện (tài liệu trên mạng, các cơ sở dữ liệu, công cụ tìm kiếm); xác định chất lượng và độ tin cậy của thông tin, chỉ ra những nội dung chính yếu và điểm mới hàm chứa trong thông tin, chỉ ra những trích dẫn về tài liệu tham khảo.
- Nhận ra ý tưởng và chiến lược thực nghiệm, mô tả được quá trình xây dựng thực nghiệm, liệt kê các thủ tục tiến hành thực nghiệm và bước kiểm tra, thu thập dữ liệu thí nghiệm, đối chiếu dữ liệu thí nghiệm với những mô hình có sẵn.
- Thảo luận tính hợp lý của dữ liệu thống kê, những giới hạn của dữ liệu được sử dụng, giải thích các kết luận được chứng minh bởi dữ liệu, các nhu cầu và giá trị;
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Máy Tính trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc và có kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về các loại mạch điện và phương pháp giải tích mạch điện.
- Có kiến thức về các loại mạch điện tử và phương pháp giải tích mạch điện tử cơ bản.
- Có kiến thức về vật liệu bán dẫn và linh kiện bán dẫn.
- Có kiến thức cơ bản về hệ điều hành.
- Có kiến thức cơ bản về lập trình và cấu trúc dữ liệu.
- Có kiến thức về kiến trúc máy tính.
- Có kiến thức về mạng máy tính.
Kỹ năng:
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản của toán học, khoa học và kỹ thuật để xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực kỹ thuật điện tử, máy tính và một số lĩnh vực có liên quan.
- Thử nghiệm và khám phá kiến thức.
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm với các kỹ thuật thích hợp và công cụ và giải thích và phân tích dữ liệu.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật nhiệt – điện lạnh. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người Kỹ sư công nghệ kỹ thuật nhiệt.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức cơ bản về xây dựng bản vẽ kỹ thuật, phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể. Các quy tắc – tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành;
- Kiến thức về cơ học chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;
- Kiến thức về đặc điểm, nguyên lý làm việc, quá trình thiết kế các chi tiết máy trong ngành cơ khí;
- Kiến thức về tính toán sức chịu tải, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng của các chi tiết máy;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, nhiệt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt và các chu trình động cơ nhiệt;
- Kiến thức cơ bản về mạch điện, tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện;
- Kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử. Kiến thức về phương pháp tính toán và sử dụng linh kiện điện tử trên hệ thống lạnh;
- Kiến thức cơ bản về tĩnh học, động học, động lực học lưu chất và ứng dụng trong kỹ thuật;
- Kiến thức cơ bản về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
Kỹ năng:
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống nhiệt và hệ thống lạnh, từ đó giải quyết bài toán nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các hệ thống.
- Giải thích và xác định được các thông số đặc trưng ảnh hưởng đến sự làm việc của các thiết bị trong quá trình vận hành.
- Nhận diện và giải thích được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các thiết bị trong hệ thống.
- Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật và các vị trí tương quan giữa các thiết bị trong quá trình lắp đặt các hệ thống.
- Giải thích được mức độ quan trọng và đánh giá được sự ảnh hưởng của các thông số đặc trưng đến sự làm việc của thiết bị trong quá trình vận hành.
- Giải thích được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của các thiết bị chính trong hệ thống nhiệt và hệ thống lạnh, xác định được mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết;
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên môn về tính toán thiết kế kết cấu, nền móng; quản lý và tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra các định hướng công nghệ được trang bị cho sinh viên thông qua khối kiến thức về thực hành.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về hình họa, vẽ kỹ thuật; có khả năng phân tích và triển khai bản vẽ kỹ thuật;
- Có kiến thức về trắc địa để đo đạc và có khả năng phân tích, xử lý số liệu, đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt trái đất;
- Có kiến thức cơ bản về cơ học bao gồm cơ học cơ sở, sức bền vật liệu và cơ học kết cấu; có khả năng ứng dụng các kiến thức này vào chuyên ngành xây dựng;
- Có kiến thức về lĩnh vực địa cơ như địa chất công trình, cơ học đất;
- Có kiến thức cơ bản về các loại vật liệu xây dựng; khả năng sử dụng phù hợp các loại vật liệu cho công trình xây dựng;
- Có kiến thức cơ bản về cấp thoát nước công trình và khả năng ứng dụng các kiến thức này vào thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây dựng.
Kỹ năng:
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản của toán học, khoa học và kỹ thuật để xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực thiết kế, quản lý và tư vấn giám sát công trình xây dựng;
- Có khả năng thiết lập sơ đồ tính toán, mô hình kết cấu công trình; dựa trên các yêu cầu của khách hàng;
- Ước lượng mức độ đầu tư cho công trình;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế và thi công công trình xây dựng;
- Đưa ra các giải pháp tối ưu.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành “Kinh tế gia đình” trình độ Đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành thuộc lãnh vực khoa học gia đình, góp phần đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và xã hội đang từng ngày được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, có các kỹ năng chuyên môn sâu và có tiềm năng sáng tạo, để đảm đương công việc của người kỹ sư.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Hiểu các kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Nhận biết, phân loại, lựa chọn và báo quản thực phẩm;
- Có kiến thức về phương pháp chế biến các món ăn, món bánh và thức uống;
- Có các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và xây dựng thực đơn;
- Hiểu biết và vận hành cơ bản các trang thiết bị bếp;
- Có kiến thức cơ bản về phương pháp tổ chức bếp ăn công nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có kiến thức về các phương pháp thiết kế và may cơ bản các dạng trang phục: trẻ em, Âu phục nam và nữ;
- Hiểu biết các kiến thức nền tảng về phương pháp cắm – kết hoa; làm đẹp; trang trí món ăn và tiệc ;
- Hiểu biết các kiến thức nền tảng về quản trị gia đình và quản lý chất lượng dịch vụ.
Kỹ năng:
- Biết ứng dụng các kiến thức khoa học cơ bản để xác định và hình thành các vấn đề nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành;
- Có khả năng thiết kế và thực hiện các qui trình chế biến: món ăn, món bánh và thức uống.
- Nhận thức và xác định được tầm quan trọng của các giải pháp kỹ thuật thuộc chuyên ngành đào tạo và các ngành liên quan;
- Xây dựng ý tưởng và hình thành các phương pháp giải quyết trong lĩnh vực: thẩm mỹ, ẩm thực và trang phục.
- Có phương pháp làm việc khoa học, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận;
- Biết phân tích và giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn chuyên ngành;
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu trong các lĩnh vực: dinh dưỡng, chế biến và may mặc;
- Tiếp tục học tâp nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo: văn bằng hai đại học và sau đại học.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí tự động hóa, công nghệ vật liệu. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy, máy gia công cơ khí tự động (NC); tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy tại các điều kiện khác nhau.
- Kiến thức về dung sai và phương pháp lắp ghép và lắp ráp thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và phân tích và đánh giá kết quả đo;
- Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ-lý tính của vật liệu kim loại, hợp kim, gốm kim loại và phi kim, sử dụng được các phương pháp nhiệt luyện để tăng tính năng làm việc của kim loại, hợp kim thông dụng;
- Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ, phương pháp hình thành các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước;
- Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt phục vụ trong quá trình sản xuất;
- Kiến thức cơ bản về quy trình công nghệ, nguyên công, về chu trình sản xuất, mối quan hệ giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất; hiểu biết cấu tạo và nguyên lý làm việc của các đồ gá, thiết bị định vị trong quá trình gia công.
- Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện – điện tử và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử và mạch điện tử;
Kỹ năng:
- Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định);
- Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính;
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro;
- Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược;
Đánh giá
168 đánh giá
Giới thiệu
Là một trường công lập uy tín với gần 54 năm hoạt động, Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM (website: hcmute.edu.vn) đã và đang là sự lựa chọn của rất nhiều học sinh phổ thông khu vực phía Nam nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng.
Học phí phải chăng, cơ sở vật chất tốt, giảng viên nhiệt tình… là những gì người ta hay nhắc đến khi nói về HCMUTE. Uy tín của trường càng được nâng cao với việc nhận được chứng chỉ ISO 9001 – 2000 do Intertek Testing Services (Hoa Kì) cấp năm 2007.
Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM là nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ
Giới thiệu trường
Thành lập từ 5/10/1962 trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, trải qua 54 năm hoạt động, HCMUTE đã nhiều lần đổi tên và sáp nhập với một số trường khác như trung học Công nghiệp Thủ Đức và Sư phạm Kỹ thuật 5, từ đó hình thành nên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh ngày nay. HCMUTE tọa lạc tại số 1 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, tuy ở ngoại ô nhưng việc đi lại từ trường đến trung tâm thành phố và các khu vực lân cận rất thuận tiện với hệ thống tuyến xe buýt hoạt động thường xuyên.
Video giới thiệu lịch sử hình thành và các khoa tại trường (Nguồn: Youtube – Thanh Truoc).
Sứ mệnh
Trường luôn giữ vững mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam. Phương châm của nhà trường là liên tục đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nhằm cung cấp nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học chất lượng cao trong các lĩnh vực: giáo dục nghề nghiệp, khoa học, công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và khu vực trong thời đại hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa thần tốc như hiện nay.
Tầm nhìn
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM phấn đấu nằm trong top 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định chất lượng trường đại học, có thể sánh ngang các trường đại học uy tín trong khu vực và thế giới trên một số lĩnh vực. Trường đã và đang nâng cao chất lượng đào tạo đa ngành với mục tiêu đảm bảo sinh viên sau tốt nghiệp có đủ chuyên môn và kĩ năng để tự tìm cho mình một công việc thích hợp.
Hoạt động của sinh viên
Môi trường học tập tại HCMUTE rất năng động với hàng loạt câu lạc bộ, đội nhóm được thành lập và thường xuyên tổ chức các sự kiện, đêm nhạc để giao lưu, kết nối giữa các bạn sinh viên với nhau. Ngoài ra, đây còn là những sân chơi hết sức bổ ích để các HCMUTE-ers có thể vừa rèn luyện kĩ năng vừa phát triển đam mê của mình.
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm gồm nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ là niềm tự hào của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Nhà trường luôn không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, coi trọng đội ngũ giảng viên, khuyến khích họ trau dồi chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để từ đó truyền thụ kiến thức, kĩ năng đến sinh viên một cách hiệu quả nhất.
Cơ sở vật chất
Trường hiện có 2 cơ sở:
- Cơ sở 1 (17 ha): số 1 – 3 Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức, TP HCM
- Cơ sở 2 (4,5 ha): số 484 Lê Văn Việt, Q. 9, TP HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cơ sở Thủ Đức nhìn từ chính diện
Phòng học
Trường có nhiều phòng chuyên đề cùng hệ thống 58 phòng thí nghiệm và 98 xưởng thực hành có tổng diện tích là 27.342m2 được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị hiện đại cho sinh viên thực hiện các thí nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Ngoài ra còn có 16 phòng học máy tính với tổng diện tích 1.164m2 được xây dựng phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.
Hoạt động tập thể cũng như những buổi họp sẽ diễn ra tại hội trường lớn, nơi có sức chứa khủng lên đến 1.500 người. Khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, tòa nhà trung tâm 12 tầng, có 1 tầng hầm hoàn thành vào cuối năm 2011.
Sinh viên khoa Điện- Điện tử trong giờ thực hành tại phòng thí nghiệm
Thư viện
Sinh viên được làm thẻ thư viện đa năng, tích hợp thẻ mã vạch mượn sách, thẻ ngân hàng để thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Một điểm cộng nữa là thư viện rộng lớn được trang bị hàng ngàn đầu sách khác nhau phục vụ nhu cầu học và tìm kiếm thông tin. Đặc biệt hơn, từ 2004, toàn bộ sinh viên không phải tốn tiền mua giáo trình mà có thể mượn trực tiếp từ thư viện trường. Trong quá trình học, sinh viên có thể mượn thêm các sách tham khảo khác từ thư viện.
Hệ thống đăng kí trực tuyến
Trường có hệ thống đăng ký môn học linh hoạt, sinh viên toàn quyền quyết định thời lịch biểu, giáo viên và thời gian học để không bị động trong sắp xếp lịch học và làm việc của mình.
Kí túc xá
Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM có 02 cơ sở:
- Cơ sở 1: 01 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Tp.HCM, gồm 80 phòng ở với sức chứa 640 sinh viên.
- Cơ sở 2: 484 Lê Văn Việt, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.HCM, gồm 233 phòng ở với sức chứa 1.776 sinh viên.
Kí túc xá khang trang của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
Khuôn viên kí túc xá rộng rãi, yên tĩnh, thoáng mát với nhiều cây xanh. Phòng ốc được trang bị khá đầy đủ các vật dụng phục vụ cuộc sống nội trú của sinh viên. Có 13 phòng tự học đầy tiện nghi với tivi, dàn máy karaoke, hệ thống phát thanh, bảng tin, báo chí được cập nhật hàng ngày.
Thành tựu
Những năm qua, trường không ngừng cải thiện cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của sinh viên. Sự nỗ lực đó đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những giải thưởng cao quý:
- Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2007), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1996), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1985) do Chủ tịch nước trao tặng.
- Đảng bộ trường được công nhận là “Đảng bộ Trong sạch - Vững mạnh - Xuất sắc” 13 năm liền (1995-2008).
- Công đoàn trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2005), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000); Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng cờ “Công đoàn cơ sở Vững mạnh Xuất sắc” suốt 12 năm liên tục.
- Đoàn Thanh niên được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2004. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên là đơn vị xuất sắc trong khối các trường ĐH, CĐ khu vực TP HCM nhiều năm liền.
- 13 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và nhiều cán bộ, viên chức được tặng Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục hay bằng khen từ Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Năm 2009, đội SPK - Knight của HCMUTE đã xuất sắc vô địch cuộc thi Robocon Việt Nam và sau đó giành giải III cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương 2009 được tổ chức tại Tokyo.
- Những sinh viên tài năng thuộc đội tuyển của trường đạt giải đặc biệt cuộc thi xe tiết kiệm nhiên liệu HONDA EMC 2013 (đại diện Việt Nam sang Nhật thi đấu), giải nhì 2014 và ba 2015 cuộc thi Shell Marathon.
Sinh viên HCMUTE xuất sắc giành giải vô địch cuộc thi Robocon Việt Nam 2009
Cựu sinh viên nổi bật
Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM là cái nôi của nhiều tài năng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhiều cựu học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đã thành công với những vị trí cao như giám đốc, phó giám đốc. Trong đó có Trần Thị Hoàn Mỹ, Thư ký – Tham Tán Thương Mại – Tổng Lãnh Sự Quán Malaysia tại TP HCM (Cựu sinh viên chương trình liên kết quốc tế – ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP HCM liên kết ĐH Sunderland).
Cựu sinh viên tài năng và xinh đẹp của Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP HCM
Nguồn: Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Cơ Hội Việc Làm
Đã học khoá học: Food technology k19 tại đây.
Ưu điểm
Chương trình kỹ sư, mỗi môn học lí thuyết đều có một môn thực hành, thí nghiệm. Cơ hội việc làm khá nhiều,đa số ưu tiên các trường bk, spkt, khtn. Điều này thì lướt trên web tìm việc sẽ thấy. nhiều CLB, hội thảo, NCKH Cơ sở vật chất ổn so với học phí
Điểm cần cải thiện
Nên tăng chuẩn đầu ra tiếng anh ( 500 hay 550 toeic là quá thấp so với nhu cầu kĩ sư và vị thế , tiềm năng sinh viên của trường) Vẫn có sự thiên vị giữa hệ đại trà và CLC. Đề CLC dễ hơn rõ ràng ( hình như sau khi bị phốt thì đã khắc phục điểm này). Sinh viên hay bị một số thành phần trườg khác xỉa xói , ngoài việc học căng thẳng thì căng thẳng vì drama nữa :))) Chất lượng đầu vào không đồng đều giữa hệ Đại trà , clc, cla, clc tiếng nhật do đó đầu ra cũng vậy
Trải nghiệm và lời khuyên
Sau quá trình học ở đây thấy bản thân khá tự tin vào khả năng chuyên môn cũng như sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, (nguyên cái phòng lab của M*s*n toàn k19 spkt mới ra trường). Trong thời gian học cũng đc tạo điều kiện để tham gia các cuộc thi NCKH , éureka ,.... Nói chung cái chính vẫn là bản thân mình nỗ lực và học tập từ các anh chị thầy cô đi trước, tạo các mối quan hệ ,.... Lưu ý trải nghiệm của tôi là trong bối cảnh một người đã học ngành Công nghệ thực phẩm tại trường đại học sư phạm kỹ thuật HCM ( mấy ngành khác tui không biết:))))
Trường Như Con Cặc
Đã học khoá học: khóa 19 tại đây.
Ưu điểm
đéo có ưu điểm gì hêt à quên có 1 ưu điểm là hút máu sinh viên trì trạc sinh viên và đặc biệt không bao giờ lắng nghe sinh viên
Điểm cần cải thiện
khuyết điểm thì nhiều hẹn lần hẹn lựa công tác sinh viên thì không được hết trách nhiệm làm phí thời gian sinh viên có muốn học kỹ thuật thì nên qua bách khoa hoặc máy trường trong khối đại học quốc gia
Trải nghiệm và lời khuyên
như cái lồn làm ăn thấy ghét, hẹn 9h30 lên lây hồ sơ 1h30 lên vẫn chưa có hẹn lần hẹn lựa nói chung là phải thấy cuộc sống không còn nghĩa lý gì thì mới đam đầu vô
Góp Ý Về Trường
Đã học khoá học: Điện điện tử tại đây.
Ưu điểm
Khá tốt về mọi mặt
Điểm cần cải thiện
Giảng viên khó
Trải nghiệm và lời khuyên
Nên cố gắng vì 1 tương lai tốt hơn cho chúng ta và vì gia đình