Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM - Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ kỹ thuật môi trường

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (CNKTMT) trình độ đại học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhằm phát triển toàn diện, kỹ năng thực hành để có khả năng đảm trách công tác của một kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trong bảo vệ và xử lý môi trường của tất cả các cơ sở sản xuất, thương mại và dịch vụ, đồng thời kỹ sư môi trường có thể đáp ứng được các yêu cầu với sự phát triển của ngành và xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Các kiến thức cơ bản về phép chiếu.
      • Các tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật, phương pháp lập và đọc các bản vẽ kỹ thuật.
      • Kiến thức về các quá trình khuếch tán trong các hệ thống công nghệ.
      • Bản chất các quá trình và những công thức áp dụng trong tính tóan các quá trình hấp thụ, hấp phụ, chưng luyện, trích ly.
      • Các phương pháp chọn lựa quá trình và thiết bị thích hợp cho việc xử lý các dạng ô nhiễm mà thực tế đòi hỏi.
      • Các phương pháp mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ.
      • Tính toán được các thông số làm việc của máy điện như : Công suất, hiệu suất, moment, tốc độ…
      • Tính toán vận hành các mô hình lan truyền dòng thải.

      Kỹ năng:

      • Xác định và hình thành vấn đề, xây dựng chiến lược để giải quyết vấn đề.
      • Phân tích định tính, định lượng và mô hình hóa bằng các mô hình ngữ văn, họa đồ, vật lý, toán học và số hóa.
      • Vận hành mô hình, xác định các thông số, phân tích các yếu tố ảnh hưởng bất định, đưa ra các giải pháp và các đề xuất.
      • Tổng quan tài liệu, nêu ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề đã và đang tồn tại.
      • Tiếp cận và phân tích hệ thống, xác định mục tiêu và các giả thuyết ban đầu.
      • Thực nghiệm, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm, kết luận.