Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM - Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ kỹ thuật ô tô

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ kỹ thuật ô tô

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

      Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Kiến thức cơ bản về xây dựng bản vẽ kỹ thuật, phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể. Các quy tắc – tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành;
      • Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;
      • Kiến thức về cơ học chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;
      • Kiến thức về đặc điểm, nguyên lý làm việc, quá trình thiết kế các chi tiết máy trong ngành cơ khí;
      • Kiến thức về tính toán sức chịu tải, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng của các chi tiết máy;
      • Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, nhiệt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt và các chu trình động cơ nhiệt;
      • Kiến thức cơ bản về mạch điện, tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện;
      • Kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử. Kiến thức về phương pháp tính toán và sử dụng linh kiện điện tử trên ô tô;
      • Kiến thức cơ bản về tĩnh học, động học, động lực học lưu chất và ứng dụng trong kỹ thuật;

      Kỹ năng:

      • Giải thích được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô, xác định được mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết;
      • Nhận diện được các hệ thống điện – điện tử trên ô tô để lựa chọn được các mô hình, phương pháp tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động ôtô;
      • Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn, xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số trong kỹ thuật;
      • Giải thích và xác định các thông số đặc trưng dùng trong chẩn đoán kỹ thuật, qua đó phân tích, đề xuất các giải pháp và đánh giá hiệu quả trong chẩn đoán kỹ thuật;
      • Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ và ô tô, từ đó giải quyết bài toán nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ và ô tô; Tổng hợp các kiến thức chuyên ngành ô tô, xem xét các ứng dụng trong vận hành để giải quyết bài toán khai thác sử dụng hiệu quả ô tô;