Chương trình
Ngành
Kinh tế - Quản lýThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành “Kinh tế gia đình” trình độ Đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành thuộc lãnh vực khoa học gia đình, góp phần đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và xã hội đang từng ngày được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, có các kỹ năng chuyên môn sâu và có tiềm năng sáng tạo, để đảm đương công việc của người kỹ sư.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Hiểu các kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Nhận biết, phân loại, lựa chọn và báo quản thực phẩm;
- Có kiến thức về phương pháp chế biến các món ăn, món bánh và thức uống;
- Có các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và xây dựng thực đơn;
- Hiểu biết và vận hành cơ bản các trang thiết bị bếp;
- Có kiến thức cơ bản về phương pháp tổ chức bếp ăn công nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có kiến thức về các phương pháp thiết kế và may cơ bản các dạng trang phục: trẻ em, Âu phục nam và nữ;
- Hiểu biết các kiến thức nền tảng về phương pháp cắm – kết hoa; làm đẹp; trang trí món ăn và tiệc ;
- Hiểu biết các kiến thức nền tảng về quản trị gia đình và quản lý chất lượng dịch vụ.
Kỹ năng:
- Biết ứng dụng các kiến thức khoa học cơ bản để xác định và hình thành các vấn đề nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành;
- Có khả năng thiết kế và thực hiện các qui trình chế biến: món ăn, món bánh và thức uống.
- Nhận thức và xác định được tầm quan trọng của các giải pháp kỹ thuật thuộc chuyên ngành đào tạo và các ngành liên quan;
- Xây dựng ý tưởng và hình thành các phương pháp giải quyết trong lĩnh vực: thẩm mỹ, ẩm thực và trang phục.
- Có phương pháp làm việc khoa học, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận;
- Biết phân tích và giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn chuyên ngành;
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu trong các lĩnh vực: dinh dưỡng, chế biến và may mặc;
- Tiếp tục học tâp nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo: văn bằng hai đại học và sau đại học.