Chương trình
Ngành
Quản lý công nghiệpThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng: Đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp đào tạo những cử nhân trong lĩnh vực kinh tế nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thương mại góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Chương trình đào tạo cung cấp cho người học kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và cách thức quản lý hoạt động kinh doanh trên cơ sở tiếp thu lý thuyết và tiếp cận thực tế trong môi trường kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Với việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, chương trình đào tạo giúp sinh viên phát triển các kỹ năng tư duy, phản biện; phân tích, tổng hợp và xử lý vấn đề một cách có logic; kỹ năng giao tiếp trong môi trường kinh doanh; kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm hiệu quả; phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm nghề nghiệp
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Kiến thức về những nguyên lý cơ bản để phân tích hoạt động kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ vi mô cũng như vĩ mô
- Kiến thức cơ bản về lập mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính từ các tình huống kinh doanh thực tế; sử dụng các phương pháp giải những bài toán để đưa ra các phương án sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp.
- Kiến thức về xác suất và phân phối xác suất; ứng dụng excel về thống kê mô tả; kiến thức về ước lượng và kiểm định những bài toán kinh tế.
- Kiến thức về hồi quy tuyến tính đơn biến, đa biến; ước lượng được những mối liên hệ kinh tế và thực hiện những dự báo các thông số kinh tế.
- Kiến thức cơ bản về công tác hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Kiến thức về cách thức vận hành của các loại hệ thống sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tính toán lượng tồn kho tối ưu trong hoạt động quản lý và điều hành sản xuất công ty.
- Kiến thức về quản trị marketing của doanh nghiệp; nghiên cứu mở rộng phạm vi hoạt động, phân tích người tiêu thụ; hoạch định sản phẩm; hoạch định giá; hoạch định phân phối; hoạch định xúc tiến; tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Kỹ năng:
- Nhận diện các tình huống kinh tế, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định).
- Nhận diện được các giả thuyết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính.
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.
- Giải thích được các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kinh tế và phân tích rủi ro. Giải thích được kết quả và đưa ra các đề xuất.