Chương trình đào tạo
3 ngành
Chuẩn đầu ra
Yêu cầu về kiến thức
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.
- Nắm vững hệ thống kiến thức về âm nhạc.
- Nắm vững hệ thống kiến thức về chuyên ngành được đào tạo.
Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng (Kỹ năng nghề nghiệp):
- Thuần thục các kỹ năng biểu diễn của chuyên ngành được đào tạo.
- Có khả năng phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm Việt Nam và thế giới.
- Có hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam và thế giới.
- Có khả năng dạy học trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
Kỹ năng mềm (kỹ năng bổ trợ):
- Có khả năng làm việc độc lập.
- Có khả năng tổ chức và làm việc nhóm.
- Có khả năng tổ chức và điều hành hiệu quả các chương trình biểu diễn.
Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
- Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập hoặc nghệ sĩ tại các cơ sở hoạt động âm nhạc – văn hóa – nghệ thuật (các đoàn nghệ thuật, dàn nhạc, sở văn hóa, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi…)
- Có khả năng làm việc và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo lĩnh vực âm nhạc – văn hóa – nghệ thuật.
- Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu âm nhạc, đào tạo âm nhạc trong khu vực và cả nước.
Chuẩn đầu ra
Yêu cầu về kiến thức:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.
- Nắm vững hệ thống kiến thức về âm nhạc.
- Nắm vững hệ thống kiến thức về chuyên ngành Biểu diễn Thanh nhạc.
Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng (Kỹ năng nghề nghiệp):
- Thuần thục các kỹ năng biểu diễn của chuyên ngành Thanh nhạc.
- Có khả năng phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm Việt Nam và thế giới.
- Có hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam và thế giới.
- Có khả năng dạy học trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
- Có khả năng tham gia hát hợp xướng chuyên nghiệp.
- Có khả năng sử dụng đàn piano (trình độ tương đươmg trung cấp Piano 4 năm).
Kỹ năng mềm ( kỹ năng bổ trợ):
- Có khả năng tổ chức và điều hành các chương trình biểu diễn.
- Có khả năng làm việc độc lập.
- Có bản lĩnh sân khấu.
- Có khả năng làm việc nhóm.
Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
- Trở thành Ca sỹ hoạt động độc lập hoặc trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động âm nhạc, nghệ thuật (Các đoàn nghệ thuật, cơ sở văn hóa, Nhà văn hóa thiếu nhi …).
- Có khả năng làm việc và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc, văn hóa, nghệ thuật, các trung tâm đào tạo âm nhạc và các trường phổ thông trong khu vực và cả nước.
- Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật.
- Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị cơ sở.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu chung về Học viên Âm nhạc Huế
Học viện Âm nhạc Huế là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc đặc sắc của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Là vùng đất có các di sản âm nhạc đã được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên…
Sơ lươc về Học viện Âm nhạc Huế (Nguồn: Học viện Âm nhạc Huế)
Với quy mô và chất lượng đào tạo, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Kỷ niệm 55 năm truyền thống (1962-2017) và 10 năm thành lập Học viện Âm nhạc Huế (2007-2017). Học viện đã và đang nỗ lực hết mình để khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp của cả nước.
Học viện Âm nhạc Huế tọa lạc tại thành phố Huế xinh đẹp, bên bờ sông Hương thơ mộng, vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử, được thừa hưởng những di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc của khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Đó là những tiền đề thuận lợi cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nghệ thuật có những nét riêng biệt và phát triển bền vững.
Từ khi thành lập đến nay, tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn phấn đấu để xây dựng Học viện thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và biểu diễn âm nhạc chuyên sâu chất lượng cao. Ngoài ra, Học viện cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của xã hội và nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, sinh viên.
Một buổi biểu diễn nhạc cụ của Học viện Âm nhạc Huế (Nguồn: Học viện Âm nhạc Huế)
Đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực các ngành học, thuộc nhóm ngành âm nhạc theo danh mục các ngành đào tạo đại học, cao đẳng khối Văn hoá Nghệ thuật Thông tin đã được Hội đồng chương trình của Bộ Văn hoá – Thông tin thông qua ngày 31/12/2004, bao gồm:
- Sáng tác âm nhạc.
- Lý thuyết (trước đây gọi là ngành lý luận âm nhạc)
- Chỉ huy, biểu diễn nhạc cụ truyền thống (với các chuyên ngành Tranh, Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Sáo, Bầu…).
- Biểu diễn nhạc cụ phương tây (với các chuyên ngành Violon, Cello, Kèn, Guitare, Accordeon, Organ, Piano, Thanh nhạc…
- Sư phạm âm nhạc ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học theo các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy
- Đào tạo văn bằng hai, bồi dưỡng nghiệp vụ và tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước và yêu cầu của xã hội cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Chương trình giao lưu giữa Học viện Âm nhạc Huế và một Học viện Âm nhạc khác đến từ Thái Lan (Nguồn: Học viện Âm nhạc Huế)
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể
Tổ chức khảo sát, sưu tầm, điền dã để thu thập tài liệu băng đĩa các loại hình sinh hoạt âm nhạc và tổ chức biểu diễn âm nhạc truyền thống của toàn bộ khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là Nhã nhạc Huế và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây nguyên, nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của Thế giới ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Tổ chức tổng điều tra, khảo sát và quy hoạch dân ca dân nhạc các vùng miền đặc trưng trong toàn khu vực để kịp thời sưu tầm, lưu giữ, khảo cứu, phát huy và giới thiệu, quảng bá vốn di sản âm nhạc truyền thống của khu vực dưới mọi hình thức, tiến tới việc thành lập Ngân hàng dữ liệu điện tử dân ca dân nhạc, ngành âm nhạc Dân tộc học và nhà Bảo tàng âm nhạc Dân tộc học.
Mục tiêu kinh tế xã hội
Thông qua phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực âm nhạc, từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn thực nghiệm và biểu diễn phục vụ nhằm góp phần thúc đẩy, tạo động lực đối với sự phát triển sự nghiệp âm nhạc, văn hoá nghệ thuật nói riêng và kinh tế xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và thành phố Huế – Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, phù hợp với mục tiêu, định hướng chủ yếu của Đảng, Nhà nước đối với khu vực trong giai đoạn mới.
Nguồn: Học viện Âm nhạc Huế