Chương trình
Ngành
Công nghệ đa phương tiệnThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4,5 năm
Khối lượng kiến thức: 136 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng)
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1) hoặc Toán, Văn, Anh (khối D1).
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:
- Kiến thức giáo dục đại cương:Sinh viên được trang bị các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội & nhân văn.
- Kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng của ngành học Công nghệ Đa phương tiện bao gồm:
- Các môn học liên quan đến kinh tế, xã hội;
- Các môn học liên quan đến kỹ thuật dựng âm thanh, hình ảnh; Các môn học liên quan đến thiết kế;
- Các môn học liên quan đến lập trình ứng dụng tích hợp các thành phần đa phương tiện.
- Kiến thức chuyên ngành:sinh viên sẽ lựa chọn hướng chuyên sâu để học tập và nghiên cứu trong phần chuyên ngành, gồm: (1) Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện, (2) Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện.
- Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện:trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu bao gồm phân tích, xử lý và tích hợp các tài nguyên đa phương tiện; phát triển phần mềm ứng dụng bao gồm Web, ứng dụng trên di động, tạo kỹ xảo âm thanh và hình ảnh trong các lĩnh vực phim ảnh, truyền hình và game có sử dụng các tài nguyên đa phương tiện.
- Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện: trang bị cho sinh viên các kiến thức
- chuyên sâu bao gồm: Thiết kế đồ họa, thiết kế hình động 2D, tạo hình 3D và hình động
- 3D, biên tập nội dung số với video, âm thanh và xây dựng hiệu ứng kĩ xảo, tương tác đa phương tiện.
Kỹ năng
Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện:
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện có các kỹ năng:
- Quản lý các dự án phát triển phần mềm ứng dụng đa phương tiện;
- Tạo dựng kỹ xảo đa phương tiện;
- Phân tích, xử lý và tích hợp các tài nguyên đa phương tiện bao gồm dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, video, text, animation, các thiết bị phần cứng và phần mềm xử lý dữ liệu đa phương tiện;
- Phát triển các ứng dụng (Web, Mobile, Game 2D/3D, Animation,…) có tích hợp các tài nguyên đa phương tiện.
- Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện có các kỹ năng sau:
- Thiết kế ấn phẩm điện tử:
- Bộ nhận diện thương hiệu Poster quảng cáo
- Các ấn phẩm báo chí
- Thiết kế giao diện website
- Thiết kế giao diện ứng dụng trên thiết bị di động
- Thiết kế các sản phẩm sử dụng đồ họa động 2D và 3D
- Thiết kế kĩ xảo đa phương tiện
- Đạo diễn hình ảnh
- Đạo diễn hoạt hình
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.
Cơ hội nghề nghiệp
Có thể trở thành các lập trình viên, phát triển ứng dụng, thiết kế và triển khai các ứng dụng và sản phẩm đa phương tiện.
Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh các sản phẩm đa phương tiện.
Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực đa phương tiện tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;
Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài.
Sinh viên có thể làm việc tại:
Bộ Thông tin Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình, Cơ quan Báo chí,…
Các Tổng công ty, Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực CNTT, Truyền thông và Thiết kế Quảng cáo, Điện ảnh, Truyền hình,…
Các vị trí có thể đảm nhiệm: Kỹ sư phát triển phần mềm (game, web, ứng dụng di động,…), Chuyên gia thiết kế (quảng cáo, hoạt hình, đồ họa Game, ấn phẩm điện tử,…).