Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội

      Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội
      Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội
      Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội
      Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội
      4 hình
      8.2
      Tốt
      57 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      13 ngành

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      4 năm
      25.10
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01
      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      4 năm
      25.10
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 144 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1).

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức:

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên; chú trọng vào Toán học, Vật lý làm nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.
      • Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi của ngành về Linh kiện và mạch điện tử, Hệ thống số và máy tính, Tin học, Lý thuyết tín hiệu hệ thống thông tin, Xử lý tín hiệu số, Trường điện từ và kỹ thuật siêu cao tần
      • Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực khác nhau của ngành như : Kỹ thuật điện tử - máy tính (Hệ thống nhúng, Tương tác người – máy, Hệ thống VLSI, Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối...) ; Xử lý tín hiệu và truyền thông (Xử lý ảnh, Xử lý tiếng nói, Công nghệ phát thanh truyền hình số, Truyền thông đa phương tiện, Bảo mật thông tin ...); Điện tử công nghiệp và tự động hóa, mạng truyền thông công nghiệp ...

      Về kỹ năng:

      Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử có những kỹ năng:

      • Nắm chắc các kiến thức cơ bản liên quan đến các lĩnh vực Điện tử máy tính, Xử lý tín hiệu truyền thông, Điện tử công nghiệp, tự động hóa.
      • Nắm vững kiến thức tổng thể về một hệ thống điện - điện tử hiện đại từ các lõi xử lý trung tâm, vi xử lý, vi điều khiển đến các giao tiếp ghép nối ngoại vi, giao tiếp với hạ tầng truyền thông và các hệ điều hành, hệ điều hành thời gian thực (RTOS), ưu tiên sử dụng mã nguồn mở.
      • Làm chủ các công nghệ nguồn, từ đó có khả năng tư duy độc lập và hợp tác theo nhóm để thiết kế, xây dựng, phát triển hoặc triển khai, vận hành bảo dưỡng các hệ thống điện - điện tử phục vụ trong các lĩnh vực như truyền thông, công nghệ thông tin, điện tử công nghiệp, tự động hóa, điện tử y sinh, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, an ninh, quân sự ..
      • Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ về tích hợp hệ thống nhúng, thiết kế số, ngôn ngữ mô tả phần cứng; các công cụ thiết kế mạch in điện tử PCB, các công cụ mô phỏng trợ giúp thiết kế.
      • Thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng thành thạo các thuật toán và công cụ xử lý tín hiệu tương tự và số. Nắm được các nguyên lý cơ bản về truyền dẫn cao tần RF, các thuật toán về nén dữ liệu và các thuật toán bảo mật.
      • Hiểu biết về linh kiện, cụm linh kiện, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch điện – điện tử
      • Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trong lĩnh vực điện điện tử.
      • Có khả năng tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện - điện tử.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quykhi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử;

      Có thể tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về lĩnh vực điện – điện tử, lĩnh vực hội tụ điện tử - truyền thông - công nghệ thông tin;

      Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc các Sở Thông tin và Truyền thông các Tỉnh, Thành phố;

      Có thể làm việc trong các doanh nghiệp cụ thể như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các doanh nghiệp trực thuộc VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), các Công ty nước ngoài như Intel, Nokia …;

      Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về điện tử tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;

      Thương mại điện tử

      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm
      26.35
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm
      26.35
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Truyền thông đa phương tiện

      Truyền thông đa phương tiện
      4 năm
      26.20
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Truyền thông đa phương tiện
      4 năm
      26.20
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm).

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1), hoặc Văn, Toán, Anh văn (khối D1).

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo đội ngũ cử nhân Truyền thông đa phương tiện theo hướng hội nhập quốc tế, làm chủ đồng thời kiến thức, kỹ năng về truyền thông và công nghệ đa phương tiện; có khả năng đảm nhiệm các công việc: chuyên viên truyền thông, PR, quảng cáo tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, nhà báo đa phương tiện tại các cơ quan thông tấn - báo chí, quản lý các dự án đa phương tiện, trợ lý, tư vấn truyền thông đa phương tiện, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.

      Về kiến thức

      Sinh viên được trang bị những kiến thức cụ thể sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; Kinh tế xã hội.
      • Kiến thức cơ sở ngành và ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện và hiện đại về truyền thông và kiến thức nền tảng về đồ họa, nhiếp ảnh, quay phim như lý thuyết truyền thông, truyền thông quốc tế, PR, báo chí, quảng cáo, kỹ thuật nhiếp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa cơ bản.
      • Kiến thức chuyên ngành: trong giai đoạn chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về báo chí đa phương tiện, quảng cáo đa phương tiện, quan hệ công chúng,quản lý và tư vấn dự án truyền thông đa phương tiện trên nền tảng các ứng dụng đa phương tiện như: đồ họa đa phương tiện, thiết kế web, sản xuất audio và video.

      Về kỹ năng

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đại học ngành Truyền thông đa phương tiện có các kỹ năng sau:

      • Viết và biên tập các sản phẩm truyền thông đa phương tiện; có kỹ năng tác nghiệp cơ bản của nhà báo đa phương tiện.
      • Có kỹ năng tổ chức sự kiện, xây dựng và phát triển quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với các nhóm công chúng và giới truyền thông.
      • Có khả năng ứng dụng và phát triển các sản phẩm quảng cáo đa phương tiện
      • Quản lý và tư vấn các dự án truyền thông đa phương tiện

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân Truyền thông Đa phương tiện có thể đảm nhiệm các công việc sau:

      Chuyên viên truyền thông tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước; các bộ phận thông tin tổng hợp của các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội.

      Nhà báo đa phương tiện: Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan thông tấn - báo chí.

      Chuyên viên PR, quảng cáo cho các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.

      Quản lý và tư vấn các dự án truyền thông đa phương tiện.

      Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

      Công nghệ đa phương tiện

      Công nghệ đa phương tiện
      4 năm
      26.45
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Công nghệ đa phương tiện
      4 năm
      26.45
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 136 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1) hoặc Toán, Văn, Anh (khối D1).

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương:Sinh viên được trang bị các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội & nhân văn.
      • Kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng của ngành học Công nghệ Đa phương tiện bao gồm:
      • Các môn học liên quan đến kinh tế, xã hội;
      • Các môn học liên quan đến kỹ thuật dựng âm thanh, hình ảnh; Các môn học liên quan đến thiết kế;
      • Các môn học liên quan đến lập trình ứng dụng tích hợp các thành phần đa phương tiện.
      • Kiến thức chuyên ngành:sinh viên sẽ lựa chọn hướng chuyên sâu để học tập và nghiên cứu trong phần chuyên ngành, gồm: (1) Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện, (2) Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện.
      • Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện:trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu bao gồm phân tích, xử lý và tích hợp các tài nguyên đa phương tiện; phát triển phần mềm ứng dụng bao gồm Web, ứng dụng trên di động, tạo kỹ xảo âm thanh và hình ảnh trong các lĩnh vực phim ảnh, truyền hình và game có sử dụng các tài nguyên đa phương tiện.
      • Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện: trang bị cho sinh viên các kiến thức
      • chuyên sâu bao gồm: Thiết kế đồ họa, thiết kế hình động 2D, tạo hình 3D và hình động
      • 3D, biên tập nội dung số với video, âm thanh và xây dựng hiệu ứng kĩ xảo, tương tác đa phương tiện.

      Kỹ năng

      Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện:

      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện có các kỹ năng:
      • Quản lý các dự án phát triển phần mềm ứng dụng đa phương tiện;
      • Tạo dựng kỹ xảo đa phương tiện;
      • Phân tích, xử lý và tích hợp các tài nguyên đa phương tiện bao gồm dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, video, text, animation, các thiết bị phần cứng và phần mềm xử lý dữ liệu đa phương tiện;
      • Phát triển các ứng dụng (Web, Mobile, Game 2D/3D, Animation,…) có tích hợp các tài nguyên đa phương tiện.
      • Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:
      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện có các kỹ năng sau:
      • Thiết kế ấn phẩm điện tử:
      • Bộ nhận diện thương hiệu Poster quảng cáo
      • Các ấn phẩm báo chí
      • Thiết kế giao diện website
      • Thiết kế giao diện ứng dụng trên thiết bị di động
      • Thiết kế các sản phẩm sử dụng đồ họa động 2D và 3D
      • Thiết kế kĩ xảo đa phương tiện
      • Đạo diễn hình ảnh
      • Đạo diễn hoạt hình

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Có thể trở thành các lập trình viên, phát triển ứng dụng, thiết kế và triển khai các ứng dụng và sản phẩm đa phương tiện.

      Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh các sản phẩm đa phương tiện.

      Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực đa phương tiện tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;

      Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài.

      Sinh viên có thể làm việc tại:

      Bộ Thông tin Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình, Cơ quan Báo chí,…

      Các Tổng công ty, Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực CNTT, Truyền thông và Thiết kế Quảng cáo, Điện ảnh, Truyền hình,…

      Các vị trí có thể đảm nhiệm: Kỹ sư phát triển phần mềm (game, web, ứng dụng di động,…), Chuyên gia thiết kế (quảng cáo, hoạt hình, đồ họa Game, ấn phẩm điện tử,…).

      Kỹ thuật điện tử - viễn thông

      Điện tử - truyền thông
      4 năm
      25.60
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01
      Điện tử - truyền thông
      4 năm
      25.60
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 145 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1).

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức:

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

      Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương phổ cập về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng trang bị kiến thức về Toán học, Vật lý làm nền tảng cho học tập kiến thức ngành.

      Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cốt lõi và cần thiết về cấu kiện quang điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và các quá trình xử lý tín hiệu.

      Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện và hiện đại về viễn thông, kiến thức căn bản trong hội tụ điện tử - tin học – viễn thông, bao gồm cả lý thuyết, thực hành và thực tế mạng lưới.

      Về kỹ năng:

      Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành Điện tử truyền thông có những kỹ năng:

      Phân tích tổng hợp sửa chữa mạch điện tử trang thiết bị viễn thông

      Triển khai dịch vụ viễn thông, các phương thức bảo mật hệ thống.

      Thiết kế, lắp đặt, vận hành, tổ chức khai thác, quản lý các thiết bị và hệ thống viễn thông.

      Phân tích và xử lý các sự cố kỹ thuật vừa và nhỏ trang thiết bị và hệ thống viễn thông.

      Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về viễn thông.

      Nghiên cứu, tiếp cận với các thiết bị điện tử và hệ thống viễn thông mới hướng tới mục tiêu cải tiến và thiết kế mới.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực làm việc tại:

      Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, Cục, Vụ): Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Bưu điện trung ương, Cục Viễn thông, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình, và thông tin điện tử, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Khoa học và công nghệ, Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Công nghệ cao…

      Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ viễn thông, Viện Nghiên cứu điện tử - tin học - tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Viện Vật lý, Viện Ứng dụng công nghệ; Các Trung tâm: Tần số vô tuyến điện khu vực, Trung tâm Viễn thông ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam…

      Các Tập đoàn, Tổng công ty: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tổng công ty Hàng không Việt Nam… Các công ty, đơn vị thành viên: Cty Điện toán và truyền số liệu, Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế … cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.

      Làm tại phòng Kỹ thuật các đài truyền hình, đài phát thanh, từ trung ương đến địa phương; hay các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, Công nghiệp điện tử - Công nghệ thông tin… của Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện… ở các Tỉnh, Thành phố trong cả nước.

      Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về viễn thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;

      Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      25.55
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      25.55
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 129 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy -Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1) hoặc Văn, Toán, Anh văn(khối D1).

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức:

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cụ thể sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; Kinh tế xã hội.
      • Kiến thức cơ sở ngành và ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện và hiện đại về kinh tế và quản trị doanh nghiệp như kinh tế học, marketing, sản xuất, tài chính, nhân sự, chiến lược kinh doanh,...
      • Kiến thức chuyên ngành: Sau khi học phần kiến thức ngành sinh viên sẽ lựa chọn chuyên sâu hướng học tập và nghiên cứu về quản trị kinh doanh quốc tế; quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông; quản trị marketing; quản trị nguồn nhân lực hoặc thương mại điện tử.

      Về kỹ năng

      Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

      Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp có những kỹ năng:

      • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp;
      • Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
      • Nghiên cứu, phát triển thị trường phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp;
      • Xây dựng kế hoạch kinh doanh và thành lập các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

      Chuyên ngành Quản trị Marketing

      Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Quản trị Marketing có những kỹ năng:

      • Có kỹ năng chuyên sâu về phát triển, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động marketing;
      • Nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh để phát hiện, đánh giá và lựa chọn các cơ hội kinh doanh;
      • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch marketing nhằm khai thác các cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp;
      • Thực hiện những hoạt động kinh doanh cụ thể trên thị trường trong nước và quốc tế như quản lý bán hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quản lý thương hiệu;
      • Tiếp cận với kiến thức quản trị marketing tiên tiến hiện đại trên thế giới.

      Chuyên ngành Thương mại điện tử

      Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Thương mại điện tử có những kỹ năng:

      • Có khả năng nghiên cứu, xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
      • Xây dựng, vận hành website thương mại điện tử;
      • Khai thác thông tin và thực hiện quá trình kinh doanh trên mạng internet;
      • Có kỹ năng quản trị marketing, giao dịch và thanh toán điện tử với khách hàng và đối tác.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ quản lý kinh doanh; phát triển trị trường; quản trị marketing; nghiên cứu phân tích thị trường; quản trị nguồn nhân lực; kinh doanh xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp;
      • Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;
      • Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về quản trị kinh doanh tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo;
      • Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở các chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

      Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí cụ thể như sau:

      • Các Cục, Vụ: Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Viễn thông, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh; Vụ thị trường trong nước, Vụ Chính sách thương mại đa biên …;
      • Các Viện, Trung tâm: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Trung tâm Tư vấn quản lý đào tạo …;
      • Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn quốc; sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có ư thế khi làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan tới bưu chính, viễn thông: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL) …;
      • Các phòng chức năng: Kế hoạch tổng hợp quản lý xuất nhập khẩu, Quản lý xuất nhập khẩu, Quản lý thương mại, Quản lý trong công nghệ thông tin và truyền thông… tại các Sở: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở thông tin và truyền thông, Sở Khoa học và công nghệ… của 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc;

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
      • Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      27.25
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01
      Công nghệ thông tin
      4 năm
      27.25
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh

      Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy – Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1).

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên; chú trọng vào Toán học là nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.
      • Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán chuyên ngành công nghệ thông tin, Lập trình máy tính, Hệ thống máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin.
      • Kiến thức chuyên ngành: Trong năm học cuối, sinh viên sẽ lựa chọn chuyên sâu hướng học tập và nghiên cứu về Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên: kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

      Về kỹ năng

      Chuyên ngành Công nghệ phần mềm: Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Công nghệ phần mềm có những kỹ năng:

      • Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế.
      • Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.
      • Các kỹ năng về đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm.
      • Các kỹ năng về kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống hiệu quả và dễ dùng.
      • Áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm máy tính.

      Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có những kỹ năng:

      • Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì cả phần cứng và phần mềm (tập trung vào các phần mềm cho các thiết bị điện tử số) của các hệ thống điện tử số bao gồm các hệ thống truyền thông, máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
      • Thiết kế, xây dựng và ứng dụng các hệ thống nhúng.
      • Có các kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

      Chuyên ngành Hệ thống thông tin: Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Hệ thống thông tin có những kỹ năng:

      • Nắm vững vai trò hệ thống thông tin trong các tổ chức. Hiểu được vai trò các thành phần của hệ thống thông tin bao gồm con người, quy trình, phần cứng, phần mềm, và dữ liệu.
      • Vận dụng các khái niệm về hệ thống để đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin.
      • Phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức, khả năng xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, khả năng quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống.
      • Các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ dữ liệu và thông tin.

      Chuyên ngành Khoa học máy tính: Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Khoa học máy tính có những kỹ năng:

      • Nắm vững và vận dụng tốt các nguyên lý, khái niệm, lý thuyết liên quan tới khoa học máy tính và ứng dụng phần mềm.
      • Xác định và phân tích yêu cầu đối với các vấn đề cụ thể, lên kế hoạch và tìm giải pháp cho vấn đề.
      • Đánh giá và thử nghiệm giải pháp.
      • Có khả năng vận dụng các công cụ trong việc đặc tả, phân tích, xây dựng, triển khai, bảo trì các hệ thống dựa trên máy tính.

      Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông: Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông có những kỹ năng:

      • Nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng kiến thức trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính.
      • Phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì cũng như quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính.
      • Sử dụng các công cụ phục vụ việc thiết kế, đánh giá hoạt động hệ thống mạng máy tính.

      Chuyên ngành An ninh thông tin mạng: Người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành An ninh mạng thông tin có những kỹ năng sau:

      • Quản trị bảo mật mạng máy tính và Cơ sở dữ liệu;
      • Phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn;
      • Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống;
      • Rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
      • Lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

      • Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;
      • Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;
      • Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;
      • Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí cụ thể:

      Các Cục, Vụ: Cục Công nghệ thông tin, Cục Viễn thông, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Bưu chính…

      Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ thông tin, Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số Việt Nam, Viện Nghiên cứu điện tử - tin học – tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, các Trung tâm Thông tin trực thuộc các Bộ, Tổng cục…

      Các Tập đoàn, Tổng công ty: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tập đoàn FPT và các công ty, đơn vị trực thuộc: Công ty Điện toán và truyền số liệu, Công ty Thông tin điên tử hàng hải Việt Nam, Các Công ty Viễn thông, liên tỉnh, quốc tế, các Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin …

      Các phòng chức năng: Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông, Quản lý công nghệ, Khoa học công nghệ, Hệ thống quản trị, An ninh mạng … trực thuộc các Sở như: Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện, Sở Khoa học và công nghệ… ở các tỉnh, thành phố.

      An toàn thông tin

      An toàn thông tin
      4 năm
      26.70
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01
      An toàn thông tin
      4 năm
      26.70
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1).

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng các môn Toán học, Vật lý và Tin học để làm nền tảng cho sinh viên khi học kiến thức ngành.
      • Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về toán chuyên ngành, các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, công nghệ phần mềm, cơ sở an toàn thông tin, mật mã học cơ sở.
      • Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về An toàn thông tin như: các kỹ thuật mật mã nâng cao, an toàn mạng máy tính, an toàn hệ điều hành, an toàn các ứng dụng web, an toàn cơ sở dữ liệu, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công xâm nhập, quản trị mạng an toàn, lập trình web, lập trình mạng và ứng dụng di động, thiết kế các phần mềm và công cụ đảm bảo an toàn, quản lý và đánh giá điểm yếu, lỗ hổng, các kỹ thuật kiểm tra đánh giá an toàn, các vấn đề về chính sách, pháp luật và chuẩn hóa an toàn thông tin.

      Về kỹ năng

      Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành An toàn thông tin có những kỹ năng:

      • Áp dụng các các kiến thức, kỹ năng; sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin mạng;
      • Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu về an ninh, bảo mật từ hệ thống thông tin để phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống an toàn, an ninh thông tin;
      • Thiết kế và triển khai các ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế;
      • Tìm kiếm, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của lĩnh vực An toàn thông tin.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên ngành An toàn thông tin sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc tại các đơn vị/bộ phận chuyên về Công nghệ thông tin và mạng cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT như: các cơ quan chính phủ, các cơ quan thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng điện, dầu khí, thương mại, giao thông vận tải… với các vị trí công việc:

      • Quản trị bảo mật máy chủ và mạng.
      • Bảo mật hệ điều hành và cơ sở dữ liệu.
      • Phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn.
      • Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống.
      • Rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.
      • Lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.
      • Sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm, Kỹ sư An toàn thông tin có đủ khả năng đảm nhận các chức vụ quản lý về an toàn thông tin, như Trưởng nhóm hoặc Giám đốc bộ phận đảm bảo an toàn thông tin.
      • Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về An toàn thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.
      • Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin (An toàn, bảo mật thông tin).

      Marketing

      Marketing
      4 năm
      26.10
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Marketing
      4 năm
      26.10
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Sự ra đời của World Wide Web, sự phát triển vượt bậc của ICT trong thời gian qua và sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian sắp tới đã và sẽ giúp cho lĩnh vực marketing có những bước phát triển đột phá. Marketing số (Digital marketing) là xu hướng ngày càng mạnh mẽ của marketing hiện đại. Được hiểu là sự mở rộng của marketing trong môi trường số, trong đó các công cụ số sẽ được tăng cường sử dụng để thấu hiểu, tiếp cận với khách hàng, Digital marketing đang thay đổi cách các doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận với khách hàng và công chúng mục tiêu, cách thức họ kinh doanh và bán sản phẩm/dịch vụ...

      Thực tế này đã làm cho nhu cầu lao động chuyên nghiệp về lĩnh vực Digital marketing trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Thị trường lao động này sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai khi mà xu hướng số hóa trong marketing sẽ vẫn còn tiếp tục gia tăng dưới sự phát triển của ICT, đặc biệt là dưới sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0.

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và các môn kỹ năng)

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1), hoặc Văn, Toán, Anh văn (khối D1).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Marketing (định hướng về marketing số - Digital marketing) của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là chương trình đào tạo ngành Marketing mang tính tiên phong tại Việt Nam trong việc đào tạo về Digital marketing. Chương trình được thiết kế với những định hướng, mục tiêu đào tạo rõ ràng và cụ thể nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp gia nhập tốt vào thị trường nhân lực chuyên nghiệp về Digital marketing- thị trường nhân lực đang ngày càng phát triển bùng nổ tại Việt Nam.

      Mục tiêu chung

      Chương trình đào tạo ngành Marketing nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực cần thiết để làm chủ tư duy phân tích, chiến lược và sử dụng các phương pháp, công cụ marketing số để phát triển và thành công trong thế giới số luôn thay đổi. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp tất cả các chuyên ngành của ngành Marketing có thể:

      Vận dụng được một cách phù hợp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để phân tích, phát hiện và giải quyết những vấn đề về marketing của tổ chức doanh nghiệp (phân tích cơ hội thị trường, xác định mục tiêu và định vị thị trường, chiến lược marketing, thiết kế và triển khai các hoạt động marketing tác nghiệp, kiểm tra và đánh giá hoạt động marketing)

      Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng về marketing vào thực tiễn hoạt động marketing trong bối cảnh môi trường marketing biến động và đang số hóa mạnh mẽ

      Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân phù hợp với các chuyên ngành được đào tạo để làm việc một cách độc lập và làm việc nhóm hiệu quả

      Giao tiếp được bằng tiếng anh và sử dụng được các kiến thức về ICT và chuyên ngành cũng như các kỹ năng chuyên sâu được đào tạo nhằm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động marketing của tổ chức/doanh nghiệp

      Mục tiêu riêng của các chuyên ngành

      Sau khi kết thúc các môn học kiến thức ngành, sinh viên có thể lựa chọn hướng học tập và nghiên cứu chuyên sâu về Internet Marketing, Phân tích dữ liệu marketing số hoặc Truyền thông Marketing với các mục tiêu cụ thể sau:

      Chuyên ngành Internet Marketing:

      • Chuyên ngành này có mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng tư duy chiến lược nền tảng về Internet Marketing cũng như các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thực hành các công cụ marketing trong kỷ nguyên số, giúp sinh viên có khả năng quản lý, xây dựng kế hoạch marketing và quảng bá hiệu quả trên Internet. Mục tiêu cụ thể của chuyên ngành này là giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể:
      • Vận dụng các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn nhằm xây dựng và triển khai, đánh giá các chiến dịch Internet marketing một cách phù hợp với thực tiễn môi trường marketing của tổ chức, doanh nghiệp;
      • Vận dụng được một cách phù hợp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn được đào tạo trong chuyên ngành nhằm thực hiện các hoạt động tác nghiệp liên quan đến Internet marketing, bao gồm: phân tích web, marketing qua phương tiện truyền thông xã hội, marketing qua công cụ tìm kiếm, biên tập web.

      Chuyên ngành Phân tích dữ liệu marketing số:

      • Mục tiêu của chuyên ngành này là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng vững chắc về khai thác, phân tích và sử dụng dữ liệu marketing trong môi trường số năng động. Mục tiêu cụ thể của chuyên ngành này là giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể:
      • Vận dụng các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn được đào tạo trong chuyên ngành một cách phù hợp nhằm phân tích, diễn giải và sử dụng dữ liệu để định hướng các hoạt động kinh doanh và marketing, cũng như để trả lời các câu hỏi marketing mà các doanh nghiệp và tổ chức gặp phải;
      • Vận dụng được một cách phù hợp các kiến thức chuyên sâu về phương pháp và công cụ khai phá dữ liệu phục vụ cho các quyết định marketing trong thực tiễn các tổ chức/doanh nghiệp, cũng như sử dụng dữ liệu vào việc đưa ra các quyết định marketing và giải quyết các vấn đề kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

      Chuyên ngành Truyền thông Marketing:

      • Mục tiêu của chuyên ngành này là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu và hệ thống về hoạt động truyền thông marketing để phân tích, nghiên cứu, hoạch định và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt truyền thông marketing trong doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể của chuyên ngành này là giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể:
      • Vận dụng các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn nhằm xây dựng và triển khai, đánh giá các hoạt động/chiến dịch truyền thông marketing một cách phù hợp với thực tiễn môi trường marketing của tổ chức, doanh nghiệp;
      • Vận dụng được một cách phù hợp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn được đào tạo trong chuyên ngành nhằm thực hành một số công cụ truyền thông marketing, bao gồm: marketing trực tiếp, quan hệ công chúng, quảng cáo, …

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành marketing sẽ đạt các chuẩn đầu ra về kiến thức như sau:

      Kiến thức chung

      • Hiểu, giải thích và vận dụng được những kiến thức nguyên lý nền tảng và tư duy chiến lược về marketing;
      • Hiểu và giải thích được kiến thức cơ bản về ICT và ứng dụng trong hoạt động marketing, kiến thức toàn diện và cập nhật về xu hướng số hóa trong marketing;
      • Hiểu và giải thích được đặc thù của hoạt động marketing trong những ngữ cảnh đặc thù như marketing dịch vụ, marketing đối với khách hàng doanh nghiệp/tổ chức, markeing trong môi trường số;
      • Giải thích và vận dụng được một cách phù hợp kiến thức liên quan đến nghiên cứu marketing vào thực tiễn nhằm phục vụ cho các quyết định marketing của doanh nghiệp;
      • Giải thích và vận dụng được các kiến thức marketing liên quan đến thấu hiểu và tiếp cận khách hàng, đặc biệt là trong môi trường số; Hiểu và giải thích được các chức năng và công cụ marketing chủ yếu của doanh nghiệp
      • Giải thích và vận dụng được một cách phù hợp được các kiến thức liên quan đến hoạch định, tổ chức, triển khai và đánh giá hoạt động marketing trong môi trường marketing biến động và đang số hóa mạnh mẽ.

      Kiến thức chuyên ngành

      a) Chuyên ngành Internet Marketing

      • Hiểu và giải thích những phân tích web và thực hiện một dự án phân tích web hoàn chỉnh gồm những bước cơ bản sau: xác định mục tiêu, xây dựng KPIs, lập kế hoạch phân tích web, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu thành thông tin, lập báo cáo phân tích web phục vụ cho hoạt động marketing;
      • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về hoạch định, tổ chức, và kiểm soát các hoạt động marketing thông qua phương tiện truyền thông xã hội (social media) hướng tới tối ưu hóa hoạt động marketing trong môi trường Internet;
      • Hiểu, giải thích và vận dụng được những kiến thức cơ bản cần thiết về quy trình thiết kế, xây dựng và duy trì một website, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá và triển khai biên tập web phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp;
      • Hiểu và biết cách sử dụng những kiến thức cơ bản về thiết kế và thực hiện một dự án marketing tìm kiếm (bao gồm các công việc: xác định chiến lược marketing tìm kiếm, thiết kế bản đề xuất, thiết lập chương trình marketing tìm kiếm, thực hiện chương trình marketing tìm kiếm);
      • Áp dụng được một cách tổng hợp kiến thức và kỹ năng thu được từ chuyên ngành Internet marketing nói riêng và trong chương trình đào tạo ngành marketing nói chung trong việc triển khai kế hoạch Internet marketing trong thực tiễn các doanh nghiệp.

      b) Chuyên ngành Phân tích dữ liệu marketing số

      • Hiểu và giải thích được vai trò của dữ liệu, dữ liệu số trong việc định hướng các hoạt động/chiến lược marketing, cũng như hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp;
      • Hiểu, giải thích và ứng dụng được kiến thức chuyên sâu về phân tích marketing; về chiến lược, chiến thuật và các phương pháp/công cụ phân tích dữ liệu marketing trong môi trường số;
      • Hiểu, giải thích và vận dụng được kiến thức, phương pháp và công cụ khai phá dữ liệu phục vụ cho các quyết định marketing trong thực tiễn các tổ chức/doanh nghiệp;
      • Hiểu và biết cách sử dụng dữ liệu vào việc đưa ra các quyết định marketing và giải quyết các vấn đề kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

      c) Chuyên ngành Truyền thông marketing

      • Hiểu và giải thích được vai trò của các phương tiện truyền thông, xây dựng chiến lược phương tiện truyền thông và biết cách vận dụng các kiến thức đã học một cách phù hợp trong thực tiễn;
      • Hiểu và vận dụng được trong thực tiễn các kiến thức cơ bản và cần thiết liên quan đến quản trị hoạt động quan hệ công chúng;
      • Hiểu và vận dụng được trong thực tiễn các kiến thức cơ bản và cần thiết liên quan đến quản trị hoạt động marketing trực tiếp;
      • Hiểu và vận dụng được trong thực tiễn các kiến thức cơ bản và cần thiết liên quan đến quản trị hoạt động quảng cáo;
      • Áp dụng được một cách tổng hợp kiến thức và kỹ năng thu được từ chuyên ngành truyền thông marketing nói riêng và trong chương trình đào tạo ngành marketing nói chung trong việc triển khai kế hoạch truyền thông marketing trong thực tiễn các doanh nghiệp.

      Kỹ năng

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành marketing sẽ đạt các chuẩn đầu ra về kỹ năng như sau:

      Kỹ năng chuyên môn chung

      • Vận dụng được kỹ năng chuyên môn cần thiết liên quan đến nghiên cứu marketing vào thực tiễn nhằm phục vụ cho các quyết định marketing của doanh nghiệp/tổ chức;
      • Vận dụng được một cách phù hợp tư duy phân tích và kỹ năng thấu hiểu, tiếp cận khách hàng;
      • Vận dụng được các kỹ năng cần thiết để triển khai các phương pháp, công cụ digital marketing trong thực tiễn môi trường số của doanh nghiệp/tổ chức hiện nay;
      • Hiểu và vận dụng được các kỹ năng cần thiết liên quan đến hoạch định, tổ chức và triển khai hoạt động marketing trong môi trường số.

      Kỹ năng chuyên môn chuyên ngành

      a) Chuyên ngành Internet Marketing

      • Phát triển được kỹ năng tư duy phân tích và lập kế hoạch hoạt động Internet marketing;
      • Vận dụng được các kỹ năng cần thiết để thực hành triển khai hoạt động Internet marketing trong thực tiễn môi trường marketing của doanh nghiệp/tổ chức;
      • Vận dụng được các kỹ năng tác nghiệp cơ bản để thực hành các hoạt động tác nghiệp liên quan đến Internet marketing, bao hàm: phân tích web, marketing qua phương tiện truyền thông xã hội, marketing qua công cụ tìm kiếm, biên tập web.

      b) Chuyên ngành Phân tích dữ liệu marketing số

      • Phát triển kỹ năng tư duy phân tích, diễn giải và sử dụng dữ liệu để định hướng các hoạt động kinh doanh và marketing, cũng như để trả lời các câu hỏi marketing mà các doanh nghiệp/tổ chức gặp phải;
      • Được trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hành phân tích dữ liệu marketing số;
      • Được trang bị các kỹ năng cần thiết để diễn giải dữ liệu và truyền đạt những hiểu biết sâu sắc về tối đa hóa giá trị chiến lược của doanh nghiệp.

      c) Chuyên ngành Truyền thông marketing

      • Phát triển kỹ năng tư duy phân tích và lập kế hoạch truyền thông marketing;
      • Được trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hành triển khai hoạt động truyền thông marketing trong thực tiễn;
      • Được trang bị các kỹ năng tác nghiệp cơ bản để thực hành một số công cụ truyền thông marketing, bao hàm: marketing trực tiếp, quan hệ công chúng, quảng cáo, …

      Kỹ năng mềm

      • Ngoài các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, trong chương trình đào tạo ngành marketing, sinh viên cũng được trang bị những kỹ năng mềm để đạt được các chuẩn đầu ra như sau:
      • Phát triển được tư duy hệ thống, tư duy logic và sáng tạo nhằm hỗ trợ sinh viên có thể vận dụng tốt các kiến thức và kỹ năng chuyên môn được học vào thực tiễn hoạt động marketing của doanh nghiệp;
      • Hiểu và vận dụng được kỹ năng và phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;
      • Hiểu và vận dụng được kỹ năng làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế;
      • Vận dụng được kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp và các kỹ năng cá nhân khác để giải quyết tốt các công việc trong thực tiễn hoạt động của các tổ chức/doanh nghiệp.

      Ngoại ngữ

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Marketing sẽ:

      • Đạt năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
      • Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
      • Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Với những kiến thức nền tảng vững chắc, hiện đại và thực tiễn liên quan đến Marketing và ICT từ chương trình Cử nhân ngành Marketing của Học viện, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, với việc được trang bị những kiến thức nền tảng về ICT và Digital marketing, sinh viên ngành Marketing của Học viên sẽ có lợi thế đặc biệt khi thi tuyển vào các vị trí công việc liên quan đến Digital marketing.

      Các vị trí việc làm quan trọng mà sinh viên ngành Marketing của Học viên có thể đảm nhận tốt sau khi ra trường là:

      • Chuyên viên marketing
      • Chuyên viên digital marketing
      • Chuyên viên phân tích chiến dịch marketing (Marketing campaign analyst)
      • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
      • Chuyên viên nghiên cứu và phân tích thị trường
      • Chuyên viên SEO (Search Engine Optimisation Manager)
      • Chuyên viên phân tích web
      • Chuyên viên thương mại điện tử
      • Chuyên viên phân tích Insight khách hàng
      • Chuyên viên phân tích SMM (Social Media Marketing Analyst)
      • Chuyên viên công nghệ Marketing (Marketing technologist)
      • Chuyên viên phân tích chiến lược Marketing
      • Chuyên viên phân tích cơ sở dữ liệu marketing
      • Chuyên viên phân tích dữ liệu marketing (Marketing data analytist)
      • Chuyên viên Phân tích kinh doanh (Business analytics)
      • Chuyên viên phụ trách hoạt động truyền thông marketing
      • Chuyên viên Marketing trực tuyến
      • Chuyên viên SEO
      • Chuyên viên quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện

      Bên cạnh đó, với nền tảng kiến thức lý thuyết và thực tiễn vững chắc về marketing và ICT, sau khi tốt nghiệp, sinh viên cũng có thể tự tạo lập doanh nghiệp (start up) và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân hoặc trở thành các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về marketing tại các Viện, trường Đại học… hoặc tiếp tục học cao hơn ở trình độ Cao học (quản trị kinh doanh, marketing) ở trong và ngoài nước.

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      25.35
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Kế toán
      4 năm
      25.35
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1) hoặc Văn, Toán, Anh văn(khối D1)..

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức

      Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cụ thể sau:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: Sinh viên được trang bị các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn;
      • Kinh tế xã hội: Kiến thức cơ sở ngành và ngành. Sinh viên ra trường nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh, thông qua các môn học như kinh tế học, xác suất thống kê, marketing, luật kinh doanh.
      • Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên ra trường được trang bị kiến thức chuyên sâu về ngành kế toán thông qua các môn học như qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; kế toán quản trị, tài chính, phân tích tài chính, thuế, kiểm toán.

      Về kỹ năng

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kế toán có các kỹ năng:

      • Nắm vững luận cứ và thực thi quy trình công nghệ kế toán;
      • Nắm vững luận cứ và thực thi quy trình công nghệ kiểm toán cơ bản;
      • Nắm vững nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp;
      • Kỹ năng nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp;
      • Nắm vững các chuẩn mực kế toán của Việt Nam;
      • Hiểu biết về các nguyên lý kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế, tương đương trình độ ACCA và CFA cấp độ căn bản.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

      Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí tại các bộ phận chức năng kế toán, kiểm toán ở các doanh nghiệp; các Bộ, ngành và các cơ quan nhà nước; các đơn vị liên doanh liên kết; các ngân hàng hoặc các tổ chức quốc tế;

      Có khả năng đảm đương hoặc tham gia các hoạt động hoạch định chính sách kế toán/kiểm toán, và tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp;

      Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

      Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo;

      Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài.

      Sinh viên có thểm làm việc tại các vị trí cụ thể:

      Các Tổng cục, Cục, Vụ: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Tin học và thống kê tài chính; Vụ Tài chính, Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Chính sách thuế

      Các nhà máy, Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn trên địa bàn toàn quốc hoạt động trên khắp các lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETEL), Tập đoàn Bảo Việt, Hệ thống các ngân hàng, kho bạc nhà nước từ trung ương đến địa phương… và các đơn vị trực thuộc …;

      Các phòng chức năng: Kế toán, Quản lý ngân sách… tại các Sở: Sở Tài chính, Sở Công thương, các Chi cục Thuế… ở các tỉnh, thành phố; Các cơ quan, đơn vị chính sách thực hiện soạn thảo văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán nói riêng và về kinh tế quản lý nói chung, các cơ quan kiểm tra tài chính.

      Công nghệ tài chính

      Tài chính Ngân hàng
      25.85
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01
      Tài chính Ngân hàng
      25.85
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01

      Khoa học máy tính

      Khoa học máy tính
      26.90
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01
      Khoa học máy tính
      26.90
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01

      Báo chí

      Báo chí
      24.40
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01
      Báo chí
      24.40
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01

      Đánh giá

      57 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      8.2
      Cơ sở vật chất
      7.9
      Môi trường HT
      8.2
      HĐ ngoại khoá
      7.9
      Cơ hội việc làm
      8.9
      Tiến bộ bản thân
      8.1
      Thủ tục hành chính
      7.6
      Quan tâm sinh viên
      8.2
      Hài lòng về học phí
      8.5
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.3
      Giảng viên
      8.2
      Cơ sở vật chất
      7.9
      Môi trường HT
      8.2
      HĐ ngoại khoá
      7.9
      Cơ hội việc làm
      8.9
      Tiến bộ bản thân
      8.1
      Thủ tục hành chính
      7.6
      Quan tâm sinh viên
      8.2
      Hài lòng về học phí
      8.5
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.3

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Khoa Marketing - Ptit Hà Nội

      Đã học khoá học: Khoa Marketing - Hệ Đại Học Chính Quy 4 năm tại đây.

      Ưu điểm

      Các khoa khác thì mình không rõ nhưng điểm mạnh của trường mình là các khoa về công nghệ như Công Nghệ Thông Tin, Truyền Thông Đa Phương Tiện, Công Nghệ Đa Phương Tiện, Marketing. Trường với thế mạnh là công nghệ nên các khoa kinh tế cũng được dạy và áp dụng những công nghệ phù hợp theo xu hướng ví dụ như khoa Marketing mình đang học là Digital Marketing, khoa này được PTIT tiên phong đưa vào gỉang dạy từ lúc thành lập.

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở vật chất cần cải thiện nhiều hơn.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Các bạn là sinh viên năm nhất, mình có lời khuyên chung không chỉ ở PTIT hay trường khác thì các bạn nên lựa chọn một CLB cho mình, các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và học hỏi được nhiều từ những anh chị đã đi trước tại đó. Học hành ở đây khá thoải mái nhưng thi lại khó (tức là nghỉ học dễ hơn, tuy vẫn điểm danh nhưng nhiều thầy cô vẫn dễ tính). Làm quen với nhiều người có thể giúp bạn trong việc học và thi cuối kỳ. Về tổng quan, đây là một trường công nghệ mọi thứ sẽ liên quan và được hỗ trợ bởi công nghê đó (viện ICT). Về học phí, mặc dù sinh viên kêu là đắt nhưng mình thấy mình đủ khả năng chi trả (460k/tín). Cơ sở vật chất đã cải thiện sau một sau sinh viên kêu có điều hoà nhưng không bật, thực sự rất nóng vào những ngày hè Hà Nội.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Môi Trường Học Khá Là Tốt, Thuộc Top2

      Đã học khoá học: Truyền thông đa phương tiện tại đây.

      Ưu điểm

      Giảng viên tận tình, nhiều kinh nghiệm, kiến thức phù hợp (không quá khó không quá dễ), nhiều câu lạc bộ...

      Điểm cần cải thiện

      Học phí cao, Nhân viên hành chính, cơ sở vật chất

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Hôm nay mình là sinh viên năm 2 nên mình cảm thấy học ở đây mọi thứ khá tốt trừ học phí cao thôi. Kiến thức không quá khó nên chăm học chút là được học bổng. Cơ hội việc làm cao, vì ngành của mình học rất rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một ngôi trường đáng học vể lĩnh vực công nghệ và truyền thông

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Cơ Sở Vật Chất

      Đã học khoá học: công nghệ thông tin tại đây.

      Ưu điểm

      có khu riêng dành cho các sinh viên chất lượng cao, bàn ghế, máy móc hiện đại,có điều hòa,...

      Điểm cần cải thiện

      khu cho chất lượng cao ở tầng 5 nhà A1 và không có cầu thang máy. Cần lắp cầu thang máy để sinh viên và thầy cô bớt khổ

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Nếu nhà bạn thực sự giàu thì đăng kí học chất lượng cao cũng tốt. Còn không thì học lớp thường thôi vì chất lượng giảng dạy vẫn như vậy.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Nơi Thích Hợp Cho Các Bạn Đam Mê Cntt

      Đã học khoá học: Công nghệ thông tin tại đây.

      Ưu điểm

      Chuyên ngành cung cấp kiến thức đủ để áp dụng thực tế

      Điểm cần cải thiện

      Học phí cao, thái độ cán bộ phòng hành chính chưa thân thiện lắm

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Làm đồ án hơi cực nhưng học hỏi được nhiều. Tham gia hoạt động, biết được nhiều bạn

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Lịch sử hình thành

      Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tiền thân là trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện được thành lập vào năm 1953. Vào năm 1997, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ra đời trên cơ sở sắp xếp 4 đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao gồm:

      1. Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 1
      2. Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2
      3. Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
      4. Viện Kinh tế Bư­u điện.

      Từ năm 2014 đến nay, học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời là đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ với vị thế là trường đại học, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

      Học viện Bưu chính Viễn Thông

      Tầm nhìn và sứ mạng

      Đến năm 2030, Học viện mong muốn là trung tâm tổ chức giáo dục – đào tạo, nghiên cứu có tính cạnh tranh, hội nhập quốc tế cao và nằm trong nhóm 20 trường đại học đứng đầu về chất lượng giáo dục – đào tạo và năng suất nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

      Sứ mạng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là sáng tạo và chuyển giao tri thức cho xã hội. Để làm được điều này, học viện không ngừng gắn kết các hoạt động giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đáp ứng thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.

      Giới thiệu về Học viện Công nghệ Bưu chính Viến thông PTIT

      Cơ sở vật chất

      Hiện nay, học viện có 2 cơ sở đào tạo Đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 29.000 sinh viên. Bên cạnh đó, trường cũng có 3 Viện nghiên cứu chuyên ngành CNTT & Truyền thông, Kinh tế với hàng trăm đề tài, nhiệm vụ KHCN hàng năm theo cơ chế đặt hàng từ doanh nghiệp. Đồng thời, hai trung tâm đào tạo bồi dưỡng của Học viện cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn với lưu lượng người học đạt 10.000 người/năm.

      Chương trình đào tạo

      Trường cung cấp đa dạng chương trình đào tạo từ bậc Đại học, sau Đại học cũng như đẩy mạnh các khóa đào tạo Quốc tế và khóa học ngắn hạn.

      Chương trình đào tạo bậc Đại học gồm các ngành chính:

      • Ngành Truyền thông Đa phương tiện
      • Ngành Công nghệ Đa phương tiện
      • Ngành Kế toán
      • Ngành Quản trị kinh doanh
      • Ngành Marketing
      • Ngành An toàn thông tin
      • Ngành Công nghệ thông tin
      • Ngành Điện tử – Truyền thông
      • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử
      • Ngành Thương mại Điện tử

      Đội ngũ giảng viên

      Xác định nguồn nhân lực là tài sản quý giá, PTIT luôn quan tâm bồi dưỡng và phát triển “vốn con người”. Thời gian qua, PTIT đã xây dựng và phát triển cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững.

      Thầy cô và các bạn sinh viên trong ngày ra quân tình nguyện

      PTIT có gần 800 cán bộ công nhân viên, trong đó hơn 70% cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành – thực tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, 100% giảng viên đại học đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

      Nguồn: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông

      Địa điểm