Chương trình
Ngành
Điện tử - truyền thôngThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4,5 năm
Khối lượng kiến thức: 145 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1).
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức:
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:
Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương phổ cập về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng trang bị kiến thức về Toán học, Vật lý làm nền tảng cho học tập kiến thức ngành.
Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cốt lõi và cần thiết về cấu kiện quang điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và các quá trình xử lý tín hiệu.
Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện và hiện đại về viễn thông, kiến thức căn bản trong hội tụ điện tử - tin học – viễn thông, bao gồm cả lý thuyết, thực hành và thực tế mạng lưới.
Về kỹ năng:
Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành Điện tử truyền thông có những kỹ năng:
Phân tích tổng hợp sửa chữa mạch điện tử trang thiết bị viễn thông
Triển khai dịch vụ viễn thông, các phương thức bảo mật hệ thống.
Thiết kế, lắp đặt, vận hành, tổ chức khai thác, quản lý các thiết bị và hệ thống viễn thông.
Phân tích và xử lý các sự cố kỹ thuật vừa và nhỏ trang thiết bị và hệ thống viễn thông.
Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về viễn thông.
Nghiên cứu, tiếp cận với các thiết bị điện tử và hệ thống viễn thông mới hướng tới mục tiêu cải tiến và thiết kế mới.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực làm việc tại:
Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, Cục, Vụ): Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Bưu điện trung ương, Cục Viễn thông, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình, và thông tin điện tử, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Khoa học và công nghệ, Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Công nghệ cao…
Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ viễn thông, Viện Nghiên cứu điện tử - tin học - tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Viện Vật lý, Viện Ứng dụng công nghệ; Các Trung tâm: Tần số vô tuyến điện khu vực, Trung tâm Viễn thông ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam…
Các Tập đoàn, Tổng công ty: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tổng công ty Hàng không Việt Nam… Các công ty, đơn vị thành viên: Cty Điện toán và truyền số liệu, Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế … cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
Làm tại phòng Kỹ thuật các đài truyền hình, đài phát thanh, từ trung ương đến địa phương; hay các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, Công nghiệp điện tử - Công nghệ thông tin… của Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện… ở các Tỉnh, Thành phố trong cả nước.
Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về viễn thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;
Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.