Chương trình
Ngành
Khoa học máy tínhThời lượng
1 thời lượngThời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức ngành: 157 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước theo Quy chế của Bộ Giáo dục vào Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Khoa học máy tính có kiến thức tổng quát về khoa học máy tính và kỹ năng vận dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn. Sinh viên sau khi ra trường sẽ có kiến thức vững chắc về một trong các hướng chuyên ngành: Hệ thống thông minh, Máy học & khai khoáng dữ liệu, Đồ hoạ & thị giác máy tính, An toàn & bảo mật thông tin và Mô phỏng & đánh giá hệ thống. Sinh viên có khả năng tư duy phát triển từ lý thuyết đến việc xây dựng hệ thống thông minh, có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng như khả năng tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học máy tính.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong khoa học máy tính.
- Kiến thức căn bản về tin học lý thuyết: khả năng và giới hạn của máy tính
- Kiến thức căn bản về vai trò của Khoa học máy tính trong công nghệ thông tin, kiến thức về kiến trúc máy tính, hệ điều hành và mạng máy tính.
- Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, kiến thức về phân tích thiết kế và xây dựng một hệ thống thông tin cho tổ chức và doanh nghiệp.
- Kiến thức cơ bản về Công nghệ phần mềm
- Kiến thức chuyên sâu về cấu trúc dữ liệu, giải thuật và các kỹ thuật lập trình bao gồm: cấu trúc, hướng đối tượng và logic.
- Có kiến thức vững vàng một trong các hướng chuyên ngành: Các hệ thống thông minh (trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), khai phá dữ liệu (data mining), máy học (machine learning)); Khai thác dữ liệu đa phương tiện (đồ hoạ – xử lý ảnh – thị giác máy tính (computer graphics – image processing –computer vision)); An toàn bảo mật thông tin và Mô phỏng – đánh giá hệ thống.
- Tư duy lập trình, quy trình phát triển phần mềm.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sinh viên có cơ hội nghề nghiệp trong: các công ty tư vấn – thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin; các công ty sản xuất, gia công hoặc bảo trì phần mềm; các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học máy tính.
- Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí như: lập trình viên, phân tích thiết kế, kiểm thử phần mềm.