Học Viện Ngoại Giao Việt Nam - Chuyên ngành Luật quốc tế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật quốc tế

      Chương trình

      Ngành

      Luật quốc tế

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển.
      • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Luật quốc tế có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có tri thức về pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, ngoại ngữ và có khả năng vận dụng các tri thức đó để đáp ứng nhu cầu của xã hội liên quan đến lĩnh vực được đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

      Kiến thức:

      Sinh viên được giảng dạy về các kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành học như:

      • Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam giúp hình thành thế giới quan và phương pháp luận cho sinh viên khi tiếp cận và luận giải về các vấn đề hiện đại về pháp luật;
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam; có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản của ngành và kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế trên thực tế; có kiến thức ngoại ngữ cần thiết để làm việc trong lĩnh vực luật quốc tế.

      Kỹ năng:

      Sinh viên cũng được đào tạo về các kỹ năng khác để hỗ trợ cho công việc của mình sau khi tốt nghiệp như:

      • Được trang bị các phương pháp và kỹ năng thực hành nghề luật;
      • Có khả năng tư duy, phân tích và đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung;
      • Có khả năng áp dụng các kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn; có kỹ năng đàm phán, tư vấn pháp lý và làm việc với khách hàng;
      • Có khả năng làm việc độc lập, hợp tác trong làm việc nhóm;
      • Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh; có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu;
      • Soạn thảo văn bản và viết báo cáo phân tích; sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm ứng dụng văn phòng thông dụng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Về chuyên môn: khi tốt nghiệp sinh viên phải có khả năng phân tích, đánh giá một vấn đề pháp lý quốc tế, quốc gia cụ thể.
      • Về ngoại ngữ: để có thể làm việc và thích nghi trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, nâng cao cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt chứng chỉ Tiếng Anh tương đương trình độ B2 khung tham chiếu châu Âu; TOEIC đọc-nghe 600, viết 80, nói 100; TOEFL ITP 525; TOEFL CBT 200; TOEFL IBT 70; IELTS 5.5.

      Kỹ năng:

      • Sinh viên được trang bị và rèn luyện cả những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bao gồm:
      • Làm việc độc lập, làm việc nhóm;
      • Thu thập và xử lý thông tin;
      • Phát hiện, tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề,sự kiện, hiện tượng pháp lý quốc tế;
      • Tư duy lôgic - phản biện;
      • Tin học văn phòng;
      • Sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành Luật quốc tế
      • Thích ứng và tự đào tạo trong những bối cảnh, môi trường khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Với kiến thức liên ngành được trang bị trong quá trình học tập, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm đa dạng như:

      • Các cơ quan và đơn vị nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến luật pháp quốc tế, luật pháp hoặc hợp tác quốc tế của hầu hết các bộ ngành và các cơ quan nhà nước;
      • Các công ty luật Việt Nam và nước ngoài (đảm nhận các công việc của luật sư);
      • Các trường đại học, các viện nghiên cứu (đảm nhận các công việc liên quan tới giảng dạy và nghiên cứu);
      • Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức quốc tế phi chính phủ (đảm nhiệm các công việc liên quan đến các lĩnh vực của luật pháp quốc tế hoặc luật pháp nói chung);
      • Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt các công ty có quan hệ thương mại, dịch vụ quốc tế (đảm nhận các công việc như phụ trách, rà soát các vấn đề có liên quan đến luật pháp nói chung, luật kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế);
      • Các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các toà soạn báo, tạp chí phụ trách các vấn đề liên quan tới pháp luật (cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên).