Học Viện Ngoại Giao Việt Nam - Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Ngôn ngữ Anh

      Chương trình

      Ngành

      Ngôn ngữ Anh

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      • Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển.
      • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật

      Mục tiêu đào tạo

      Kiến thức:

      Sinh viên ngành Ngôn nguữ Anh được cung cấp: kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hoá, xã hội và văn học Anh-Mỹ; lý thuyết biên-phiên dịch, kiến thức bổ trợ về Quan hệ quốc tế nhằm bảo đảm cho sinh viên khi ra trường đạt được trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn.

      Kỹ năng:

      Sinh viên được rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng biên-phiên dịch ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.

      Đồng thời, Học viện Ngoại Giao còn trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá-văn minh của các nước thuộc Cộng đồng Anh ngữ.

      Một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng chủ trì hội nghị, quan hệ công chúng tiếp xúc báo chí, trả lời phỏng vấn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,… sẽ được trang bị cho sinh viên giúp các em có thể hoàn thành những công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng cả chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng thực hành.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      Về kiến thức chung, cử nhân được đào tạo để:

      • Hiểu và có khả năng vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
      • Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có kiến thức và khả năng tuyên truyền và giáo dục cộng đồng đặc biệt là về những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại, các vấn đề hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh, hòa bình, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục quốc tế.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, kinh tế, thương mại quốc tế, luật pháp và truyền thông quốc tế.
      • Nắm vững và có khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong công tác, trong quá trình tự học và nghiên cứu độc lập.

      Kiến thức chuyên ngành đòi hỏi cử nhân sau khi tốt nghiệp như:

      • Sử dụng tiếng Anh thành thạo (tương đương trình độ C1, Khung tham chiếu Châu Âu, Bậc 5/6 của Khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đạt tối thiểu 6.5 IELTS quốc tế và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác như TOEIC, TOEFL iBT) ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là các kỹ năng nghe, đọc, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo, bình luận về các tin tức, sự kiện, công trình nghiên cứu về các vấn đề trong quan hệ quốc tế.
      • Nắm vững lý thuyết tiếng Anh về ngữ pháp, ngữ âm, âm vị học, ngữ dụng học, lý thuyết biên, phiên dịch Anh-Việt và Việt-Anh.
      • Có những kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa, tôn giáo của các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh, Mỹ và các quốc gia khác có vai trò và vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế.
      • Có khả năng làm phiên dịch (ở trình độ trung cấp) cho các cuộc tiếp xúc, hội thảo của cơ quan hoặc biên dịch các tài liệu về các vấn đề liên quan đến chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế và luật pháp quốc tế.

      Kỹ năng:

      Sinh viên được trang bị và rèn luyện những kỹ năng cứng và mềm sau:

      • Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm;
      • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả;
      • Kỹ năng thuyết trình hiệu quả;
      • Kỹ năng biên phiên dịch;
      • Kỹ năng đàm phán, tư duy phản biện, quản lý và lãnh đạo…;
      • Kỹ năng phát hiện, tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề, sự kiện liên quan đến chuyên ngành Ngôn ngữ và QHQT;
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính cơ bản như Windows, Power Point, Excel, Internet Explorer.
      • Có khả năng áp dụng những kỹ năng này ở mức độ tương đối thuần thục trong các tình huống giao tiếp và chuyên môn cụ thể.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng ở nhiều vị trí khác nhau:

      • Phiên dịch, biên dịch viên của các Bộ, Ban, Ngành, các Tổ chức quốc tế;
      • Cán bộ ngoại giao – Bộ Ngoại giao;
      • Cán bộ đối ngoại – Vụ/Phòng hợp tác quốc tế - Các Bộ, Ban, Ngành cấp Trung ương và địa phương;
      • Thư ký/Trợ lý Giám đốc - Doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn pháp lý, truyền thông;
      • Cán bộ kinh doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông, quan hệ công chúng của các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài;
      • Cán bộ chương trình, dự án của các Tổ chức quốc tế;
      • Giáo viên tiếng Anh cấp cơ sở, trung học, đại học (sau khi được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm).