Kế toán Hồng Trang - Khóa học Giám đốc Điều hành chuyên nghiệp | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Giám đốc Điều hành chuyên nghiệp

      Chương trình

      Trình độ

      Điều hành

      Thời lượng

      3 tháng

      Thông tin liên hệ

      Bằng việc đăng ký thông tin, bạn đồng ý cho phép Edu2Review và trung tâm liên lạc để tư vấn khóa học cho bạn.

      Chương trình dự kiến đến với các chuyên đề hấp dẫn như sau:

      1. Kiểm soát nhân sự tài chính liên quan đến quỹ tiền mặt

      Tiền mặt là tài sản có độ thanh khoản cao nhất, nhưng cũng dễ thất thoát nhất. Có nhiều vấn đề DN phải lưu ý khi lựa chọn thủ quỹ và kiểm soát số dư quỹ tiền mặt hiện có? Làm thế nào để kiểm soát quỹ tiền mặt, kiểm soát thông tin bí mật trong kinh doanh liên quan đến việc sử dụng tiền mặt?

      Những tình huống điển hình và những tình huống đặc biệt sẽ được đề cập ở đây, chiếc chìa khóa hé mở việc kiểm soát mực độ tin cậy đối với Thủ quỹ và KTT sẽ được đưa ra cụ thể ở chuyên đề này.

      1. Kiểm soát chất lượng Báo cáo tài chính và đánh giá mức độ chuyên môn của nhân sự tài chính cao cấp (BCTC)

      Như các CEO đã biết, hình ảnh và sức khỏe của DN được thể hiện trên BCTC. Và chất lượng của BCTC đánh giá tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh và tiềm năng phát triển của DN. BCTC cũng là công cụ hữu hiệu giúp CEO đánh giá về mức độ chuyên môn của CFO, CA và bộ máy kế toán của mình.

      Với chuyên đề này, các CEO sẽ được tiếp cận với kiến thức tổng quan về BCTC và kỹ năng phân tích nhanh chóng , sắc sảo BCTC của DN. Những khoản mục quan trọng cần lưu ý trên BCTC. Chương trình khuyến khích các CEO cung cấp BCTC của chính DN mình để cùng chia sẻ và thảo luận.

      Thông qua việc hiểu biết về BCTC, các CEO sẽ tự đánh giá được chất lượng chuyên môn của CFO và CA, cũng như vai trò của kiểm toán độc lập đối với vấn đề này.

      1. Kiểm soát nhân sự tài chính liên quan đến việc thực thi các khoản thu chi

      Các khoản chi:

      Các khoản chi cần được thực hiện như thế nào để tránh thất thoát cao nhất? Vai trò của CFO, CA trong vấn đề này? Chương trình đặc biệt chú ý đến các khoản mua sắm TSCĐ, khoản chi hàng hóa, vật liệu, chi thường xuyên …có giá trị lớn. Chi phí không được trừ (không hợp lệ) là gì? Ảnh hưởng của khoản chi này đến hoạt động của DN? DN của bạn hiện đã có một máy kế toán hiệu lực, hiệu quả để ngăn chặn các rủi ro pháp lý này chưa? Làm thế nào để kiểm soát vấn đề này?

      CEO cần thiết thiết lập bộ máy nhân sự tài chính thế nào nhằm kiểm soát tốt dòng tiền chi ra? Việc kiểm soát chi phí thường xuyên cần tiến hành như thế nào để vừa kịp thời vừa gọn nhẹ?

      Thiết lập nguồn vốn tối ưu để đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của DN (vào gồm chi thường xuyên và chi đầu tư dài hạn): CEO sẽ được tiệp cận với các kiến thức hiện đại nhất về việc quản trị cơ cấu vốn tối ưu nhưng thông qua các tình huống chân thực, dễ hiểu và dễ áp dụng.

      Các khoản thu

      Đánh giá các khoản thu thường xuyên (bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ) và các khoản thu không thường xuyên tại DN.

      Khoản thu thường xuyên (bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ) đã phù hợp với các quy định hiện hành chưa? Việc thu tiền bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được giám sát hiệu quả chưa? Kế toán công nợ phải thu đã làm tốt vai trò của mình chưa? Các trường hợp khách hàng chậm thanh toán, mất khả năng thanh toán được xử lý thế nào?

      Các khoản thu không thường xuyên (thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu khác…) là các khoản thu có khả năng bị thất thoát vốn? Các CEO suy nghĩ gì về vấn đề này? Chương trình sẽ đưa ra một số tình huống đặc biệt và “ bài test về lòng tin đối với” các nhân sự liên quan đến khoản thu này.

      1. Tầm nhìn của CEO đối với vấn đề huy động vốn dài hạn cho các dự án có khả năng thay đổi vận mệnh của doanh nghiệp

      DN của bạn đang cần nhu cầu vốn rất lớn, lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ của DN. Đây là những dự án, mà theo bạn, nó thay đổi lịch sử phát triển, đem lại tăng trưởng sự vượt bậc cho doanh nghiệp. Bạn đã có một chiên lược kinh doanh rất khả thi và cần tìm một phương thức huy động vốn tối ưu cho dự án của mình?

      Vậy thế nào là Phương thức huy động vốn tối ưu? Cơ cấu huy động vốn tối ưu là gì? Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn?Việc thẩm định tính khả thi của một dự án lớn cần được xem xét dựa trên các chỉ tiêu gì? Các chỉ tiêu được thể hiện điều gì?

      Trong một khoảng thời gian không dài, nhưng các CEO sẽ được tiếp cận với những kiến thức cao cấp về tài chính, được thuyết trình một cách giản dị, dễ hiểu theo phương pháp chắt lọc lại những giá trị cốt lõi nhất về tài chính, phù hợp với tầm nhìn của một CEO.

      Các phương thức huy động vốn là: vốn ứng trước từ khách hàng, vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn vay các cá nhân và tổ chức phi tín dụng, vốn huy động qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

      CEO sẽ cần CFO, CA của mình có kế hoạch tài chính như thế nào để thực thi chiến lược kinh doanh đầy thử thách nhưng cực kỳ hấp dẫn này?

      1. Tầm nhìn của CEO về giá trị doanh nghiệp và gia tăng sự giàu có cho các chủ sở hữu doanh nghiệp

      Như các CEO đã biết, muc đích của chúng ta không chỉ dừng ở việc gia tăng lợi nhuận và thị phần, giá trị doanh nghiệp ngày càng lớn mới là con đường thực sự giành cho các CEO thành công và tài năng.

      Giá trị doanh nghiệp là gì?

      Giá trị doanh nghiệp là một phạm trù không còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng cách tiếp cận của Việt Nam còn có nhiều khoảng cách so với thế giới. Đến với chuyên đề này, bên cạnh việc cung cấp các phương pháp xác định giá trị DN đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay, các CEO sẽ được mở rộng tầm nhìn với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện đại, đang được áp dụng ở các nước phát triển trên thế giới. CFO, CA và bộ máy nhân sự tài chính, kế toán phải thực sự là cánh tay phải của các CEO trên con đường chinh phục các đỉnh cao thành công phía trước.