Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau

      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      9 ngành

      Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ

      Nuôi trồng thủy sản
      3 năm
      Nuôi trồng thủy sản
      3 năm

      MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

      Mục tiêu chung

      Đào tạo sinh viên có khả năng tổ chức quản lý, kỹ năng thực hành vững vàng về chuyên môn nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong điều kiện thực tế. Đồng thời, sinh viên có lối sống lành mạnh, sức khỏe tốt, tinh thần trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua đó, sinh viên được trang bị kỹ năng về ngoại ngữ, tin học và ứng xử giúp hỗ trợ trong quá trình công tác sau này.

      Mục tiêu cụ thể

      Kiến thức

      Hiểu rõ về đời sống thuỷ sinh vật, đặc điểm hình thái phân loại, các yếu tố về môi trường nước ao nuôi, dinh dưỡng và sinh lý, đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và mô hình nuôi của đối tượng nuôi thuỷ sản thuỷ vực ngọt – lợ - mặn. Phương pháp chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản, hạch toán kinh doanh đánh giá về lợi nhuận của quá trình nuôi cũng như sản xuất giống, quản lý nguồn lợi thủy sản và quản lý nghề nuôi phát triển theo hướng bền vững.

      Nắm vững kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và pháp luật. Qua đó, sinh viên có khả năng đánh giá và nhận xét vấn đề về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học tự nhiên trong cuộc sống thực tiễn một cách sâu sắc và rõ ràng.

      Kỹ năng

      Có đủ năng lực tổ chức quản lý về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khả năng nuôi và cho sinh sản các đối tượng thuỷ sản ở các thuỷ vực nước ngọt - lợ - mặn; quản lý vùng nuôi với quy mô sản xuất vừa và nhỏ; phân tích và đánh giá được tính rủi ro và lợi nhuận khi hoạt động sản xuất, tình trạng môi trường ao nuôi, chẩn đoán bệnh và đánh giá nguồn lợi thủy sản.

      Sinh viên làm việc hiệu quả hơn với tinh thần chủ động dù ở hình thức cá nhân hay tập thể. Việc vận dụng những kỹ năng về tin học và ngoại ngữ tiếng anh giúp cho sinh viên linh động trong học tập, giao tiếp và hợp tác.

      Thái độ

      Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, sức khỏe tốt và tinh thần trách nhiệm cao trong nghề nghiệp cũng như ngoài xã hội.

      Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

      • Làm việc trong cơ quan nhà nước như: Viện, Trường, Trung tâm khuyến ngư, Chi cục thuỷ sản, cơ quan ban ngành có liên quan.
      • Là nhân viên kỹ thuật hoặc kinh doanh trong các công ty chế biến thuỷ sản, công ty thức ăn, công ty hóa chất và thuốc hoặc trang trại sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản.
      • Tự đăng ký thành lập đại lý Thuốc – Hoá chất, thức ăn, trang trại nuôi và sản xuất giống thủy sản

      Khả năng học tập liên thông, nâng cao trình độ chuyên môn

      Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể học liên thông lên đại học với các ngành như ngành Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản,…

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

      Chương trình đào tạo ngành này bao gồm 40 học phần và tổng số 100 tín chỉ, trong đó không tính hai học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh thực hiện theo quy định hiện hành.

      Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

      Công nghệ kỹ thuật máy tính
      1 tháng
      Công nghệ kỹ thuật máy tính
      1 tháng

      Kế toán doanh nghiệp

      Kế toán doanh nghiệp
      1 tháng
      Kế toán doanh nghiệp
      1 tháng

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      3 năm
      Công nghệ thông tin
      3 năm

      MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

      Mục tiêu chung

      Đào tạo cử nhân trình độ Công nghệ thông tin có đủ kiến thức, kỹ năng và tác phong nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

      Mục tiêu cụ thể

      Mục tiêu cụ thể của chương trình hướng tới việc đào tạo đội ngũ lao động ngành Công nghệ thông tin trong thời kỳ hội nhập đáp ứng được nhu cầu của địa phương, của xã hội và hội nhập quốc tế.

      Kiến thức

      Được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ thông tin, bao gồm các kiến thức về lập trình, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống web, tính toán song song, ứng dụng công nghệ thông tin trên thiết bị di động;

      Có kiến thức về cách phân tích, tổng hợp và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

      Có phương pháp nghiên cứu khoa học và tiếp cận hệ thống tạo dựng tiềm năng học tập và nghiên cứu sáng tạo.

      Kỹ năng

      Các kỹ năng nghề nghiệp

      • Có khả năng vận dụng những kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng và quản lý các hệ thống công nghệ thông tin;
      • Có năng lực lập luận, tư duy logic theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng và quản lý công nghệ thông tin;
      • Có kỹ năng phân tích, thiết kế và xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin;
      • Có khả năng tìm kiếm, phân tích và cập nhật kiến thức cũng như công nghệ mới.

      Các kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng làm việc độc lập, tự học hỏi và nghiên cứu;
      • Có kỹ năng quản lý thời gian, phân bố công việc cá nhân;
      • Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo;
      • Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A Quốc gia trở lên.

      Thái độ

      Chương trình giúp các sinh viên rèn luyện và tu dưỡng thêm để các các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt như: yêu nước, tuân thủ pháp luật, tôn trọng các giá trị truyền thống của Dân tộc Việt Nam.

      Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.

      Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

      • Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí sau:
      • Tư vấn giải pháp công nghệ, quản lý dự án công nghệ thông tin ở các ngành, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
      • Triển khai và duy trì hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp.
      • Phát triển phần mềm trong các công ty phần mềm.
      • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm, trường học.
      • Tiếp tục được đào tạo liên thông lên các bậc học cao hơn.

      Khả năng học tập liên thông, nâng cao trình độ chuyên môn

      Có tính tương thích cao với các trường Đại học trong và ngoài khu vực, có trình độ tương ứng với cấp bậc đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin của quốc gia, đủ năng lực chuyên môn và khả năng nghiên cứu để tiếp tục học liên thông các bậc học cao hơn.

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ (tính theo tín chỉ)

      Chương trình đào tạo ngành này bao gồm 45 học phần, có số tín chỉ của từng học phần và tổng số tín chỉ là 100, trong đó không tính hai học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh thực hiện theo quy định hiện hành.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      3 năm
      Quản trị kinh doanh
      3 năm

      MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

      Mục tiêu chung

      Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh sẽ cung cấp các kiến thức nền tảng cho sinhviên về mọi vấn đề trong thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình học tập tại nhà trường sẽ rèn luyện đạo đức, lập trường tư tưởng chính trị kiên định, có tráchnhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

      Mục tiêu cụ thể

      Kiến thức

      Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về kinh tế quản trị kinh doanh: hiểu rõ về sự vận động củacung cầu hàng hoá trên thị trường, các nguyên lý về quản trị và những kiến thức của ngànhnhư: quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản lýchất lượng, quản trị sản xuất, quản trị cung ứng, quản trị bán hàng, quản trị dự án đầu tư, đàm phán trong kinh doanh,...

      Đồng thời, tiếp thu kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cáchmạng Đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, đại cương về pháp luật, thể thao, văn hóa, xãhội, khoa học, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng. Qua đó, sinh viên có khả năng phân tích nhữngvấn đề trong cuộc sống thực tiễn sâu sắc hơn.

      Kỹ năng

      Qua khóa đào tạo, sinh viên có kỹ năng trong giao tiếp xã hội, giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng làm việc, kỹ năng khởi sự doanh nghiệp, và kỹ năng phân tích, đánh giá, dự đoán và lập kế hoạch phát triển doanh. Đồng thời, sinh viên có khả năng phân tích vấn đề ở nhiều phương diện trong lĩnh vực kinh doanh nhằm đưa ra quyết định cũng như chiến lược cho hoạt động của tổ chức, đơn vị.

      Thái độ

      Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong nghềnghiệp chuyên môn và ngoài xã hội.

      Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ có đủ tự tin để tự khởi sự doanh nghiệp cho riêng mình – khi có đủ điều kiện, hoặc trực tiếp tham gia vào các công việc sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp với các vị trí, chức năng: văn phòng, phòng hành chính, phòng tổ chức nhân sự, quản lý sản xuất và điều hành, phòng thống kê, phòng marketing, lập dự án, phân tích dự án, hay phòng kế toán, …

      Khả năng học tập liên thông, nâng cao trình độ chuyên môn

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng học liên thông đại học các ngành trong cùng khối ngành kinhtế.

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ (tính theo tín chỉ)

      Chương trình đào tạo ngành này bao gồm 57 học phần, với tổng số tín chỉ là 100 tín chỉ, trong đó không tính: học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, thực hiện theo quy định hiện hành.

      Nuôi trồng thủy sản

      Nuôi trồng thủy sản
      3 năm
      Nuôi trồng thủy sản
      3 năm

      MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

      Mục tiêu chung

      Đào tạo sinh viên có khả năng tổ chức quản lý, kỹ năng thực hành vững vàng về chuyên môn nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong điều kiện thực tế. Đồng thời, sinh viên có lối sống lành mạnh, sức khỏe tốt, tinh thần trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua đó, sinh viên được trang bị kỹ năng về ngoại ngữ, tin học và ứng xử giúp hỗ trợ trong quá trình công tác sau này.

      Mục tiêu cụ thể

      Kiến thức

      Hiểu rõ về đời sống thuỷ sinh vật, đặc điểm hình thái phân loại, các yếu tố về môi trường nước ao nuôi, dinh dưỡng và sinh lý, đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và mô hình nuôi của đối tượng nuôi thuỷ sản thuỷ vực ngọt – lợ - mặn. Phương pháp chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản, hạch toán kinh doanh đánh giá về lợi nhuận của quá trình nuôi cũng như sản xuất giống, quản lý nguồn lợi thủy sản và quản lý nghề nuôi phát triển theo hướng bền vững.

      Nắm vững kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và pháp luật. Qua đó, sinh viên có khả năng đánh giá và nhận xét vấn đề về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học tự nhiên trong cuộc sống thực tiễn một cách sâu sắc và rõ ràng.

      Kỹ năng

      Có đủ năng lực tổ chức quản lý về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khả năng nuôi và cho sinh sản các đối tượng thuỷ sản ở các thuỷ vực nước ngọt - lợ - mặn; quản lý vùng nuôi với quy mô sản xuất vừa và nhỏ; phân tích và đánh giá được tính rủi ro và lợi nhuận khi hoạt động sản xuất, tình trạng môi trường ao nuôi, chẩn đoán bệnh và đánh giá nguồn lợi thủy sản.

      Sinh viên làm việc hiệu quả hơn với tinh thần chủ động dù ở hình thức cá nhân hay tập thể. Việc vận dụng những kỹ năng về tin học và ngoại ngữ tiếng anh giúp cho sinh viên linh động trong học tập, giao tiếp và hợp tác.

      Thái độ

      Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, sức khỏe tốt và tinh thần trách nhiệm cao trong nghề nghiệp cũng như ngoài xã hội.

      Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

      • Làm việc trong cơ quan nhà nước như: Viện, Trường, Trung tâm khuyến ngư, Chi cục thuỷ sản, cơ quan ban ngành có liên quan.
      • Là nhân viên kỹ thuật hoặc kinh doanh trong các công ty chế biến thuỷ sản, công ty thức ăn, công ty hóa chất và thuốc hoặc trang trại sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản.
      • Tự đăng ký thành lập đại lý Thuốc – Hoá chất, thức ăn, trang trại nuôi và sản xuất giống thủy sản

      Khả năng học tập liên thông, nâng cao trình độ chuyên môn

      Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể học liên thông lên đại học với các ngành như ngành Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản,…

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

      Khối lượng kiến thức toàn khóa

      Chương trình đào tạo ngành này bao gồm 40 học phần và tổng số 100 tín chỉ, trong đó không tính hai học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh thực hiện theo quy định hiện hành.

      Tin học văn phòng

      Tin học văn phòng
      1 tháng
      Tin học văn phòng
      1 tháng

      Tiếng anh

      Ngôn ngữ Anh
      3 năm
      Ngôn ngữ Anh
      3 năm

      MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

      Mục tiêu chung

      Đào tạo những những cử nhân Cao đẳng có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong nghề nghiệp và có sức khỏe để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng Tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Mục tiêu cụ thể

      Kiến thức

      Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết (cấp độ cao đẳng) về ngôn ngữ Anh, những kiến thức khái quát, tiêu biểu đặc trưng và cơ sở về văn hóa, xã hội Anh- Mỹ.

      Kiến thức chuyên ngành Biên phiên dịch Anh- Việt, Việt Anh bao gồm các kiến thức về lý thuyết biên, phiên dịch, thực hành biên dịch, phiên dịch trong các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, xã hội, thương mại.

      Kỹ năng

      Rèn luyện phát triển các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) đồng bộ và phát triển các năng lực, kỹ năng ngôn ngữ theo khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ 6 bậc theo tiêu chuẩn Việt Nam và đat chuẩn bậc 4 (B2) sau khi kết thúc chương trình đào tạo.

      Phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng biên dịc, phiên dịch, kỹ năng làm việc văn phòng, kỹ năng hướng dẫn du lịch, giao tiếp trong kinh doanh.

      Thái độ

      Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng động sáng tạo, có sức khỏe tốt và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

      Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Tiếng Anh chuyên ngành biên phiên dịch có năng lực làm việc tại các công ty liên doanh, các cơ quan xí nghiệp xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn về các kỹ năng văn phòng và giao dịch thương mại.

      Khả năng học tập liên thông, nâng cao trình độ chuyên môn.

      Sinh viên có thể học tiếp lên chương trình đại học ngành Tiếng Anh.

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ (tính theo tín chỉ)

      Chương trình đào tạo ngành này bao gồm 43 học phần với tổng số 100 tín chỉ trong đó

      Khối kiến thức giáo dục đại cương 25 Tín chỉ;

      Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 75 tín chỉ không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh thực hiện theo quy định hiện hành.

      Kế toán

      Kế toán
      3 năm
      Kế toán
      3 năm

      Mục tiêu chung

      Đào tạo sinh viên trình độ cao đẳng kế toán có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành; thiết kế và điều hành nghiệp vụ chuyên môn trong hệ thống kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu và kỹ năng tiếp cận thức kiến theo yêu cầu công việc.

      Mục tiêu cụ thể

      Kiến thức

      Trang bị cho sinh viên những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp, kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế - xã hội, các lĩnh vực về kế toán và tài chính; có kiến thức chuyên sâu và hiện đại về kế toán trong các loại hình đơn vị kế toán như: doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp, công ty dịch vụ kế toán,…; có khả năng học tập nâng cao cũng như học tiếp các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán.

      Kỹ năng

      Qua quá trình học tập, sinh viên có kỹ năng phân loại, tổng hợp chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; lập các báo cáo về kế toán tài chính, kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp; kỹ năng phân tích, so sánh và xử lý một số vấn đề về tài chính; kỹ năng thực hành nghiệp vụ kế toán trên các phần mềm kế toán; kỹ năng tư vấn cho lãnh đạo về vấn đề tài chính tại đơn vị; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

      Thái độ

      Có đạo đức tốt trong nghề nghiệp như cẩn thận, trung thực, bảo mật, khách quan,…; trong công việc có tinh thần và trách nhiệm cao; chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

      Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế như tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế tài chính, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, ngân hàng thương mại,….

      Khả năng học tập liên thông, nâng cao trình độ chuyên môn

      Sau khi ra trường, sinh viên có đủ kiến thức chuyên môn và khả năng nghiên cứu để tiếp tục học ở các bậc cao hơn của các ngành trong cùng khối kinh tế.

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ (tính theo tín chỉ)

      Tổng số khối lượng kiến thức toàn khóa học: 100 tín chỉ (không kể các môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng), trong đó:

      - Kiến thức giáo dục đại cương: 25 tín chỉ

      - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 65 tín chỉ

      - Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Hài lòng về học phí
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Lịch sử hình thành và phát triển

      Vào ngày 20/9/2007, Trường Cao đẵng Cộng đồng Cà Mau được thành lập của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; được UBND tỉnh Cà Mau công bố Quyết định thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 26 tháng 4 năm 2008. Đến năm 2012, thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trường CĐCĐ Cà Mau chính trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau.

      Đây là trường công lập đào tạo trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn đồng thời liên kết đào tạo các trình độ theo kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh giao hàng năm, theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của cộng đồng.

      Tính đến này, trường đã phối hợp với 13 trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước thực hiện chức năng liên kết đào tạo với đa dạng chuyên ngành trình độ đại học và trung cấp chuyên nghiệp với các phương thức chính quy. Bên cạnh đó, trường tiến hành liên kết đào tạo ngắn hạn 01 lớp Bồi dưỡng sau đại học ngành Quản lý giáo dục, các lớp Bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng chứng chỉ, kỹ thuật viên tin học... Trường cũng thường xuyên mở lớp và tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ A, B, C Anh văn – Tin học cho cộng đồng.

      Thành tựu đạt được

      Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba; nhiều lần được UBND tỉnh Cà Mau, Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua Đơn vị xuất sắc và bằng khen.

      Trường liên kết đào tạo với đa dạng chuyên ngành trình độ đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Nguồn: CĐCĐ Cà Mau)

      Trường liên kết đào tạo với đa dạng chuyên ngành trình độ đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Nguồn: CĐCĐ Cà Mau)

      Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu

      Trường CĐCĐ Cà Mau không ngừng phấn đấu trở thành một địa chỉ giảng dạy uy tín, chất lượng nhằm cung cấp nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học – công nghệ cho tỉnh Cà Mau và đất nước; phấn đấu phát triển thật sự là trường của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng.

      Đến năm 2020, Trường CĐCĐ Cà Mau hy vọng trở thành một trường đại học ổn định trên các mặt cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.

      Song song đó, trường tập trung đào tạo nhân lực có trình độ đại học và các trình độ khác, những người lao động có kỷ luật, có năng lực chuyên môn tốt, yêu nghề, sáng tạo, biết tự khẳng định giá trị của bản thân mình, có ý thức học tập suốt đời, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.

      Mở rộng quy mô và và nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ là những mục tiêu chính của trường hiện nay,

      Mục tiêu trường năm 2020 sẽ trở thành một trường đại học ổn định trên cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và hoạt động đào tạo, nghiên cứu (Nguồn: Nguồn: CĐCĐ Cà Mau)

      Mục tiêu trường năm 2020 sẽ trở thành một trường đại học ổn định trên cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và hoạt động đào tạo, nghiên cứu

      Nguồn: CĐCĐ Cà Mau

      Địa điểm