Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại Học Thái Nguyên | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại Học Thái Nguyên

      Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại Học Thái Nguyên
      Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại Học Thái Nguyên
      Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại Học Thái Nguyên
      Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại Học Thái Nguyên
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      15 ngành

      Công nghệ kỹ thuật xây dựng

      Công nghệ kỹ thuật xây dựng
      1 tháng
      Công nghệ kỹ thuật xây dựng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 03 năm

      Khối lượng kiến thức toàn khóa: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo của ngành

      Chương trình này nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, cung cấp cho người học cơ sở kiến thức để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

      - Có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.

      - Có kiến thức & kỹ năng thiết kế, khảo sát, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, tham gia công tác tổ chức, quản lý dự án.

      - Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời.

      - Tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác & làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

      Kiến thức

      Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh để có các hành động, lối sống phù hợp đúng pháp luật, phù hợp với sự điều hành của nhà nước. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh..để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Cơ học kết cấu, Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, để nắm được các nguyên lý cơ bản về sự làm việc của kết cấu cũng như độ bền cơ học của vật liệu và để học các môn chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như một số chuyên ngành có liên quan.

      - Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: cấu tạo kiến trúc, kỹ thuật thi công, nền móng, kết cấu thép, kết cầu bê tông cốt thép để thiết kế, thi công, giám sát các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

      - Vận dụng các kiến thức thực tập như: thực tập trắc địa, thực tập địa chất, thực tập vật liệu xây dựng, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc thực tế trong tương lai. Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong nhà trường để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp.

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thị và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân phụ trách.

      - Nhận biết và giải quyết những vấn đề khác liên quan đến ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp như: giải phóng mặt bằng, trình tự thủ tục xây dựng cơ bản, các quy định về xử phạt, các quy định về báo cáo sự cố công trình....

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đươc giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chứ

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Đảm nhận các công việc thiết kế, khảo sát trong các công ty tư vấn thiết kế.

      - Đảm nhận các công việc giám sát trong các công ty tư vấn giám sát.

      - Đảm nhiệm các công việc tổ chức thi công, chỉ đạo kỹ thuật trong các công ty xây lắp.

      - Đảm nhiệm các công việc trong ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 tháng
      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức toàn khóa 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo của ngành

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng Anh giao tiếp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

      Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh... để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Vẽ kỹ thuật, AutoCAD, Sức bền vật liệu, Cơ học lý thuyết... để học các môn chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cũng như một số chuyên ngành có liên quan.

      - Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: Kỹ thuật chế tạo máy, Nguyên lý dụng cụ cắt, Máy cắt kim loại, Công nghệ Chế tạo máy,... để thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy đạt được chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật.

      - Vận dụng các kiến thức thực tập cơ sở, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai. Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong nhà trường để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp.

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thi và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân đảm nhiệm.

      - Nhận biết và giải quyết vấn đề về lĩnh vực Cơ khí chế tạo máy: Quá trình thiết kế (thiết kế, mô phỏng); quá trình gia công (gia công cơ, gia công nhiệt), quá trình lắp ráp; quá trình sửa chữa, chất lượng của vật liệu (mác vật liệu).

      - Nhận biết và giải quyết những vấn đề khác liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí như: Kiểm tra độ bóng bề mặt, kiểm tra thành phần vật liệu (kiểm tra mác vật liệu), kiểm tra cơ tính (độ bền kéo, độ bền nén), kiểm tra lý tính, kiểm tra quá trình chạy thử…

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí khi ra trường có khả năng đảm nhận các công việc thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy công cụ trong dây chuyền sản xuất; Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí; Tham gia giảng dạy tại các trường, trung tâm đào tạo nghề sau khi đã được bổ sung các chứng chỉ sư phạm theo quy định; Làm việc với vai trò quản lý, điều hành tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị cơ khí, Công ty tư vấn, thiết kế lắp đặt các thiết bị cơ khí, các Nhà máy.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Tài chính ngân hàng

      Tài chính - Ngân hàng
      1 tháng
      Tài chính - Ngân hàng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng có chất lượng tốt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt; có trách nhiệm với xã hội; có khả năng tác nghiệp, quản trị, phân tích, đánh giá, tư vấn về các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, cơ quan chính phủ, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức khác. Cử nhân cao đẳng Tài chính - ngân hàng có khả năng thực hiện nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục cao đẳng và trình độ thấp hơn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn tích luỹ kinh nghiệm để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực Ngân hàng.

      Chuẩn đầu ra của ngành

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh..để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Luật kinh tế, Marketing căn bản, Kinh tế lượng, Toán kinh tế, Lý thuyết tài chính, Tài chính tiền tệ để học các môn chuyên ngành tài chính ngân hàng cũng như một số chuyên ngành có liên quan.

      - Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: Tài chính công, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, Kiểm toán nội bộ ngân hàng, Thuê mua tài chính, Thị trường chứng khoán, Tín dụng và các dịch vụ ngân hàng…để phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo đúng chính sách pháp luật và quy định của nhà nước.

      - Vận dụng các kiến thức thực tập cơ sở, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai. Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong nhà trường để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng.

      Kỹ năng

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Biết trình bày một văn bản mạch lạc, theo quy định của từng loại văn bản.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Tài chính - Ngân hàng khi ra trường có thể làm tốt chuyên môn trong lĩnh vực mà bản thân phụ trách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngoài ra cử nhân cao đẳng tài chính ngân hàng có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm tốt chuyên môn cho các tổ chức kinh tế xã hội khác.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      1 tháng
      Công nghệ thông tin
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 03 năm

      Khối lượng kiến thức toàn khóa: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của xã hội; có kiến thức & kỹ năng thực hành thao tác sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị Công nghệ thông tin, quản trị mạng, thiết kế và quản trị websites, thiết kế phần mềm vừa và nhỏ, tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật về lĩnh vực CNTT; có thể tiếp tục học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra của chương trình

      Kiến thức

      - Khối kiến thức khoa học tự nhiên giúp sinh viên tiếp cận và hiểu được các kiến thức cơ bản nhất về các môn khoa học tự nhiên: Toán cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Hóa học và Vật lý. Từ đó, sinh viên có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận và khai thác các thông tin và kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành. Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng sử dụng kiến thức khoa học tự nhiên cơ bản vào việc nghiên cứu và phát triển học thuật. Các môn học Toán cao cấp, Vật lý, Tiếng anh 1, Tiếng anh 2 được học đối với sinh viên khoa Kỹ thuật công nghiệp.

      - Khối kiến thức ngoại ngữ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm Tiếng Anh. Từ đó, sinh viên có trình độ Tiếng Anh cơ bản ở trình độ B hoặc tương đương để tiến tới việc nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh chuyên ngành sau này.

      - Vận dụng các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức cơ sở ngành vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

      - Áp dụng, phân tích một số vấn đề và một số nghiệp vụ cụ thể về công nghệ thông tin như xây dựng, quản trị hệ thống mạng máy tính, website, bảo trì hệ thống, quản trị phần cứng, phần mềm... trong thực tiễn công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể.

      - Sử dụng được kiến thức lý thuyết và thực tiễn để phát hiện, phân tích và giải quyết một số vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

      Kỹ năng

      - Vận dụng linh hoạt và phù hợp các kiến thức đã được đào tạo vào vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, cài đặt các thiết bị công nghệ thông tin

      - Sử dụng được một số phần mềm chuyên dụng để thiết kế, mô phỏng hệ thống mạng, đồ họa, khảo sát và đánh giá chất lượng của các phần mềm ứng dụng.

      - Có khả năng nghiên cứu cập nhật những phầm mềm ứng dụng.

      - Cập nhật tin tức và dự đoán xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin

      - Yêu nghề, sống có lý tưởng phục vụ chủ nghĩa xã hội

      - Có ý thức bảo vệ lợi ích cộng đồng và xã hội

      - Chuyên cần, hăng say học tập để nâng cao trình độ, có chí tiến thủ, không ngừng rèn luyện nâng cao nhân cách.

      - Có phẩm chất đạo đực cá nhân, đạo đức nghề nghiệp (trung thực, cẩn thận trách nhiệm và đáng tin cậy, có tác phong là việc chuyên nghiệp)

      - Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình

      - Có kỹ năng hình thành nhóm làm việc trong và ngoài đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin có hiệu quả. Có khả năng lãnh đạo và phát triển nhóm. Biết trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác kỹ thuật hiệu quả.

      - Có khả năng giao tiếp (cách lập luận, sắp xếp ý tưởng, thuyết trình..)

      - Kỹ năng giao tiếp bằng văn viết

      - Giao tiếp điện tử/ đa truyền thông

      - Áp dụng những kiến thức chuyên ngành, sử dụng các phần mềm trong giao tiếp bằng đồ họa.

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Đảm nhận các công việc thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống mạng máy tính, thiết kế và quản trị website, thiết kế và quản trị phần mềm, làm việc kỹ thuật liên quan đến công nghệ thông tin trong các công ty, nhà máy xí nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tham gia giảng dạy tại các trung tâm đào tạo nghề, các trường Tiểu học, THCS sau khi bổ sung các chứng chỉ sư phạm theo quy định.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Khoa học cây trồng

      Khoa học cây trồng
      1 tháng
      Khoa học cây trồng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Khoa học cây trồng có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng anh giao tiếp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành trồng trọt.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành trồng trọt. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh..để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: hóa sinh thực vật, sinh lý thực vật, phân loại thực vật, di truyền, giống cây trồng, sinh thái môi trường, khí tượng nông nghiệp, đất và dinh dưỡng cây trồng, vi sinh vật đại cương, thực hành hóa sinh, sinh lý thực vật, thực hành đất và dinh dưỡng cây trồng để học các môn chuyên ngành trồng trọt và một số ngành khác có liên quan.

      - Vận dụng các kiến thức chuyên ngành như: phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, hệ thống nông nghiệp, bảo vệ thực vật và thực hành bảo vệ thực vật, khuyến nông, công nghệ sau thu hoạch, cây lúa, cây ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, hoa cây cảnh, cây dược liệu, canh tác học để xây dựng, thực hiện quy trình sản xuất cho một cây trồng nông nghiệp.

      - Vận dụng các kiến thức lĩnh hội được trong quá trình thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp bước đầu làm quen với các công việc trong tương lai.

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp.

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thi và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Trung thực trong đời sống cũng như trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, nhận thức được những tồn tại, thiếu sót của bản thân và sẵn sàng khắc phục những tồn tại và thiếu sót đó.

      - Chủ động lên kế hoạch công việc trong hiện tại và tương lai, xây dựng được mối quan hệ với những tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển nghề nghiệp.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực trồng trọt, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân quản lý.

      - Nhận biết và giải quyết vấn đề về lĩnh vực trồng trọt như: Đất trồng, phân bón, chế độ tưới, tình hình sâu bệnh hại và các biện pháp chăm sóc khác cho cây trồng.

      - Có khả năng thành lập nhóm, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm và chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Biết trình bày một văn bản mạch lạc, trôi chảy, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, theo quy định của từng loại văn bản.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng ngành Khoa học cây trồng có thể làm tốt công tác chuyên môn trong lĩnh vực trồng trọt ở cấp xã, huyện, tỉnh; Là cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất kinh doanh; Tham gia nghiên cứu tại các trung tâm, các viện nghiên cứu, các dự án về nông - lâm nghiệp trong và ngoài nước; Làm tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt, cho các tổ chức, cá nhân cho các tổ chức kinh tế xã hội khác.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Kế toán kiểm toán

      Kế toán
      1 tháng
      Kế toán
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 105 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Kế toán - Kiểm toán có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng anh giao tiếp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán.

      Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành kế toán kiểm toán. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh..để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Vận dụng các kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức cơ sở ngành kế toán như: tài chính tiền tệ, thuế, thống kê,... làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán kiểm toán.

      - Hiểu và vận dụng kiến thức về luật, chuẩn mực, chế độ kế toán của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán kiểm toán.

      - Nắm vững nguyên lý về kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

      - Xây dựng và tổ chức được các hoạt động kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp, tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định quản lý.

      Kỹ năng

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Có khả năng soạn thảo văn bản theo quy định theo quy định của nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Nhân viên kế toán với các vị trí: kế toán vật tư, tài sản cố định, tiền lương, giá thành, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán tổng hợp và các nhiệm vụ kế toán khác.

      - Nhân viên kiểm toán làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước với các vị trí liên quan đến lĩnh vực kiểm toán.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Kế toán tổng hợp

      Kế toán
      1 tháng
      Kế toán
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 105 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Kế toán tổng hợp có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng anh giao tiếp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Kế toán tổng hợp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh..để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Vận dụng các kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức cơ sở ngành kế toán như: tài chính tiền tệ, thuế, thống kê,... làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán.

      - Hiểu và vận dụng kiến thức về luật, chuẩn mực, chế độ kế toán của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

      - Nắm vững nguyên lý về kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

      - Xây dựng và tổ chức được các hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định quản lý.

      Kỹ năng

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Có khả năng soạn thảo văn bản theo quy định theo quy định của nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Kế toán tổng hợp sau khi ra trường có thể làm tốt các công việc trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sinh viên ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần phát triển hài hòa về nhân cách và khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy sự hợp tác, sinh viên kế toán tổng hợp có thể đạt tới tiềm năng của mình một cách trọn vẹn. Sau khi tốt nghiệp tại trường, HSSV đều có cơ hội học liên thông lên đại học.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Quản lý xây dựng

      Quản lý xây dựng
      1 tháng
      Quản lý xây dựng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      - Đào tạo ra cử nhân cao đẳng ngành Quản lý xây dựng phù hợp với yêu cầu của xã hội.

      - Cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản của ngành xây dựng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội về lĩnh vực kinh tế xây dựng.

      - Định hướng cho người học kiến thức, tư duy, phẩm chất của nhà kinh tế, tập trung hướng người học trở thành nhà kinh tế trong lĩnh vực xây dựng.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức

      - Hiểu về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin; đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.

      - Biết sử dụng tiếng Anh và tin học tương đương trình độ B để tiếp thu và học tập kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Nắm vững và vận dụng những kiến thức cơ bản của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kinh tế để tiếp thu được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.

      - Nắm vững kiến thức cơ bản của ngành Kinh tế xây dựng trong việc lập, phân tích, đánh giá dự án đầu tư; Lập dự toán công trình, hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu, dự án thi công công trình, hồ sơ quyết toán công trình trong lĩnh vực xây dựng.

      - Vận dụng kiến thức chuyên môn về quản lý điều hành dự án xây dựng, phân tích và xây dựng các mô hình, tổ chức thi công các công trình xây dựng.

      - Biết sử dụng các phần mềm cơ bản trong ngành kinh tế và xây dựng.

      Kỹ năng

      - Thực hiện được các công việc chuyên môn về Quản lý xây dựng như: lập dự toán công trình, hồ sơ mời thầu, đấu thầu, dự án thi công công trình, hồ sơ quyết toán công trình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

      - Phân tích và đánh giá được các dự án và công trình xây dựng, tham mưu được cho lãnh đạo đơn vị về công tác xây dựng.

      - Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

      - Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

      - Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Kết luận được về kết quả công việc của nhóm.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Biết trình bày một văn bản mạch lạc, theo quy định của từng loại văn bản.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, người học có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

      - Chuyên viên về quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý chất lượng... trong lĩnh vực xây dựng tại các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp.

      - Trợ lý về tài chính, tư vấn đầu tư về xây dựng trong các công ty tư vấn thiết kế, Doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán.

      - Giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa về lĩnh vực xây dựng.

      - Giảng dạy tại các đơn vị đào tạo ở bậc trung học và trình độ thấp hơn.

      - Sinh viên có thể học tập liên thông lên đại học và các bậc học cao hơn.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Quản lý đất đai

      Quản lý đất đai
      1 tháng
      Quản lý đất đai
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức:105 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Quản lý đất đai có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng anh giao tiếp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Quản lý đất đai.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành quản lý đất đai. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, tin học đại cương, tiếng Anh… để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Trắc địa, thổ nhưỡng, sinh thái môi trường, hệ thống nông nghiệp, bản đồ học, đánh giá tác động môi trường để học các môn chuyên ngành quản lý đất đai cũng như một số chuyên ngành có liên quan.

      - Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: Pháp luật đất đai, Quản lý hành chính Nhà nước về đất đai, định giá đất và bất động sản, viễn thám và GIS, tin học chuyên ngành, quy hoạch sử dụng đất, kinh tế đất và môi trường, đăng ký thống kê đất đai, thanh tra kiểm tra đất đai, quy hoạch phát triển nông thôn… để quản lý đất đai theo đúng chính sách pháp luật và quy định của nhà nước.

      - Vận dụng các kiến thức thực tập cơ sở, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai. Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong nhà trường để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Quản lý đất đai.

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thi và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Trung thực trong đời sống cũng như trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, nhận thức được những tồn tại, thiếu sót của bản thân và sẵn sàng khắc phục những tồn tại và thiếu sót đó.

      - Chủ động lên kế hoạch công việc trong hiện tại và tương lai, xây dựng được mối quan hệ với những tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển nghề nghiệp.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Quản lý đất đai, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân quản lý.

      - Nhận biết và giải quyết vấn đề về lĩnh vực quản lý đất đai như: Đánh giá đất, định giá đất, xây dựng quy hoạch sử dụng đất, xây dựng bản đồ.

      - Nhận biết và giải quyết những vấn đề khác liên quan đến ngành Quản lý đất đai như: Giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý các vi phạm về đất, cấp GCNQSD đất, đánh giá tình hình sử dụng đất…

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đươc giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Biết trình bày một văn bản mạch lạc, theo quy định của từng loại văn bản.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Quản lý đất đai khi ra trường có thể làm tốt chuyên môn trong lĩnh vực mà bản thân phụ trách trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng, quản lý tài nguyên và môi trường nói chung ở cấp xã, huyện, tỉnh. Ngoài ra cử nhân cao đẳng quản lý đất đai có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm tốt chuyên môn cho các tổ chức kinh tế xã hội khác.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Tiếng Hàn Quốc

      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      1 tháng
      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      1 tháng

      Khối lượng kiến thức: 153 ĐVHT

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc với mục tiêu đào tạo ra những nhà chuyên môn có năng lực tốt, khả năng thích ứng cao, thành thạo về tiếng Hàn; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, nắm bắt và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và giải quyết vấn đề); có những đầy đủ các kĩ năng như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc tập thể.

      Ngoài năng lực ngôn ngữ, sinh viên được trang bị những hiểu biết về văn hóa, đất nước con người Hàn Quốc một cách khái quát. Có thể sử dụng tiếng Hàn như một nghề nghiệp, hay một công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Hàn Quốc, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế nước nhà trong quá trình hội nhập.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức

      - Vận dụng được những kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình làm việc và trong cuộc sống. Biết - hiểu và thực hiện tốt các nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      - Biết khai thác các kiến thức tin học cơ bản, một số phần mềm và áp dụng được trong quá trình học tập, trong công việc và cuộc sống.

      - Áp dụng kiến thức ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ dụng; những vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên sâu về giao văn hóa, diễn ngôn, văn bản trong công việc phiên dịch, biên dịch và các công việc khác có yêu cầu sử dụng tiếng Hàn.

      - Sinh viên tốt nghiệp sử dụng thành thạo tiếng Hàn Quốc với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, đạt trình độ bậc 3 theo chuẩn qui định. Có trình độ nghiệp vụ đủ để làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nắm vững kiến thức, cơ sở lý luận và khả năng thực hành biên phiên dịch trong tình huống giao tiếp.

      Kỹ năng

      - Bước đầu hình thành các kỹ năng trong ngành Ngôn ngữ Hàn. Nắm rõ những vấn đề liên quan đến chuyên môn tiếng Hàn; Phân tích và hiểu rõ về các các vấn đề liên quan đến Tiếng Hàn từ đó đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.

      - Hiểu được mối quan hệ tác động lẫn nhau trong ngôn ngữ và mối quan hệ giữa các môn học với các lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan. Vận dụng các phương pháp khoa học đã được trang bị để tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến công việc chuyên môn, xác định được vai trò của từng nhân tố tác động, phân tích đánh giá tìm ra các biện pháp để giải quyết tốt các mối quan hệ trong ngôn ngữ.

      - Có năng lực tự học tập, nghiên cứu để tiếp tục tích lũy và nâng cao kiến thức chung và kiến thức nghề nghiệp, có khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác.

      - Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành đào tạo và quá trình làm việc sau khi ra trường.

      - Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tôn trọng và thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, trung thực, có trách nhiệm, tư duy phê phán.

      - Có tính kiên trì, say mê công việc, nhiệt tình và năng động trong công việc, biết ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.

      - Có ý thức tự nghiên cứu độc lập và nâng cao trình độ.

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Có khả năng soạn thảo văn bản theo quy định theo quy định của nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được ngoại ngữ 2. ( Tiếng Anh)

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, du lịch, công ty liên doanh nước ngoài hay trong các công ty Hàn Quốc, hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường , trung tâm khoa học.

      - Sinh viên có thể học liên thông lên đại học tại các trường đại học của Hàn Quốc và đại học của Việt Nam có liên kết với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Tiếng Anh

      Ngôn ngữ Anh
      1 tháng
      Ngôn ngữ Anh
      1 tháng

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      - Sử dụng được tiếng Anh ở bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24/01/2014, cụ thể là có thể hiểu được ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức

      độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được những văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm và nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

      - Có được các kỹ năng Biên – Phiên dịch các tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

      - Vận dụng các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, đàm phán, trả lời phỏng vấn, làm việc nhóm, soạn thảo các văn bản nghiệp vụ bằng tiếng Anh.

      - Có năng lực tự học tập, nghiên cứu để tiếp tục tích lũy và nâng cao kiến thức chung và kiến thức nghề nghiệp, có khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác.

      - Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành đào tạo và quá trình làm việc sau khi ra trường.

      Về kỹ năng

      - Hiểu được mối quan hệ tác động lẫn nhau trong ngôn ngữ và mối quan hệ giữa các môn học với các lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan. Vận dụng các phương pháp khoa học đã được trang bị để tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến công việc chuyên môn, xác định được vai trò của từng nhân tố tác động, phân tích đánh giá tìm ra các biện pháp để giải quyết tốt các mối quan hệ trong ngôn ngữ.

      - Có năng lực tự học tập, nghiên cứu để tiếp tục tích lũy và nâng cao kiến thức chung và kiến thức nghề nghiệp, có khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác.

      - Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành đào tạo và quá trình làm việc sau khi ra trường.

      - Có tính kiên trì, say mê công việc, nhiệt tình và năng động trong công việc, biết ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.

      - Có ý thức tự nghiên cứu độc lập và nâng cao trình độ.

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Có khả năng soạn thảo văn bản theo quy định theo quy định của nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được ngoại ngữ 2. ( Tiếng Hàn)

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Ngôn ngữ Anh sau khi ra trường có thể làm tốt các công việc trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sinh viên ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần phát triển hài hoà về nhân cách và khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy sự hợp tác, sinh viên Ngôn ngữ Anh có thể đạt tới tiềm năng của mình một cách trọn vẹn.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
      1 tháng
      Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 03 năm

      Khối lượng kiến thức toàn khóa: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình này nhằm đào tạo ra những Cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà; có kiến thức và kỹ năng thực hành thao tác sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị điện, tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật từng công đoạn sản xuất; có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời; tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác và làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

      Về kiến thức

      - Khối kiến thức lý luận chính trị nhằm mục đích giúp sinh viên biết và hiểu được Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin; Hệ thống tư tưởng Hồ chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó, trang bị những kiến thức chính trị - xã hội cần thiết làm cơ sở khoa học để xây dựng, củng cố niềm tin đối với tiền đồ cách mạng Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và mục tiêu xây dựng một Việt Nam hòa bình, phát triển.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Cơ sở kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Vật liệu và khí cụ điện, Máy điện để học hiểu và vận dụng trong khi học các môn chuyên ngành kỹ thuật điện cũng như các chuyên ngành khác liên quan.

      - Sử dụng các kiến thức như: Điện tử công suất, Cung cấp điện, Kỹ thuật vi xử lý, Điều khiển Logic và PLC, Kỹ thuật đo lường điện, Tự động khống chế TĐĐ, Trang bị điện, Tổng hợp hệ điện cơ, An toàn điện, Lý thuyết điều khiển tự động,… trong viêc thiết kế, vận hành, kiểm tra, sửa chữa và đánh giá các hệ thống cung cấp điện và trang bị điện trong các nhà máy, xí nghiệp, các hệ thống truyền tải điện hiện có.

      - Vận dụng các kiến thức trong quá trình thực tập cơ sở, thực tập chuyên ngành, thực tập chuyên môn và quá trình thực hiện các chuyên đề sẽ rèn luyện kỹ năng thực hành nghề cũng như rèn luyện tư duy nghề nghiệp ngay trong quá trình học tập trong nhà trường. Kiến thức này giúp cho sinh viên sau khi ra trường có thể tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật điện và các lĩnh vực có liên quan.

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp.

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thị và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Trung thực trong đời sống cũng như trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, nhận thức được những tồn tại, thiếu sót của bản thân và sẵn sàng khắc phục những tồn tại và thiếu sót đó.

      - Chủ động lên kế hoạch công việc trong hiện tại và tương lai, xây dựng được mối quan hệ với những tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển nghề nghiệp.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân quản lý.

      - Nhận biết và giải quyết vấn đề về lĩnh vực kỹ thuật điện như: Thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp hoặc trang bị điện.

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đươc giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nge, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Cử nhân Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy xí nghiệp; làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Kỹ thuật điện – điện tử hoặc có liên quan đến kỹ thuật điện

      - Tham gia giảng dạy tại các trung tâm đào tạo nghề, các cơ sở giáo dục sau khi bổ sung các chứng chỉ sư phạm theo quy định; làm việc với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, công ty tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống điện, các nhà máy điện, công ty truyền tải và phân phối điện hoặc các đơn vị hoạt động điện lực khác.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Quản lý môi trường

      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng
      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm, khối lượng kiến thức toàn khóa 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Quản lý môi trường có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng Anh giao tiếp; Có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Kiểm soát và Bảo vệ môi trường.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức

      - Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành quản lý môi trường. Bên cạnh đó còn vận dụng toán cao cấp, tin học đại cương, tiếng Anh, hóa học…để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Thổ nhưỡng, Sinh thái môi trường, Sinh học đại cương, Công nghệ sinh học, Tài nguyên khí hậu, Khoa học trái đất, Vi sinh vật, Cơ sở khoa học môi trường, Hóa học môi trường, Đa dạng sinh học để học các môn chuyên ngành quản lý môi trường cũng như một số chuyên ngành có liên quan.

      - Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: Mô hình hóa môi trường, Công nghệ môi trường, Quản lý Nhà nước về môi trường, Luật & chính sách môi trường, Thanh tra và kiểm toán môi trường, Quy hoạch môi trường, Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn, Kinh tế đất và môi trường, Độc học và môi trường, Đánh giá tác động môi trường, Viễn thám và GIS, Ô nhiễm môi trường… để quản lý môi trường theo đúng chính sách pháp luật và quy định của Nhà nước.

      - Vận dụng các kiến thức thực tập cơ sở, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai. Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong nhà trường để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Kiểm soát và Bảo vệ môi trường.

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp.

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thi và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Trung thực trong đời sống cũng như trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, nhận thức được những tồn tại, thiếu sót của bản thân và sẵn sàng khắc phục những tồn tại và thiếu sót đó.

      - Chủ động lên kế hoạch công việc trong hiện tại và tương lai, xây dựng được mối quan hệ với những tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển nghề nghiệp.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Quản lý môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân quản lý.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Biết trình bày một văn bản mạch lạc, theo quy định của từng loại văn bản.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Quản lý môi trường khi ra trường có thể làm tốt chuyên môn trong lĩnh vực mà bản thân phụ trách trong lĩnh vực quản lý môi trường nói riêng, quản lý tài nguyên và môi trường nói chung ở huyện, tỉnh. Ngoài ra cử nhân cao đẳng Kiểm soát và Bảo vệ môi trường có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm tốt chuyên môn cho các tổ chức kinh tế xã hội khác.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Thú y

      Thú y
      1 tháng
      Thú y
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 105 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Thú y có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tiếng anh giao tiếp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Thú y.

      Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

      Kiến thức

      - Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: Động vật học, Giải phẫu động vật, Dinh dưỡng và thức ăn động vật, Tổ chức học, Sinh lý động vật, Hóa sinh động vật, Di truyền để học các môn chuyên ngành Thú y cũng như một số chuyên ngành có liên quan (Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y).

      - Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: Chẩn đoán bệnh, Dược lý thú y, Dược liệu thú y, Vệ sinh thú y, Kiểm tra vệ sinh thú y và Luật thú y, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh ký sinh trùng thú y, Bệnh ngoại khoa thú y, Bệnh sản khoa thú y, Dịch tễ học thú y … để thực hiện công tác thú y theo đúng luật thú y, đúng chính sách pháp luật và quy định của nhà nước.

      - Vận dụng các kiến thức thực hành, thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai. Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong nhà trường để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Thú y.

      Kỹ năng

      - Biết và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động chuyên môn, phân tích được những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt công việc do bản thân đảm nhiệm.

      - Kiên trì và linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê công việc. Có khả năng sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong công việc, sẵn sàng cộng tác với các đồng nghiệp và đối tác, tiếp thu lời phê bình và những phản ánh có tính xây dựng từ đối tác để điều chỉnh nhằm thực hiện tốt công tác chuyên môn.

      - Có tư duy sáng tạo, linh hoạt trong công việc, hiểu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm và lựa chọn giải pháp thực hiện thích hợp.

      - Hiểu về bản thân, luôn biết cải tiến bản thân và khắc phục những điểm yếu quan trọng. Ham học hỏi, tự tìm hiểu, học qua sách vở, học qua thực tiễn, có thái độ cầu thi và học tập suốt đời để trau dồi các kiến thức.

      - Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian để thực hiện công việc do bản thân phụ trách một cách có hiệu quả.

      - Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Thú y, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới nhằm hoàn thành tốt công việc chuyên môn do bản thân quản lý.

      - Nhận biết và giải quyết vấn đề về lĩnh vực Thú y như: Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, phát hiện và công bố dịch bệnh, khống chế dịch, điều trị bệnh….

      - Nhận biết và giải quyết những vấn đề khác liên quan đến ngành Thú y như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Dinh dưỡng và thức ăn cho vật nuôi; Công tác quản lý trang trại….

      - Thành lập được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.

      - Có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; biết hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.

      - Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.

      - Hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.

      - Biết trình bày một văn bản mạch lạc, theo quy định của từng loại văn bản.

      - Có khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện tử…) hợp tác và làm việc với cộng đồng.

      - Biết chuẩn bị bài thuyết trình phù hợp với các đối tượng được nghe và sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế...

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Thú y khi ra trường có thể làm tốt chuyên môn mà bản thân phụ trách trong lĩnh vực Thú y và Chăn nuôi thú y ở cấp xã, huyện, tỉnh. Ngoài ra cử nhân cao đẳng Thú y có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề hoặc làm tốt chuyên môn cho các tổ chức kinh tế xã hội khác. Có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      1 tháng
      Quản trị kinh doanh
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm, khối lượng kiến thức toàn khoá: 105 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm, đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân kinh tế có khả năng quản lý doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về quản lý ở tầm vi mô tương đối bài bản và toàn diện. Trong quá trình đào tạo không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nghề quản lý mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tự tin và yêu nghề cho sinh viên. Cung cấp một đội ngũ cán bộ có khả năng thực hiện một số kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức

      - Vận dụng các kiến thức về lý luận chính trị Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xác lập thái độ chính trị, ý thức công dân và ý thức cộng đồng trong hành vi và các ứng xử hàng ngày. Hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

      - Vận dụng các kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo.

      - Hiểu biết và vận dụng thành thạo các kiến thức kinh tế chung và các quy luật kinh tế thị trường làm cơ sở xác lập khoa học cho việc ra quyết định quản trị. Vận dụng được các kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp vào giải quyết và nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo.

      - Áp dụng được các kiến thức cơ bản của ngành quản trị kinh doanh như: Quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị tài chính...để phân tích, đánh giá tình hình thị trường, tham gia đề xuất và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

      - Vận dụng kiến thức đã được đi thực tế, thực tập, sinh viên bước đầu hiểu được thực tiến hoạt động kinh động trong doanh nghiệp và có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp khi đã tốt nghiệp.

      Kỹ năng

      - Có khả năng giao tiếp vận dụng các kiến thức trong việc ra quyết định trong quản trị kinh doanh.

      - Sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học theo chương trình IC3 của Đại học Thái Nguyên.

      - Sử dụng được tiếng Anh, có chứng chỉ tiếng Anh - A2 theo Chương trình của Đại học Thái Nguyên.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh khi ra trường có thể làm tốt chuyên môn trong lĩnh vực mà bản thân phụ trách trong lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp. Ngoài ra cử nhân cao đẳng Quản trị kinh doanh có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm tốt chuyên môn cho các tổ chức kinh tế xã hội khác.

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu trường

      Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, được thành lập vào ngày 18/8/2005 theo quyết định số 4507/QĐ-BGD&DT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tính đến năm 2016, trường đã có lịch sử 42 năm với nhiều giai đoạn và tên gọi khác nhau:

      - Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện miền núi Việt Bắc.

      - Trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc.

      - Trường Công nhân kỹ thuật.

      - Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên.

      Ở mỗi chặng đường lịch sử đó, Nhà trường đều được ghi dấu bằng những mốc son đáng tự hào.

      Giới thiệu trường (Nguồn: Youtube)
      Với bề dày thành tích đạt được trong những năm qua, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên đang khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống các trường cao đẳng ở Việt Nam. Sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhà trường đang không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành một trường Đại học trong những năm gần đây.
      Chương trình giao lưu với sinh viên học tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

      Chương trình giao lưu với sinh viên học tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

      Sứ mệnh

      "Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và thấp hơn về lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật và đào tạo nghề; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc"

      Tầm nhìn

      “Đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội; Không ngừng nâng cao chất l­ượng giáo dục đào tạo ngang tầm các nư­ớc trong khu vực; Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực; Phấn đấu trở thành một tr­ường đại học trong t­ương lai”

      Đội ngũ cán bộ

      Tính đến thời điểm tháng 6/2016, Nhà trường có 242 CBVC. Số CBGD là 183 (kể cả kiêm nhiệm), trong đó có 2 PGS, 11TS,140 Th.S, 21 NCS và 14 học viên cao học. Năm học 2016 - 2017 Nhà trường tuyển sinh đào tạo 17 ngành hệ CĐCN, 11 ngành TCCN và 11 nghề cho hệ CĐN và TCN với quy mô gần 5000HSSV. Bộ máy tổ chức Nhà trường gồm Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội sinh viên; với 5 Phòng, 3 Trung tâm và 19 Bộ môn.

      Cán bộ giảng viên của trường

      Cán bộ giảng viên của trường

      Cơ sở vật chất

      Cơ sở vật chất

      Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đại học Thái Nguyên

      Địa điểm