Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech) - Chuyên ngành Điện tử công nghiệp | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Điện tử công nghiệp

      Chương trình

      Ngành

      Điện tử công nghiệp

      Thời lượng

      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Hiểu được nội quy an toàn trong quá trình thực hiện công việc tại xưởng thực hành cũng như trong nhà máy.
      + Hiểu được các định luật, khái niệm về điện tử, các loại thiết bị điện tử và máy điện.
      + Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ, nhận biết và hiểu được các kí hiệu dùng trong bản vẽ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự, kí số và đọc, hiểu được các bản vẽ về mạch điện.
      + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
      + Hiểu được một số thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực điện và điện tử.
      + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp. Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
      + Phân tích được phương pháp thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
      + Hiểu được cấu tạo và sơ đồ nguyên lý vận hành động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. Hiểu cấu trúc, phân tích được sơ đồ của một số hệ thông điều khiển khí nén thông dụng.
      + Hiểu được các thao tác kỹ năng thực hành cơ bản trong sử dụng dụng cụ bằng tay.
      + Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người quản lý trong sản xuất.
      + Hiểu được vị trí, vai trò của rô bốt công nghiệp trong sản xuất các dây chuyền điện tử.

      Về kỹ năng

      + Sử dụng được một số thiết bị an toàn.
      + Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề.
      + Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý).
      + Thao tác các kỹ năng thực và tạo ra các sản phẩm cơ khí cơ bản.
      + Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
      + Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
      + Đọc và hiểu được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến.
      + Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
      + Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
      + Thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng.
      + Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghành và quản lý, tổ chức sản xuất.
      + Lắp đặt và điều khiển được các động cơ điện 1 chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha theo yêu cầu.
      + Lắp đặt và vận hành hệ thống khí nén cơ bản theo yêu cầu.
      + Lắp ráp, lập trình và điều khiển rô bốt công nghiệp đơn giản.
      + Trình bày được các biện pháp quản lý lao động, quản lý vật tư, trình bày được biện pháp tổ chức thi công, lập được biện pháp tổ chức và quản lý một tổ sản xuất.
      + Kết nối được các thiết bị dùng cáp quang, trình bày được cấu trúc mạng Modbus, Mạng AS-i, Mạng Industrial Ethernet và xác định, xử lý được một số vấn đề đơn giản.
      + Chế tạo, lắp đặt hệ thống và vận hành rô bốt công nghiệp.
      + Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng có thể làm việc tại:
      - Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử.
      - Các dây chuyền sản xuất tự động.
      - Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp
      - Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội