Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech) | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech)

      Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech)
      Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech)
      Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech)
      Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà nội (Hactech)
      4 hình 3 video
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      13 ngành

      Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

      Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
      1 tháng
      Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
      1 tháng

      Cắt gọt kim loại - chế tạo máy

      Cắt gọt kim loại
      1 tháng
      Cắt gọt kim loại
      1 tháng

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;
      + Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;
      + Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245;
      + Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;
      + Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;
      + Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động cơ bản, thông dụng trong ngành cơ khí;
      + Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại;
      + Hiểu được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng;
      + Hiểu được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ;
      + Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn;
      + Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị, phục vụ cho quá trình sản xuất;
      + Nắm vững quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;
      + Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;
      + Hiểu được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện, phay CNC);
      + Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất;
      + Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập;
      + Có khả năng làm việc nhóm;
      + Có khả năng tiếp tục học tập lên cao.

      Về kỹ năng

      + Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;
      + Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;
      + Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay;
      + Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;
      + Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật;
      + Sử dụng thành thạo một số loại máy công cụ để gia công các chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra 1.25, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
      + Vận hành, điều chỉnh được máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
      + Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công;
      + Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản;
      + Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;
      + Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện, phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề, sinh viên sẽ:
      + Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC;
      + Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;
      + Có thể làm công tác quản lý sản xuất trong các phân xưởng tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;
      + Có khả năng tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Kế toán doanh nghiệp

      Kế toán doanh nghiệp
      1 tháng
      Kế toán doanh nghiệp
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      - Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính - tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao;
      - Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ trong công tác kế toán;
      - Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;
      - Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
      - Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp;
      - Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

      Kỹ năng

      - Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
      - Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
      - Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp;
      - Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp;
      - Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
      - Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng;
      - Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp;
      - Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp;
      - Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
      - Tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật;
      - Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Điện tử công nghiệp

      Điện tử công nghiệp
      1 tháng
      Điện tử công nghiệp
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Hiểu được nội quy an toàn trong quá trình thực hiện công việc tại xưởng thực hành cũng như trong nhà máy.
      + Hiểu được các định luật, khái niệm về điện tử, các loại thiết bị điện tử và máy điện.
      + Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ, nhận biết và hiểu được các kí hiệu dùng trong bản vẽ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự, kí số và đọc, hiểu được các bản vẽ về mạch điện.
      + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
      + Hiểu được một số thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực điện và điện tử.
      + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp. Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
      + Phân tích được phương pháp thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
      + Hiểu được cấu tạo và sơ đồ nguyên lý vận hành động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. Hiểu cấu trúc, phân tích được sơ đồ của một số hệ thông điều khiển khí nén thông dụng.
      + Hiểu được các thao tác kỹ năng thực hành cơ bản trong sử dụng dụng cụ bằng tay.
      + Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người quản lý trong sản xuất.
      + Hiểu được vị trí, vai trò của rô bốt công nghiệp trong sản xuất các dây chuyền điện tử.

      Về kỹ năng

      + Sử dụng được một số thiết bị an toàn.
      + Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề.
      + Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý).
      + Thao tác các kỹ năng thực và tạo ra các sản phẩm cơ khí cơ bản.
      + Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
      + Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
      + Đọc và hiểu được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến.
      + Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
      + Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
      + Thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng.
      + Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghành và quản lý, tổ chức sản xuất.
      + Lắp đặt và điều khiển được các động cơ điện 1 chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha theo yêu cầu.
      + Lắp đặt và vận hành hệ thống khí nén cơ bản theo yêu cầu.
      + Lắp ráp, lập trình và điều khiển rô bốt công nghiệp đơn giản.
      + Trình bày được các biện pháp quản lý lao động, quản lý vật tư, trình bày được biện pháp tổ chức thi công, lập được biện pháp tổ chức và quản lý một tổ sản xuất.
      + Kết nối được các thiết bị dùng cáp quang, trình bày được cấu trúc mạng Modbus, Mạng AS-i, Mạng Industrial Ethernet và xác định, xử lý được một số vấn đề đơn giản.
      + Chế tạo, lắp đặt hệ thống và vận hành rô bốt công nghiệp.
      + Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng có thể làm việc tại:
      - Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử.
      - Các dây chuyền sản xuất tự động.
      - Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp
      - Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Lập trình máy tính

      Lập trình máy tính
      1 tháng
      Lập trình máy tính
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Trang bị các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: phần mềm, phần cứng máy tính, mạng máy tính và truyền thông máy tính.
      + Hiểu biết về nhu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội
      + Hiểu được quy trình xây dựng một sản phẩm công nghệ thông tin nói chung và quy trình sản xuất phần mềm nói riêng;
      + Có tư duy lập trình, hiểu biết về các công cụ lập trình
      + Có kiến thức về Hệ thống thông tin, về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu
      + Biết về virus, an toàn và bảo mật thông tin.
      + Có kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin;

      Về kỹ năng

      + Sử dụng thành thạo các ứng dụng máy tính trong công tác văn phòng, khai thác được các thông tin trên mạng;
      + Hiểu biết quy trình phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin, qui trình xây dựng phần mềm. Có khả năng nắm bắt, phân tích thiết kế và xây dựng một ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế.
      + Sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến ;
      + Sử dụng thành thạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ và mô hình Client/Server;
      + Đọc và hiểu được các bảng phân tích và thiết kế của một hệ thống trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
      + Thành thạo trong việc xây dựng 1 Web site, có khả năng quản trị 1 mạng máy tính vừa và nhỏ.
      + Có kỹ năng làm việc nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi học xong, sinh viên sẽ làm việc ở:
      - Các công ty ứng dụng CNTT trong các ngành với vị trí:
      + Lập trình viên
      + Kiểm thử hệ thống, phần mềm
      + Quản trị mạng
      + Khai thác, phát triển ứng dụng nghiệp vụ
      - Trong các trường học ở vị trí phòng thực hành máy tính, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;
      - Có thể học tiếp tục ở bậc đại học trong và ngoài nước;
      - Tự mở doanh nghiệp.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Tin học văn phòng

      Tin học văn phòng
      1 tháng
      Tin học văn phòng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Tính kiên nhẫn và tỉ mỉ trong công việc khi thực hiện với thời gian dài và khó khăn
      như: Lắp ráp, cài đặt, quản trị, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống máy
      tính.
      + Tính cẩn thận, chính xác trong các công việc cần có độ an toàn cao như: Lắp ráp,
      cài đặt, tháo lắp các thiết bị của hệ thống mạng, chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố hư
      hỏng của các thiết bị của hệ thống mạng và thiết bị ngoại vi của máy tính
      + Tính cộng đồng khi làm việc trong một tổ/nhóm kỹ thuật để hoàn thành công việc
      được giao.
      + Tính khách quan, trung thực khi kiểm tra chất lượng các thiết bị của hệ thống máy
      tính và hệ thống mạng.
      + Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống mạng

      Về kỹ năng

      + Thiết kế hệ thống mạng LAN, WAN và mạng không dây.
      + Lắp ráp, cài đặt và quản trị hệ thống mạng và hệ thống mạng không dây.
      + Bảo dưỡng, nâng cấp và sửa chữa hệ thống mạng và hệ thống mạng không dây
      + Đảm bảo an toàn các hệ thống mạng
      + Phân tích thiết kế, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin.
      + Quản lý triển khai các dự án Công nghệ Thông tin trong tổ chức hoạt động.
      + Thiết kế cơ sở dự liệu, xây dựng và quản lý website.
      + Biết phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố.
      + Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn
      + Có năng lực kèm cặp, hướng dẫn các thợ bậc thấp hơn.

      + Biết tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống mạng trong một công ty, trường học,
      trung tâm hay xí nghiệp; một tổ kỹ thuật; một cửa hàng lắp ráp, cài đặt, bảo trì, bảo
      dưỡng và sửa chữa hệ thống máy tính và hệ thống mạng

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Ứng dụng phần mềm

      Ứng dụng phần mềm
      1 tháng
      Ứng dụng phần mềm
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;
      + Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;
      + Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;
      + Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;
      + Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;
      + Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp;
      + Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

      Về kỹ năng

      + Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;
      + Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;
      + Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;
      + Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;
      + Cài đặt - bảo trì máy tính;
      + Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;
      + Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;
      + Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
      + Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;
      + Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;
      + Vận hành quy trình an toàn - bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu - phục hồi dữ liệu;
      + Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
      + Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
      + Lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì, nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Điện công nghiệp

      Điện công nghiệp
      1 tháng
      Điện công nghiệp
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      + Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật hành nghề an toàn, có năng suất;
      + Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp;
      + Biết phương pháp đọc các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như: Bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
      + Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện...);
      + Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện, điện lạnh;
      + Biết cách lập kế hoạch, triển khai lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp cũng như các thiết bị làm lạnh;
      + Biết phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý/thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp.Có khả năng ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ vào thực tế.

      Kỹ năng

      + Thực hiện được công tác bảo hộ lao động. Công tác phòng chống cháy, nổ, nhiễm bụi và nhiễm độc hoá chất;
      + Xây dựng được hệ thống điện công nghiệp, sửa chữa và vận hành hệ thống máy điện;
      + Lập trình và kết nối đượccác bộ điều khiển khả trình PLC; vi điều khiển và LoGo;
      + Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện nhà, các thiết bị điện và điên lạnh;
      + Sửa chữa quấn dây được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm linh kiện ứng dụng cho ngành điện

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Thiết kế đồ họa

      Thiết kế đồ họa
      1 tháng
      Thiết kế đồ họa
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong các công việc thuộc nghề Thiết kế đồ hoạ. Hoàn thành chương trình học, người học có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế đồ hoạ. Người học có khả năng làm việc độc lập, tự kiếm sống bằng nghề đã học hoặc có khả năng tổ chức hành nghề theo nhóm. Người học trở thành người có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chức kỷ luật, có khả năng tự học hoặc tiếp tục học để nâng cao trình độ.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Trang bị các kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin;
      + Trang bị các kiến thức về kỹ thuật đồ hoạ trên máy tính;
      + Trang bị các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp;
      + Bồi dưỡng các kiến thức về thẩm mỹ học;
      + Bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về kỹ năng sáng tác các tác phẩm đồ hoạ;

      Về kỹ năng

      + Có thể kết nối, điều khiển máy tính và các thiết bị ngoại vi;
      + Có thể nhận làm dịch vụ các công việc liên quan đến thiết kế đồ hoạ như tạo các bản vẽ kỹ thuật, mỹ thuật, chế bản sách báo, tạo các tranh ảnh quảng cáo, các dịch vụ liên quan đến video số, chụp ảnh số;
      + Có thể làm dịch vụ trong các công việc liên quan đến thiết kế các trang Web;
      + Có thể tạo ra các bản vẽ liên quan đến mỹ thuật công nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người học sau khi tốt nghiệp có thể

      - Làm việc trong các ngành liên quan đến vẽ kỹ thuật như xây dựng, kiến trúc, cơ khí;
      - Làm việc trong các ngành liên quan vẽ mỹ thuật như Quảng cáo, thiết kế thời trang;
      - Làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức xuất bản sách báo, tạp chí;
      - Thiết kế trang Web, Websites;
      - Có thể làm việc ở các cơ quan, công ty liên quan đến việc sử dụng, khai thác công nghệ đa
      phương tiện.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Công nghệ ô tô

      Công nghệ ô tô
      1 tháng
      Công nghệ ô tô
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Có kiến thức cơ bản về Vẽ kỹ thuật, Cơ lý thuyết, Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, Cơ khí đại cương, Dung sai , Nhiệt kỹ thuật, AutoCAD, truyền động khí nén-thủy lực, Tin học, Tiếng Anh, Tổ chức và quản lý sản xuất để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức thức chuyên môn nghề Sửa chữa ô tô và quản lý sản xuất.
      + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong, của ô tô và xe máy.
      + Có kiến thức về qui trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng phức tạp của động cơ và ô tô.

      Về kỹ năng

      + Thực hiện thành thạo việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của động cơ và ô tô.
      + Kiểm định được chất lượng động cơ, hệ thống phanh và khí xả của ô tô.
      + Có đủ năng lực điều hành một phân xưởng lắp ráp hoặc sửa chữa ô tô.
      + Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề cho bậc sơ cấp và trung cấp nghề.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Điện dân dụng

      Điện dân dụng
      1 tháng
      Điện dân dụng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện dân dụng, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng ứng dụng kỹ thuật công nghệ điện vào thực tế sản xuất và đời sống, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      + Có khả năng đọc hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
      + Có khả năng ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề.
      + Giải thích được tính chất của các loại cấu kiện thường dùng trong lĩnh vực điện tử dân dụng.
      + Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra, sửa chữa.
      + Hiểu được các nguyên lý đo lường điện tử.
      + Nắm được các nguyên lý và ứng dụng vào thực tế các cảm biến.
      + Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản,
      các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử dân dụng.
      + Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chỉ tiêu cơ bản của các loại thiết bị điện tử dân dụng.
      + Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy thu hình công nghệ cao và công nghệ số.
      + Có khả năng đọc hiểu và phân tích các tài liệu lý lịch thiết bị điện tử gia dụng, tự nâng cao năng lực chuyên môn.
      + Có khả năng thiết kế và lắp đặt được một số hệ thống âm thanh.
      + Có khả năng thiết kế và lắp đặt được một số hệ thống giám sát bằng camera, báo khói, cảnh báo cháy.
      + Có khả năng thiết kế và lập trình được các vi mạch điện tử số và vi mạch vi điều khiển.

      Về kỹ năng

      + Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
      + Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề.
      + Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường điện tử.
      + Sữa chữa được các loại thiết bị điện tử gia dụng.
      + Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề. Sử dụng máy tính để thiết kế được các mạch điện tử.
      + Đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp. Đưa ra được những quyết định kỹ thuật có hàm lượng chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn.
      + Tự nâng cao trình độ nghề nghiệp.
      + Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn.
      + Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân xưởng hoặc xí nghiệp nhỏ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử dân dụng trình độ cao đẳng có thể làm việc tại:
      - Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử.
      - Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử.
      - Các doanh nghiệp cung cấp và triển khai các hệ thống điện tử tin học.
      - Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng các thiết bị điện tử.
      - Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Quản trị mạng

      Quản trị mạng máy tính
      1 tháng
      Quản trị mạng máy tính
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      - Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;
      - Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;
      - Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, thiết kế và xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống mạng máy tính;
      - Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng;
      - Trình bày được các kiến thức cơ bản về phát triến các ứng dụng trên mạng;
      - Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

      Về kỹ năng

      - Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;
      - Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;
      - Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;
      - Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail;
      - Xây dựng và quản trị website về giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử;
      - Cấu hình được các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router;
      - Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;
      - Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống mạng;
      - Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng;
      - Kèm cặp, hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính, sinh viên làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp; thực hiện việc thi công hoặc quản lý thi công công trình mạng;
      - Làm giáo viên trong các Cơ sở dạy nghề có đào tạo quản trị mạng.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Cơ điện tử

      Cơ điện tử
      1 tháng
      Cơ điện tử
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      + Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
      + Có khả năng ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề;
      + Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, thủy lực - khí nén;
      + Phân tích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của: các cơ cấu truyền động cơ khí, cụm thiết bị điện - điện tử, hệ thống thuỷ lực - khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;
      + Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống cơ điện tử;
      + Có khả năng ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.

      Về kỹ năng

      + Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
      + Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
      + Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); sử dụng máy tính để thiết lập sơ đồ hệ thống cơ điện tử;
      + Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
      + Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
      + Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ điện tử;
      + Giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
      + Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;

      + Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Cơ điện tử trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
      - Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử;
      - Các dây chuyền sản xuất tự động;
      - Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử;
      - Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu trường

      Trường CĐNBK Hà Nội là cơ sở giáo dục nghề nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép thành lập theo quyết định số 526/QĐ-BLĐTBXH ngày 23 tháng 4 năm 2009; được Tổng cục Dạy nghề (nay là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề lần đầu số 91/2009/GCN-ĐKHĐDN ngày 15/9/2009 và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề số 28a/2014/CNĐKBS - TCDN ngày 15/10/2014.

      Được thành lập từ tháng 4 năm 2009, đến nay Trường đã đào tạo và cho ra trường hàng ngàn sinh viên hệ Cao đẳng Nghề có chất lượng cao được nhiều doang nghiệp tin tưởng.

      Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Giới thiệu trường (Nguồn: Youtube)

      Tầm nhìn

      Xây dựng Trường CĐNBK Hà Nội trở thành một trong những cơ sở đào tạo nghề hàng đầu Việt Nam, trong đó có một số nghề đào tạo đạt trình độ của khu vực; có môi trường đào tạo nghề hướng tới các chuẩn mực của khu vực và thế giới với đội ngũ giảng viên giỏi, môi trường học tập và làm việc hiện đại, chuẩn mực.

      Sứ mạng

      Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

      Đội ngũ cán bộ

      56 Kỹ sư

      84 Thạc sĩ

      52 Tiến sĩ

      31 Phó giáo sư

      11 Khác

      Trương Thế Diệu - tuyển thủ Tay nghề thế giới 2019

      Trương Thế Diệu - tuyển thủ Tay nghề thế giới 2019

      phòng thực hành kỹ thuật ô tô

      Phòng thực hành kỹ thuật ô tô

      Sinh viên dự án FiVE thực tập tại doanh nghiệp

      Sinh viên dự án FiVE thực tập tại doanh nghiệp

      Nguồn: Trường Cao đằng nghề Bách Khoa Hà Nội

      Địa điểm