Chương trình đào tạo
12 ngành
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 133 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Khảo sát và thiết kế các hệ thống mạng LAN, WAN.
- Lắp đặt hệ thống mạng, cài đặt phần mềm mạng.
- Cập nhật và phát triển website.
- Chia sẻ tài nguyên, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống mạng.
- Quản trị cấu hình, tài nguyên mạng: Bao gồm các công tác quản lý, kiểm soát cấu hình, quản lý tài nguyên cấp phát cho các đối tượng sử dụng khác nhau.
- Quản trị người dùng, dịch vụ mạng: bao gồm các công tác quản lý người sử dụng trên hệ thống và đảm bảo dịch vụ cung cấp có độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu đã đề ra.
- Quản trị hiệu năng, hoạt động mạng: bao gồm các công tác quản lý, giám sát hoạt động mạng lưới, đảm bảo các hoạt động của thiết bị hệ thống ổn định.
- Quản trị an ninh, an toàn mạng: bao gồm các công tác quản lý, giám sát mạng lưới, các hệ thống để đảm bảo phòng tránh các truy nhập trái phép. Phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của các loại virus máy tính làm tê liệt hoạt động của hệ thống mạng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;
- Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;
- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, thiết kế và xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống mạng máy tính;
- Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về phát triến các ứng dụng trên mạng;
- Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Về kỹ năng
- Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;
- Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;
- Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;
- Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail;
- Xây dựng và quản trị website về giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử;
- Cấu hình được các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router;
- Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;
- Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống mạng;
- Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng;
- Kèm cặp, hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng Quản trị mạng máy tính, sinh viên làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp; thực hiện việc thi công hoặc quản lý thi công công trình mạng
- Làm giáo viên trong các Cơ sở dạy có đào tạo quản trị mạng máy tính.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề điện tử công nghiệp tương ứng với trình độ cao đẳng; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được những nguyên tắc an toàn điện trong khi làm việc;
- Phát biểu được các định luật cơ bản về điện học, ứng dụng trong kỹ thuật điện;
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các thiết bị đo lường và khí cụ điện thông dụng trong kỹ thuật điện, điện tử;
- Hiểuđược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy điện một chiều và máy điện xoay chiều;
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện tử, các mạch điện tử được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp;
- Phân tích được cấu trúc chung và cách lập trình của các bộ lập trình PLC cơ bản và nâng cao;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cua các loại biến tần dùng trong công nghiệp;
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống điện thủy lực và điện khí nén;
- Biết cách lập trinh và ứng dụng vi điều khiển trong kỹ thuật thuật điều khiển công nghiệp;
- Biết cách sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị trong nghề Điện tử công nghiệp;
- Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
Về kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị đo lường điện tử;
- Đọc, vẽ được các bản vẽ điện, điện tử thông dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Lập trình được các chương trình điều khiển dùng PLC cơ bản và nâng cao;
- Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
- Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
- Kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử theo yêu cầu công việc;
- Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên môn nghề;
- Lập trình được các bộ vi điều khiển ứng dụng trong công nghiệp;
- Vận hành và sửa chữa được các hệ thống điều khiển điện khí nén và điện thủy lực;
- Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống điện trong công nghiệp;
- Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
- Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề.
- Có khả năng tiếp thu công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử công nghiệp;
- Kèm cặp và hướng dẫn tay nghề cho thợ bậc thấp hơn.
Cơ hội nghề nghiệp
Người lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có các vị trí việc làm như sau:
- Phụ trách kỹ thuật hệ thống điên, điện tử trong các cơ sở sản xuất;
- Lắp ráp các thiết bị điện, điện tử trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp;
- Thợ sửa chữa tại các trung tâm bảo hành và sửa chữa thiết bị điện tử;
- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng điện tử;
- Tự mở cơ sở kinh doanh, bảo hành, sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp;
- Tham gia dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghệp.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 141 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề Điện công nghiệp tương ứng với trình độ cao đẳng; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
- Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
- Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;
- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
- Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp.
Về kỹ năng
- Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
- Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
- Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn.
- Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;
- Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;
- Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên chuyên ngành Điện công nghiệp sẽ:
- Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành;
- Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.
- Dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 137 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đảm bảo người lao động có năng lực hành nghề Điện dân dụng tương ứng với trình độ cao đẳng; có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất và chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện dân dụng;
- Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện dân dụng và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện;
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế và lắp đặt phụ tải cho một căn hộ;
- Giải thích được nguyên lý hoạt động các mạch điện của thiết bị tự động điều khiển dùng trong dân dụng;
- Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý nhân sự;
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện dân dụng.
Về kỹ năng
- Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện dân dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
- Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các mạch điện của thiết bị tự động điều khiển dùng trong dân dụng;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời, sửa chữa tốt các sự cố về điện;
- Lắp đặt và vận hành được các thiết bị có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
- Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;
- Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng;
- Làm việc trong các công ty xây lắp điện dân dụng;
- Tổ chức và quản lý cơ sở sửa chữa thiết bị điện gia dụng.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 133 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Người học sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề được trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề cần thiết về điện, điện tử điều khiển cơ khí nhằm đáp ứng được vị trí việc làm.
- Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
- Có khả năng ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề;
- Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, thủy lực – khí nén;
- Phân tích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của: các cơ cấu truyền động cơ khí, cụm thiết bị điện – điện tử, hệ thống thuỷ lực – khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống cơ điện tử;
- Có khả năng ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
Về kỹ năng
- Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
- Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); sử dụng máy tính để thiết lập sơ đồ hệ thống cơ điện tử;
- Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
- Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
- Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ điện tử;
- Giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
- Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;
- Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Cơ điện tử trình độ cao đẳng có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử;
- Các dây chuyền sản xuất tự động;
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử;
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 131 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm thông dụng.
- Quản lý, xử lý dữ liệu, xây dựng đề án cho văn phòng.
- Phân tích thiết kế, quản lý được các hệ thống thông tin văn phòng vừa và nhỏ.
- Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh phục vụ công tác văn phòng.
- Thiết kế, lắp ráp, cài đặt và quản trị được hệ thống mạng vừa và nhỏ.
- Xử lý các sự cố máy tính và mạng nội bộ.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính;
- Trình bày được nội dung, phương thức cài đặt, vận hành, bảo dưỡng các phần mềm máy tính dùng cho văn phòng;
- Trình bày được một số phương pháp xử lý ảnh và thiết kế đồ hoạ cơ bản;
- Nêu tên được một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng và chức năng của nó;
- Trình bày được cấu trúc, nguyên lý vận hành của mạng nội bộ;
- Đánh giá được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị để đưa ra giải pháp xử lý.
Về kỹ năng
- Soạn thảo được văn bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội dung yêu cầu;
- Sử dụng thành thạo bộ phần mềm Microsoft Office;
- Sử dụng được bộ Open Office;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng;
- Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus và bảo mật dữ liệu;
- Thiết kế, lắp ráp, cài đặt và quản trị được hệ thống mạng vừa và nhỏ;
- Phân tích thiết kế, quản lý được các hệ thống thông tin văn phòng vừa và nhỏ;
- Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh phục vụ công tác văn phòng;
- Xử lý được hầu hết các sự cố máy tính và mạng nội bộ;
- Sử dụng tốt ít nhất một ngôn ngữ lập trình;
- Đọc hiểu được một số tài liệu tiếng anh liên quan đến tin học văn phòng;
- Tự nâng cao trình độ chuyên môn;
- Kèm cặp, hướng dẫn các thợ bậc thấp hơn;
- Tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống văn phòng trong một công ty, trường học, trung tâm hay xí nghiệp cỡ nhỏ.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên dạy tin học cho các trường phổ thông;
- Thư ký văn phòng;
- Điều hành hệ thống thông tin văn phòng vừa và nhỏ;
- Quản lý, xử lý dữ liệu, xây dựng đề án cho văn phòng;
- Giảng dạy, kèm cặp về văn phòng cho các bậc thợ thấp hơn;
- Làm việc cho các công ty máy tính;
- Làm việc cho các công ty phần mềm;
- Thiết kế quảng cáo;
- Quản lý phòng Internet;
- Quản lý mạng LAN vừa và nhỏ.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Khối lượng kiến thức: 143 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng thực hiện được các công việc:
- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
- Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
- Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;
- Trình bày được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;
- Hiểu được những kiến thứuc cơ bản, cần thiết về tin học, ngoại ngữ liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán;
- Phân tích được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán;
- Biết cách xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Biết được cách cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Về kỹ năng
- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
- Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
- Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội:
- Làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Đánh giá
0 đánh giá